Chương 1 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Quy định chung
Số hiệu: | 84/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/07/2015 | Số công báo: | Từ số 871 đến số 872 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 với các nội dung quan trọng như: việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan được ban hành ngày 25/06/2015.
1. Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động
Luật an toàn lao động năm 2015 quy định việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
+ Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người khuyết tật, chưa thành niên, cao tuổi ít nhất 06 tháng một lần nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu.
+ Khi khám sức khỏe, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
+ Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do NSDLĐ chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
2. Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật an toàn lao động năm 2015
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động.
+ Về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, Luật vệ sinh an toàn lao động quy định như sau:
Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí bảo hiểm y tế không chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu kết luận suy giảm dưới 5%.
Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động theo Luật vệ sinh an toàn lao động;
+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của người và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
+ Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa.
+ Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
+ Theo Luật vệ sinh an toàn lao động, NSDLĐ sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe đối với người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
+ Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo pháp luật lao động.
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 còn quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
4. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
5. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
6. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.
7. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
10. Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;
d) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật áp dụng riêng với đối tượng này có quy định khác.
6. Người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
7. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; riêng việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; phát triển các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tham gia ý kiến, giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng chế độ chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia cùng với các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, triển khai công tác nghiên cứu khoa học;
d) Vận động đoàn viên, hội viên thực hiện công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động thực hiện quyền và trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này; có trách nhiệm tham gia Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 88 của Luật này; vận động người sử dụng lao động tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
1. Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động cho người lao động tại nơi làm việc; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.
4. Vận động người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
5. Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
7. Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
8. Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
3. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.
7. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
8. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 của Luật này để tiến hành điều tra.
9. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
10. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều này khi được người lao động ở đó yêu cầu.
1. Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động là nông dân về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động là nông dân; tham gia điều tra tai nạn lao động khi người bị tai nạn lao động là nông dân.
3. Tham gia hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân.
4. Phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho nông dân.
5. Vận động nông dân tham gia phong trào bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân theo quy định của pháp luật.
1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
5. Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
7. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
GENERAL PROVISIONS
This Law deals with occupational hygiene and safety assurance; policies and benefits for victims of occupational accidents and occupational diseases (hereinafter referred to as victims); rights and obligations of organizations or individuals relating to occupational hygiene and safety and the roles of regulatory agencies in occupational hygiene and safety.
1. Employees with labor contracts; interns; apprentices.
2. Officials and civil servants, people’s armed forces.
3. Employees without labor contracts.
4. Vietnamese employees working abroad under contracts; foreign employees working in Vietnam.
5. Employers.
6. Other agencies, organizations or individuals relating to occupational hygiene and safety.
Every person prescribed in Point 1, 2, 3 and 4 of this Article shall be hereinafter referred to as employee.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Law, these terms below shall be construed as follows:
1. Business entity means an enterprise, a cooperative, a household or another business entity.
2. Occupational safety means preventive measures for dangerous factors to avoid injuries or deaths to employees during the course of work.
3. Occupational hygiene means preventive measures for harmful factors that cause diseases or health declining of employees during the course of work.
4. Dangerous factor means a factor that causes unsafe condition, injuries or deaths to employees during the course of work.
5. Harmful factor means a factor that cause diseases or health declining to employees during the course of work.
6. Safety threat means a technical breakdown of machinery, equipment, materials or substances that exceeds permitted technical safety threshold, occurs during the course of work and causes damage to or likely to cause damage to humans, assets and environment.
7. Serious safety threat means a major safety threat, which occurs on a large scale and beyond response capacity of business entities, agencies, organizations, or local governments or involves multiple business entities and local governments.
8. Occupational accident means an accident that causes injuries to any bodily part and function of an employee or causes death, and occurs during the course of work, in connection with their performance of a job or a task.
9. Occupational disease means a disease caused by the harmful working condition of an occupation on an employee.
10. Occupational environment monitoring means activities of collection, analysis, assessment of figures in terms of occupational environment factors at the workplace to introduce measures for minimizing harmful effects on health and prevention of occupational diseases.
Article 4. State policies on occupational safety and hygiene
1. Enable employers, employee, relevant agencies, organizations, or individuals to implement occupational safety and hygiene measures during the course of work; encourage employers and employees to apply advanced and modern technical standards and administration system and apply advanced, high and eco-friendly technology during the course of work.
2. Invest in scientific research, application of safety and hygiene technologies; support construction of national-standards laboratories to serve occupational safety and hygiene.
3. Support prevention of occupational accidents and occupational diseases in the fields posing high risks in occupational accidents and occupational diseases; encourage organizations to establish, announce or apply advanced and modern technical standards to improve occupational safety and hygiene during the course of work.
4. Provide training in occupational safety and hygiene for employees without labor contracts who work under strict safety and hygiene requirements.
5. Extend the scope of voluntary occupational accident insurance in terms of buyers; provide a flexible mechanism for buying insurance and claiming benefit to avoid, minimize or eliminate hazards to employees.
Article 5. Rules for occupational safety and hygiene assurance
1. Respect the right of employees to have safe and hygienic working conditions.
2. Implement all measures for occupational safety and hygiene during the course of work; give priority to measures for prevention, elimination and control dangerous or harmful factor during the performance of work.
3. Consult with trade unions, employer representative, Councils of occupational safety and hygiene about development and implementation of policies, law, programs and plans for occupational safety and hygiene.
Article 6. Rights and obligations of employees in terms of occupational safety and hygiene
1. Every employee with labor contracts has rights to:
a) Obtain assurance of equal, safe and hygienic working conditions; request his/her employer to ensure safe and hygienic working conditions during the course of work at the workplace;
b) Receive adequate information about dangerous or harmful factors at workplace and prevention measures; receive training in occupational safety and hygiene;
c) Receive benefits in terms of personal protective equipment, healthcare, occupational disease check-ups; have premiums of insurance against occupational accidents and occupational diseases (hereinafter referred to as the insurance) paid by his/her employer; receive the insurance benefits for victims; receive payment for assessment fees for injuries or diseases caused by occupational accidents and occupational diseases; proactively take medical assessment of decreased work capacity and receive payment for assessment fees in case the employee is entitled to an increase in benefit occupational accident benefit and occupational disease benefit according to the assessment results;
d) Request his/her the employer to assign him/her appropriate works when their health condition becomes stable after treatment;
dd) Refuse works or quit the workplace but still receive full salary without consideration as violations against labor discipline if he/she clearly recognize the hazards of occupational accidents that seriously threaten their life and heath, provided that he/she immediately informs their senior manager; and keep working when the senior manager and the person in charge of occupational safety and hygiene coped with the hazards;
e) Make complaints, denunciation or take legal proceedings as prescribed.
2. Every employee with labor contracts has obligations to:
a) Conform to internal regulations, process and measures for occupational safety and hygiene at the workplace; stick to agreements on occupational safety and hygiene in his/her labor contract or collective bargaining agreement;
b) Use and preserve his/her personal protective equipment; occupational safety and hygiene equipment at the workplace;
c) Report hazards of safety threat, occupational accidents and occupational diseases; proactively give emergency aid, cope with breakdowns, or occupational accidents according to the plan for responses to breakdowns and emergency rescue or emergency respond or under orders from the employer or a competent agency.
3. Every employee without labor contracts has the rights to:
a) Have safe and hygienic working conditions; be enabled by the State, society, and families to safe and hygienic working conditions;
b) Receive information and education in occupational safety and hygiene; receive training in occupational safety and hygiene when he/she does work having strict safety and hygiene requirements;
c) Purchase and claim on voluntary insurance for occupational accidents prescribed by the Government.
According to socio-economic development condition, government budget in each period, the Government shall provide guidance on support for voluntary insurance for occupational accidents;
d) Make complaints, denunciation or take legal proceedings as prescribed.
4. Every employee without labor contracts has obligations to:
a) Take responsibility for occupational safety and hygiene of their works as prescribed.
b) Ensure occupational safety and hygiene for relevant persons during the course of work;
c) Inform local governments about actions threatening occupational safety and hygiene in order for they to take actions against such violations.
5. Officials, civil servants, and people’s armed forces have similar rights and obligations in terms of occupational safety and hygiene to the employees prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, unless otherwise prescribed by legislative documents applicable to these entities.
6. Probationers or apprentices have similar rights and obligations in terms of occupational safety and hygiene to the employees prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
7. Foreign workers working in Vietnam have similar rights and obligations in terms of occupational safety and hygiene to the employees prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article; and their purchase of the insurance shall comply with regulations of the Government.
Article 7. Rights and obligations of employers in terms of occupational safety and hygiene
1. Every employer has the right to:
a) Request employees to conform to internal regulations, process and measures for occupational safety and hygiene at the workplace;
b) Commend employees for good observance of labor discipline and take disciplinary actions against employees committing violations against occupational safety and hygiene.
c) Make complaints, denunciation or take legal proceedings as prescribed;
d) Mobilize employees in emergency rescue and responses to breakdowns or occupational accidents.
2. Every employer has the following obligations:
a) Implement and cooperate with relevant agencies or organizations in assurance of occupational safety and hygiene at the workplace within their responsibility to employees and relevant persons; and pay insurance premiums for employees;
b) Provide training in regulations, internal regulations, and measures for occupational safety and hygiene; provide adequate occupational equipment or tools to ensure occupational safety and hygiene; provide healthcare and occupational disease check-ups; carry out adequate policies applicable to victims;
c) Do not compel employees to keep working or to return their workplace when the hazards of occupational accidents that seriously threatens lives and health of the employees still exist;
d) Appoint employees in charge of supervision and inspection of implementation of internal regulations, process and measures for assurance of occupational safety and hygiene at the workplace as prescribed;
dd) Establish a department or appoint employees in charge of occupational safety and hygiene; cooperate with Executive board of internal trade union in establishment of network of occupational safety and hygiene officers; assign responsibility and entitlements related to occupational safety and hygiene;
e) Make reports, carry out investigations, release statistics, and send reports on occupational accidents and occupational diseases, serious safety threat; release statistics and send reports on implementation of occupational safety and hygiene; and comply with decisions on occupational safety and hygiene made by specialized inspectorate.
g) Consult with Executive board of internal trade union about formulation of plans, internal regulations, process and measures for assurance of occupational safety and hygiene.
Article 8. Rights and obligations of Vietnamese Fatherland Front, member organizations of Vietnamese Fatherland Front and other social organizations
1. Vietnamese Fatherland Front, member organizations of Vietnamese Fatherland Front and other social organizations shall have rights and obligations as follows:
a) Cooperate with relevant agencies in propagating and providing training in occupational safety and hygiene; develop occupational safety and hygiene services;
b) Offer opinions supervise and criticize the formulation of policies or legislation on occupational safety and hygiene as prescribed;
c) Cooperate with State management agencies in proposing measures for improvement of working condition, prevention of occupational accidents and occupational diseases, and conduct scientific research;
d) Mobilize trade unionists and members in implementation of occupational safety and hygiene;
dd) Detect and request the competent agency to take actions against violations against legislation on occupational safety and hygiene.
2. The employer’s representative organization shall exercise rights and fulfill obligations as prescribed in Clause 1 of this Article; participate in the Council of occupational safety and hygiene as prescribed in Article 88 of this Law; mobilize the employer in organization of discussion at the workplace, collective bargaining, collective bargaining agreement, and implementation of measures for improvement of working condition to ensure the occupational safety and hygiene at the workplace.
Article 9. Rights and obligations of Trade Union in occupational safety and hygiene
1. Cooperate with regulatory agencies in policy formulation and legislation on occupational safety and hygiene. Request the competent agencies to formulate, amend policies and legislation on rights and obligations of employees in terms of occupational safety and hygiene.
2. Cooperate with the competent agency in inspection and observation of implementation of policies or legislation on rights and obligations of employees in terms of occupational safety and hygiene; formulation, instructions and observation of implementation of plans, regulations, internal regulations and measures for assurance of occupational safety and hygiene and improvement of working condition of employees; and participate in investigation of occupational accidents as prescribed.
3. Request agencies, organizations, enterprises or individuals undertaking responsibility to adopt measures for assurance of occupational safety and hygiene, implement remedial measures, including suspension from operation when there is any harmful factor or dangerous factor to health and lives of the employees during the course of work.
4. Encourage/motivate employees in observance of regulations, internal regulations, process and measures for assurance of occupational safety and hygiene.
5. Take legal proceedings on behalf of an employee group upon the infringement of their rights in terms of occupational safety and hygiene; or take legal proceedings on behalf of an employee upon the infringement of his/her rights in terms of occupational safety and hygiene.
6. Research and apply technologies, provide training in terms of occupational safety and hygiene; and suggest measures for improvement of working condition, prevention of occupational accidents and occupational diseases for employees.
7. Cooperate with the competent agency in organization of emulation movement in terms of occupational safety and hygiene; organization of mass movement in terms of occupational safety and hygiene; organization and instructions in operation of the network of occupational safety and hygiene officers.
8. Give commendations for occupational safety and hygiene activities as prescribed by Vietnam General Confederation of Labor.
Article 10. Rights and obligations of internal trade unions in terms of occupational safety and hygiene
1. Cooperate with the employer to formulate and observe the implementation of plans, regulations, internal regulations, process and measures for assurance of occupational safety and hygiene and improvement of working condition.
2. Negotiate, sign and supervise the implementation of terms and conditions of occupational safety and hygiene in the collective bargaining agreement on behalf of the employee group; and help the employee to make complains or take legal proceedings upon the infringement of the employee’s rights.
3. Discuss with the employer to take actions against issues related to rights and obligations of employees and the employer in terms of occupational safety and hygiene.
4. Cooperate with the employer in inspection of implementation of occupational safety and hygiene; observe and request the employer to conform to regulations on occupational safety and hygiene; cooperate with the employer in investigation of occupational accidents and observe the policies, vocational training and work assignment applicable to victims.
5. Request the employer or competent agency to carry out policies on assurance of occupational safety and hygiene, eliminate safety threat, occupational accidents and impose penalties for violations against occupational safety and hygiene.
6. Propagate employees and employers in observance of legislation, standards, process and measures for occupational safety and hygiene at the workplace. Cooperate with employers in provisions of training in occupational safety and hygiene for union representatives and employees.
7. Request the persons in charge to adopt measures for occupational safety and hygiene, including operation suspension if necessary when there is any hazard that threatens health and lives of employees at the workplace.
8. Participate in internal groups of investigation into occupational accidents (hereinafter referred to as the internal investigation group) prescribed in Clause 1 Article 35 of this Law; cooperate with the employer in responses to safety threat, occupational accident; in case the employer fails to report as prescribed in Article 34 of this Law, the internal union shall immediately inform the competent agency prescribed in Article 35 of this Law for the investigation.
9. Cooperate with the employer in organization of emulation movement and mass movement in terms of occupational safety and hygiene and foster safety culture at the workplace, and manage and give instructions in operation of the network of occupational safety and hygiene officers.
10. Regarding any business entity without internal trade union, the superior trade union shall exercise rights and fulfill obligations prescribed in this Article at the request of the employees of that business entity.
Article 11. Rights and obligations of Vietnam Farmers' Union
1. Cooperate with regulatory agencies in policy formulation and legislation on occupational safety and hygiene applicable to farmers. Request the competent agencies to formulate, amend policies and legislation on rights and obligations of employees who are farmers in terms of occupational safety and hygiene.
2. Cooperate with the competent agency in inspection and observation of implementation of policies or legislation on rights and obligations of employees who are farmers in terms of occupational safety and hygiene; participate in investigation into occupational accidents when victims of occupational accidents are farmers.
3. Participate in propagation and training in occupational safety and hygiene for farmers.
4. Cooperate with state management agencies in improvement of working condition, prevention of occupational accidents and occupational diseases for farmers.
5. Mobilize farmers in propagation of assurance of occupational safety and hygiene for them as prescribed.
1. Concealing, providing false information about occupational accidents or occupational diseases; failing to conform to requests or implement measures for occupational safety and hygiene causing damage or threaten lives, assets and environment; compelling employees to work or prevent employees from leaving the workplace when there are hazards of occupational accidents threatening their health or lives or compelling employees to keep working even though such hazards have not been eliminated.
2. Evading paying or delaying paying insurance premiums; appropriating the insurance premiums or the insurance payout; cheating or forging documents on the insurance; failing to pay the insurance premiums for employees; managing and using the insurance fund not in accordance with regulations of law; illegally assessing database of the insurance.
3. Using machinery, equipment or materials having strict requirements pertaining to occupational safety and hygiene without any inspection or the inspection results show that those machinery, equipment or materials do not meet requirements; have no clear origin, expire; do not ensure quality; or cause environment pollution.
4. Committing a fraud in inspection, training in occupational safety and hygiene, occupational environment monitoring, or medical assessment of decreased work capacity upon occupational accidents or occupational diseases; prevent, make difficulties or cause damage to lawful right and interests of employees and employers in terms of occupational safety and hygiene.
5. Discriminate on grounds of sex in assurance of occupational safety and hygiene; discriminate against employees who refuse to keep working or leave the workplace when they believe that there are hazards of occupational accidents that threaten their lives or health; or discriminate against employees in charge of occupational safety and hygiene of the workplace, discriminate against occupational safety and hygiene officers and health officers.
6. Give work assignment that strictly requires occupational safety and hygiene to employees who have not been trained in occupational safety and hygiene.
7. Pay in cash instead of in-kind allowances.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực