Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 14/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 14/2016-TT-BYT quy định danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần; lập hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân; các giấy tờ hưởng chế độ thai sản; danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
1. Danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Theo Thông tư số 14/2016, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm: Người mắc một trong các bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm AIDS (phải có Tóm tắt hồ sơ bệnh án chứng mình); bệnh có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục (phải có Biên bản giám định y khoa chứng minh).
2. Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội
Thông tư 14/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn các trường hợp giám định gồm: Giám định thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất. Thông tư 14/BYT cũng quy định cụ thể hồ sơ đối với giám định lần đầu, giám định tái phát, giám định tổng hợp, giám định vượt khả năng chuyên môn, giám định phúc quyết hoặc giám định phúc quyết lần cuối.
Bên cạnh đó, trình tự giám định y khoa được quy định như sau:
- Về thời hạn giám định: Thời hạn giới thiệu giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ít nhất sau đủ 24 tháng kể từ ngày được kết luận y khoa lần trước đó. Có thể giám định lại trước thời hạn trên theo quy định.
- Về thẩm quyền:
+ Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ (trừ trường hợp do các Hội đồng giám định khác giám định); khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và được gửi đối tượng đến các cơ sở khác khám.
+ Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải sẽ khám giám định cho các đối tượng thuộc chức năng quản lý.
+ Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ; khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và các trường hợp đã giám định lần đầu ở Hội đồng Giám định cấp tỉnh; khám giám định vượt khả năng chuyên môn và khám giám định phúc quyết.
- Quy trình khám giám định tại Thông tư số 14/TT-BYT như sau:
+ Kiểm tra đối chiếu
+ Khám tổng quát
+ Khám chuyên khoa
+ Hội chẩn chuyên môn
+ Họp Hội đồng giám định y khoa
+ Ban hành Biên bản khám giám định y khoa
+ Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa
Ngoài ra, quy định về việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh; việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 14.
Thông tư 14/2016-TT-BYT có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2016/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn chi Tiết thi hành một số Điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế.
Thông tư này quy định về:
1. Danh Mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
2. Việc lập hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân.
3. Việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai, giấy xác nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
4. Danh Mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13.
2. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Người đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mà người lao động đó đã chết (sau đây gọi tắt là thân nhân người lao động).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian nghỉ việc Điều trị ngoại trú là thời gian người lao động không đủ sức khỏe để đi làm và được người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chỉ định dưỡng bệnh tại nhà.
3. Khám giám định lần đầu là giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người chưa được giám định lần nào ở loại hình giám định đó, bao gồm các đối tượng sau:
a) Người lao động bị tai nạn lao động;
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
d) Thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bị suy giảm sức khỏe giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
đ) Người mắc bệnh quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
4. Khám giám định lại là giám định mức suy giảm khả năng lao động từ lần thứ hai đối với người lao động bị thương tật, bệnh, tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đã được khám giám định, sau đó tái phát, tiến triển.
5. Khám giám định tổng hợp là giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
6. Khám giám định vượt khả năng chuyên môn là khám giám định do Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương thực hiện trong trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
7. Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương thực hiện khi có kiến nghị về kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
8. Khám giám định phúc quyết lần cuối là khám giám định do Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập thực hiện khi có kiến nghị về kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
9. Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính.
10. Trích sao hồ sơ bệnh án là bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
1. Các bệnh quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội.
2. Các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục.
1. Việc xác định các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 4 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có phạm vi chuyên môn hoạt động phù hợp với nội dung xác định bệnh hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
2. Việc xác định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này phải được thực hiện bởi Hội đồng giám định y khoa.
1. Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này cấp đối với trường hợp người mắc một trong các bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Biên bản giám định y khoa theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người mắc một trong các bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
1. Giám định thương tật do tai nạn lao động.
2. Giám định bệnh nghề nghiệp.
3. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất.
1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, Điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Giấy đề nghị giám định của người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng;
b) Giấy ra viện hoặc hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
3. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau (nếu có): Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy xác nhận khuyết tật hoặc giấy ra viện hoặc các giấy tờ khám, Điều trị các bệnh, thương tật, tật, bao gồm: sổ y bạ hoặc sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
4. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; giám định để thực hiện chế độ tử tuất; giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau (nếu có): Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy xác nhận khuyết tật hoặc giấy ra viện hoặc các giấy tờ khám, Điều trị các bệnh, thương tật, tật, bao gồm: sổ y bạ hoặc sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
1. Giám định tai nạn lao động tái phát:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các giấy tờ Điều trị vết thương tái phát:
- Đối với người lao động Điều trị nội trú: Bản sao hợp lệ Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với người lao động Điều trị ngoại trú: Bản sao hợp lệ giấy tờ về khám, Điều trị bệnh, thương tật, tật do tai nạn lao động, bao gồm: sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
c) Biên bản Giám định y khoa lần kề trước đó.
2. Giám định bệnh nghề nghiệp tái phát:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp hoặc sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
c) Các giấy tờ Điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát:
- Đối với người lao động Điều trị nội trú do bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh, thương tật, tật liên quan đến bệnh nghề nghiệp tái phát hoặc tiến triển: Bản sao hợp lệ Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đối với người lao động Điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh, tật liên quan đến bệnh nghề nghiệp tái phát hoặc tiến triển: Bản sao hợp lệ giấy tờ về khám, Điều trị bệnh, thương tật, tật do bệnh nghề nghiệp tái phát, bao gồm: sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
d) Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó.
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.
2. Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần liền kề trước (đối với các trường hợp đã khám giám định).
3. Các giấy tờ khác theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 hoặc Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
1. Văn bản đề nghị giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa ký tên và đóng dấu.
2. Bản sao hợp lệ hồ sơ đề nghị khám giám định theo quy định tại một trong các Điều 8, 9, 10 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định.
3. Một trong các giấy tờ sau:
a) Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng;
b) Biên bản họp của Hội đồng giám định y khoa xác định vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp chưa khám.
1. Hồ sơ giám định phúc quyết:
a) Đối với trường hợp tổ chức đề nghị: Văn bản đề nghị giám định phúc quyết của Bộ Y tế hoặc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của người sử dụng lao động;
b) Đối với trường hợp cá nhân đề nghị: Văn bản đề nghị giám định phúc quyết của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết, kèm theo Giấy đề nghị giám định của cá nhân yêu cầu;
c) Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 8, 9, 10 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình giám định;
d) Biên bản giám định y khoa của Giám định y khoa cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị giám định phúc quyết lần cuối:
a) Đối với trường hợp tổ chức đề nghị: Văn bản đề nghị giám định phúc quyết của Bộ Y tế hoặc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của người sử dụng lao động.
b) Đối với trường hợp cá nhân đề nghị: Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của Hội đồng Giám định y khoa do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa đã khám cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương và đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối, kèm theo Giấy đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của cá nhân đề nghị;
c) Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 8, 9, 10 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định;
d) Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau:
a) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đề nghị giám định để hưởng lương hưu;
b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đề nghị giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
c) Thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
d) Người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
3. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám phúc quyết.
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ giám định phúc quyết lần cuối.
1. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giới thiệu giám định ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng) kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó.
2. Trường hợp do tính chất của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Giám định y khoa để xem xét, quyết định việc giám định lại trước thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất);
b) Khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động, trừ các trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khác giám định;
c) Gửi đối tượng đến cơ sở y tế khác để khám lâm sàng, xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh trong trường hợp cần thiết.
2. Hội đồng Giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền khám giám định cho người lao động ở các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm:
a) Khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất);
b) Khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động;
c) Gửi đối tượng đến cơ sở y tế khác để khám lâm sàng, xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh trong trường hợp cần thiết.
3. Hội đồng y khoa cấp trung ương có thẩm quyền:
a) Khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất);
b) Khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động;
c) Khám giám định tái phát, khám giám định tổng hợp các trường hợp đã khám giám định lần đầu ở Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh;
d) Khám giám định vượt khả năng chuyên môn và khám giám định phúc quyết.
1. Việc tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa được thực hiện như sau:
a) Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc trung ương tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa đối với giám định lần đầu, khám giám định lại; giám định tổng hợp;
b) Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa đối với giám định phúc quyết theo phân cấp thẩm quyền;
c) Đối với giám định phúc quyết lần cuối:
Cá nhân, tổ chức kiến nghị về kết quả khám giám định của Hội đồng Giám định y khoa trung ương gửi hồ sơ đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối về Bộ Y tế.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giám định, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Bộ Y tế gửi cho cá nhân, tổ chức đề nghị giám định Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp hồ sơ giám định hợp lệ:
a) Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối để tiến hành khám giám định cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập, Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.
4. Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Bộ Y tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định.
1. Kiểm tra đối chiếu: Người thực hiện khám giám định y khoa có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu người đến khám giám định với một trong các giấy tờ của người đó: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú, có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm x 6 cm cách ngày lập hồ sơ không quá 6 tháng và đóng dấu giáp lai.
2. Khám tổng quát: Bác sỹ cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa là giám định viên được phân công thực hiện khám tổng quát và chỉ định khám chuyên khoa, khám cận lâm sàng. Trường hợp bác sỹ cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa chưa là giám định viên thực hiện khám tổng quát và báo cáo Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng phê duyệt chỉ định khám chuyên khoa, khám cận lâm sàng.
3. Khám chuyên khoa: Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung theo chỉ định của người có thẩm quyền.
4. Hội chẩn chuyên môn: Chủ tịch Hội đồng hoặc Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa là thành viên Hội đồng chủ trì hội chẩn trước khi họp Hội đồng. Trường hợp cần thiết, cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa mời đối tượng và các giám định viên chuyên khoa đã khám cho đối tượng tham dự.
5. Họp Hội đồng giám định y khoa:
a) Điều kiện họp Hội đồng:
- Phải bảo đảm có trên 50% số thành viên Hội đồng theo quyết định, trong đó phải có ít nhất hai thành viên chuyên môn;
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa chủ trì theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
b) Kết luận của Hội đồng giám định y khoa:
- Hội đồng quyết định trên cơ sở thảo luận, nhất trí của các thành viên Hội đồng giám định y khoa bằng hình thức biểu quyết. Trường hợp còn có ý kiến khác thì người chủ trì phiên họp Hội đồng xem xét, quyết định việc chỉ định khám, Điều trị bổ sung trước khi Hội đồng bỏ phiếu kín.
- Trường hợp Hội đồng bỏ phiếu kín thì kiểm phiếu và công bố kết quả tại phiên họp Hội đồng. Kết luận của Hội đồng phải bảo đảm có sự nhất trí của trên 50% số thành viên tham dự phiên họp Hội đồng.
c) Kết luận của Hội đồng giám định y khoa được ban hành dưới hình thức Biên bản khám giám định y khoa theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm ban hành Biên bản khám giám định y khoa.
6. Ban hành Biên bản khám giám định y khoa: Cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa chuyển và lưu trữ Biên bản khám giám định y khoa như sau:
a) 02 bản cho người được giám định (người được giám định có trách nhiệm nộp 01 bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội, trường hợp đang làm việc thì nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động);
b) 01 bản cho tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả khám giám định và 01 bản cho Hội đồng Giám định y khoa nơi có kết quả khám định bị kiến nghị.
c) 01 bản lưu trữ tại cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa.
Đối với trường hợp giám định tái phát, giám định phúc quyết và giám định phúc quyết cuối cùng, trong kết luận phải ghi đầy đủ kết luận của các lần khám giám định trước đó.
7. Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa có giá trị vĩnh viễn, trừ trường hợp sau đó có Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cùng cấp hoặc Hội đồng Giám định y khoa cấp trên.
8. Hồ sơ khám giám định y khoa được quản lý, lưu trữ tại cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Việc đánh giá mức độ suy giảm khả năng lao động được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
2. Phương pháp xác định mức suy giảm khả năng lao động cho các đối tượng theo quy định của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Riêng đối với việc đánh giá mức suy giảm khả năng lao động đối với khám giám định tổng hợp được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương trùng lặp với thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh, bệnh nghề nghiệp của các lần bị thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
b) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp trước đây:
Thực hiện khám xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của lần bị thương hoặc bị bệnh hoặc bị bệnh nghề nghiệp của lần này và tổng hợp với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc bệnh hoặc nghề nghiệp được kết luận trong biên bản giám định y khoa của lần liền kề trước đó.
c) Trường hợp đối tượng đã khám giám định tổng hợp nhưng bị thương tật, bệnh, bệnh nghề nghiệp tái phát thì thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh, bệnh nghề nghiệp và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
3. Kết luận mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Điều này có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ra viện:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Điều trị nội trú đã được cấp giấy phép hoạt động;
b) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a Khoản này được ký giấy ra viện theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện dịch vụ đỡ đẻ đã được cấp giấy phép hoạt động;
b) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a Khoản này được ký giấy chứng sinh theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Thủ tục cấp giấy chúng sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh và Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng sinh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện có chuyên khoa phụ sản được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải Điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa và Hội đồng giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải Điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải Điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải Điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện theo:
a) Mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này do bệnh viện quy định tại Khoản 1 Điều này cấp đối với lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp Điều trị ngoại trú;
b) Mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này do bệnh viện quy định tại Khoản 1 Điều này cấp đối với lao động nữ mang thai đã thôi việc trong trường hợp Điều trị ngoại trú;
c) Biên bản giám định thực hiện theo mẫu số 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;
d) Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Nội dung của giấy chứng nhận nghỉ việc quy định tại Khoản 2 Điều này phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe kèm theo số ngày cần phải nghỉ để dưỡng thai, trong đó việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
5. Kết luận quy định tại Khoản 2 Điều này chỉ có giá trị trong thời gian sáu tháng kể từ ngày ghi trên Biên bản giám định và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trở lên.
2. Biên bản giám định thực hiện theo Mẫu số 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó phần Kết luận phải ghi rõ là người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh.
3. Kết luận quy định tại Khoản 2 Điều này có giá trị trong thời gian sáu tháng kể từ ngày ghi trên Biên bản giám định và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 23 Thông tư này;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
2. Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động.
2. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a Khoản này và đã đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
1. Đối với trường hợp người lao động Điều trị nội trú hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với trường hợp người lao động Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để Điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì trước khi cấp phải gửi văn bản đề nghị cấp phôi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội kèm theo danh sách người hành nghề được cơ sở đó phân công ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện (theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) nơi cơ sở đó đặt trụ sở.
2. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp phôi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (thời Điểm tiếp nhận văn bản đề nghị cấp phôi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được tính theo dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận), cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm cấp phôi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì trong việc tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên phạm vi toàn quốc;
b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em:
a) Phối hợp cùng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này và sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai trên phạm vi toàn quốc;
b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trong hệ thống bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Quản lý thống nhất việc in, cấp phôi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc đăng ký cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và đăng tải công khai trên trang tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh danh sách các cơ sở được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng như phạm vi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở đó. Kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và kiến nghị cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này.
1. Chủ trì trong việc tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên địa bàn quản lý.
2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Phổ biến, quán triệt nội dung của Thông tư này đến toàn bộ người hành nghề và nhân viên của cơ sở mình.
2. Cấp đầy đủ, kịp thời cho người lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư này; Giám sát việc ghi nội dung trong các giấy tờ quy định tại Thông tư này của người hành nghề tại cơ sở của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc cấp các giấy tờ này.
3. Cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu cấp các hồ sơ, giấy tờ, biên bản giám định y khoa vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia để liên thông với hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi có trách nhiệm cung cấp bản sao có đóng dấu treo giấy chuyển viện cho người bệnh khi có yêu cầu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Các văn bản: Thông tư liên tịch số 11/1999/TTLB-BYT-BHXH ngày 22 tháng 6 năm 1999 của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh tham gia bảo hiểm xã hội, Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh Mục bệnh cần chữa trị dài ngày; Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; mẫu giấy ra viện ban hành kèm theo Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án; mẫu giấy chứng sinh ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy chứng sinh đã phát hành trước ngày Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để nghiên cứu, xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
TT |
Danh Mục bệnh theo các chuyên khoa |
Mã bệnh theo ICD 10 |
I |
Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng |
|
1. |
Bệnh lao các loại trong giai đoạn Điều trị và di chứng |
A15 đến A19. |
2. |
Di chứng do lao xương và khớp |
B90.2 |
3. |
Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứng |
A30, B92 |
4. |
Viêm gan vi rút B mạn tính |
B1.8.1. |
5. |
Viêm gan vi rút C mạn tính |
B1.8.2 |
6. |
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) |
B20 đến B24, Z21 |
7. |
Di chứng viêm não, màng não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng |
B94.1, B94.8, B94.9 |
8. |
Viêm màng não do nấm (candida, cryptococcus) |
B37.5, B45.1 |
II |
Bướu tân sinh |
|
9. |
Bệnh ung thư các loại |
C00 đến C97; D00 đến D09 |
10. |
U xương lành tính có tiêu hủy xương |
D16 |
11. |
U không tiên lượng được tiến triển và tính chất |
D37 đến D48 |
III |
Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch |
|
12. |
Bệnh tăng hồng cầu vô căn |
D45 |
13. |
Hội chứng loạn sản tủy xương |
D46 |
14. |
Xơ hóa tủy |
D47.1 |
15. |
Bệnh Thalassemia |
D56 |
16. |
Các thiếu máu tan máu di truyền |
D58 |
17. |
Thiếu máu tan huyết tự miễn dịch |
D59.1 |
18. |
Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm (Hội chứng Marchiafava) |
D59.5 |
19. |
Suy tủy xương |
D61.9 |
20. |
Thiếu yếu tố VIII di truyền (Hemophilia A) |
D66 |
21. |
Thiếu yếu tố IX di truyền (Hemophilia B) |
D67 |
22. |
Bệnh Von Willebrand |
D68.0 |
23. |
Rối loạn chức năng tiểu cầu |
D69.1 |
24. |
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân (Hội chứng Evans) |
D69.3 |
25. |
Tăng tiểu cầu tiên phát |
D75.2 |
26. |
Hội chứng thực bào máu liên quan đến nhiễm trùng |
D76.2 |
27. |
Tăng Gammaglobulin máu không đặc hiệu |
D89.2 |
IV |
Bệnh nội Tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa |
|
28. |
Suy tuyến giáp |
E03 |
29. |
U tuyến giáp lành tính |
E04 |
30. |
Cường chức năng tuyến giáp (Basedow) |
E05 |
31. |
Viêm tuyến giáp bán cấp Quervain và viêm tuyến giáp mạn tính |
E06.1 |
32. |
Đái tháo đường type 1, type 2 |
E10 đến E14 |
33. |
Cường tuyến yên |
E22 |
34. |
Suy tuyến yên và các rối loạn khác của tuyến yên |
E23 |
35. |
Bệnh Cushing |
E24.0 |
36. |
Suy tuyến thượng thận |
E27.4 |
37. |
Suy tuyến cận giáp |
E20 |
38. |
Cường cận giáp và các rối loạn khác của tuyến cận giáp |
E21 |
39. |
Bệnh Wilson |
E83.0 |
40. |
Suy giáp sau Điều trị |
E89.0 |
V |
Bệnh tâm thần |
- |
41. |
Sa sút trí tuệ trong bệnh AIzheimer |
F00 |
42. |
Sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu |
F01 |
43. |
Sa sút trí tuệ trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác |
F02 |
44. |
Sa sút trí tuệ không biệt định |
F03 |
45. |
Rối loạn tâm thần do tổn thương, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể |
F06 |
46. |
Rối loạn tâm thần do rượu |
F10 |
47. |
Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất có thuốc phiện |
F11 |
48. |
Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa |
F12 |
49. |
Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác |
F16 |
50. |
Tâm thần phân liệt |
F20 |
51. |
Rối loạn loại phân liệt |
F21 |
52. |
Rối loạn hoang tưởng dai dẳng |
F22 |
53. |
Rối loạn phân liệt cảm xúc |
F25 |
54. |
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực |
F31 |
55. |
Trầm cảm |
F32 |
56. |
Rối loạn trầm cảm tái diễn |
F33 |
57. |
Các trạng thái rối loạn khí sắc |
F34 |
58. |
Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi |
F40 |
59. |
Các rối loạn lo âu khác |
F41 |
60. |
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế |
F42 |
61. |
Các rối loạn dạng cơ thể. |
F45 |
62. |
Rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên |
F60 đến F69 |
63. |
Chậm phát triển tâm thần |
F70 đến F79 |
64. |
Các rối loạn về phát triển tâm lý |
F80 đến F89 |
65. |
Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên |
F90 đến F98 |
VI |
Bệnh hệ thần kinh |
|
66. |
Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (bệnh teo hệ thống ảnh hưởng chủ yếu tới hệ thần kinh trung ương trong bệnh phân loại nơi khác) |
G13 |
67. |
Bệnh Parkinson |
G20 |
68. |
Hội chứng Parkinson thứ phát |
G21 |
69. |
Loạn trương lực cơ (Dystonia) |
G24 |
70. |
Bệnh Alzheimer |
G30 |
71. |
Xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis) |
G35 |
72. |
Viêm tủy hoại tử bán cấp |
G37.4 |
73. |
Động kinh |
G40 |
74. |
Bệnh nhược cơ |
G70.0 |
VII |
Bệnh mắt và phần phụ của mắt |
|
75. |
Hội chứng khô mắt |
H04.1.2 |
76. |
Viêm loét giác mạc |
H16 |
77. |
Viêm màng bồ đào trước |
H20.2 |
78. |
Hội chứng Harada |
H30.8.1 |
79. |
Viêm màng bồ đào (sau, toàn bộ) |
H30.9.1, H30.9.2 |
80. |
Bệnh dịch kính võng mạch tăng sinh |
H33.4.1 |
81. |
Tắc mạch máu trung tâm võng mạc |
H34.8 |
82. |
Viêm mạch máu võng mạc |
H35.0.6 |
83. |
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch |
H35.7.1 |
84. |
Bệnh lý võng mạc do xơ vữa động mạch |
H36.6 |
85. |
Bệnh Glôcôm |
B40 |
86. |
Nhãn viêm giao cảm |
H44.1.2 |
87. |
Viêm gai thị |
H46.2 |
88. |
Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu |
H46.3 |
VIII |
Bệnh tai và xương chũm |
|
89. |
Bênh Ménière |
H81.0 |
90. |
Điếc đột ngột không rõ nguyên nhân |
H91.2 |
91. |
Điếc tiến triển |
|
92. |
Thoát vị não, màng não vào tai - xương chũm |
|
93. |
Khối u dây VII |
|
94. |
Khối u dây VIII |
|
95. |
Cholesteatoma đỉnh xương đá |
|
96. |
Sarcoidosis tai |
|
97. |
Điếc nghề nghiệp |
|
98. |
Điếc tiếp nhận sau chấn thương xương thái dương |
|
99. |
Các dị tật ở tai gây ảnh hưởng tới thính lực |
Q16 |
100. |
Hội chứng Turner |
Q96 |
IX |
Bệnh hệ tuần hoàn |
|
101. |
Hội chứng mạch vành cấp |
I20, I21, I22, I23 |
102. |
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn |
I25 |
103. |
Tắc mạch phổi |
I26 |
104. |
Các bệnh tim do phổi khác |
I27 |
105. |
Viêm màng ngoài tim cấp |
I30 |
106. |
Viêm co thắt màng ngoài tim mạn |
I31.1 |
107. |
Viêm cơ tim |
I40 |
108. |
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng |
I33; I38 |
109. |
Suy tim độ 3-4 do các nguyên nhân khác nhau |
I50 |
110. |
Xuất huyết não |
I61 |
111. |
Nhồi máu não |
I63 |
112. |
Đột quỵ không rõ nhồi máu não hay xuất huyết não |
I64 |
113. |
Phình động mạch, lóc tách động mạch |
I71 |
114. |
Viêm tắc động mạch |
I74 |
115. |
Viêm tắc tĩnh mạch |
I80 |
116. |
Biến chứng sau phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch |
I97 |
X. |
Bệnh hệ hô hấp |
|
117. |
Viêm thanh quản mạn |
J37.0 |
118. |
Políp của dây thanh âm và thanh quản |
J38.1 |
119. |
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
J44 |
120. |
Hen phế quản |
J45 |
121. |
Giãn phế quản bội nhiễm |
J47 |
122. |
Bệnh bụi phổi than |
J60 |
123. |
Bệnh bụi phổi amian |
J61 |
124. |
Bệnh bụi phổi silic |
J62 |
125. |
Bệnh bụi phổi do bụi vô cơ khác |
J63 |
126. |
Bệnh bụi phổi do bụi không xác định |
J64 |
127. |
Các bệnh phổi mô kẽ khác |
J84 |
128. |
Áp xe phổi và trung thất |
J85 |
129. |
Mủ màng phổi mạn tính |
J86 |
130. |
Suy hô hấp mạn tính. |
J96.1 |
XI |
Bệnh hệ tiêu hóa |
|
131. |
Viêm gan mạn tính tiến triển |
K73 |
132. |
Gan hóa sợi và xơ gan |
K74 |
133. |
Viêm gan tự miễn |
K75.4 |
134. |
Viêm đường mật mạn |
K80.3 |
135. |
Viêm tụy mạn |
K86.0; K86.1 |
XII |
Bệnh da và mô dưới da |
|
136. |
Pemphigus |
L10 |
137. |
Bọng nước dạng Pemphigus |
L12 |
138. |
Bệnh Duhring Brocq |
L13.0 |
139. |
Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh |
L14 |
140. |
Viêm da tróc vảy/ Đỏ da toàn thân |
L26 |
141. |
Vảy nến |
L40 |
142. |
Vảy phấn đỏ nang lông |
L44.0 |
143. |
Hồng ban nút |
L52 |
144. |
Viêm da mủ hoại thư |
L88 |
145. |
Loét mạn tính da |
L98.4 |
XIII |
Bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết |
|
146. |
Lupus ban đỏ hệ thống |
M32 |
147. |
Viêm khớp do lao |
M01.1 |
148. |
Viêm khớp phản ứng |
M02.8, M02.9 |
149. |
Viêm khớp dạng thấp |
M05 |
150. |
Viêm khớp vảy nến khác |
M07.3 |
151. |
Bệnh Gút |
M10 |
152. |
Các bệnh khớp khác do vi tinh thể |
M11 |
153. |
Thoái hóa khớp háng và hoại tử chỏm xương đùi |
M16 |
154. |
Thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 trở lên |
M17 |
155. |
Viêm quanh nút động-mạch |
M30 |
156. |
Viêm mạch hoại tử-không đặc hiệu |
M31.9 |
157. |
Viêm đa cơ và da |
M33 |
158. |
Xơ cứng bì toàn thể |
M34 |
159. |
Hội chứng khô (Sjogren’s syndrome) |
M35.0 |
160. |
Trượt đốt sống có biến chứng |
M43.1 |
161. |
Viêm cột sống dính khớp |
M45 |
162. |
Thoái hóa cột sống có biến chứng |
M47 |
163. |
Lao cột sống |
M49.0 |
164. |
Bệnh đĩa đệm đốt sống cổ |
M50 |
165. |
Hoại tử xương vô khuẩn đầu xương CRNN |
M70.0 |
166. |
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng |
M75.0 |
167. |
Loãng xương có kèm gãy xương bệnh lý |
M80 |
168. |
Gãy xương không liền (khớp giả) |
M84.1 |
169. |
Gãy xương bệnh lý |
M84.4 |
170. |
Rối loạn khác về mật độ và cấu trúc xương |
M85 |
171. |
Cốt tủy viêm |
M86 |
172. |
Hoại tử xương |
M87 |
173. |
Loạn dưỡng xương teo đét Sudeck-Leriche |
M89.0 |
174. |
Gãy xương trong bệnh khối u |
M90.7 |
175. |
Các biến dạng mắc phải của hệ cơ xương khớp và mô liên kết |
M95 |
XIV |
Bệnh hệ sinh dục - Tiết niệu |
|
176. |
Tiểu máu dai dẳng và tái phát |
N02 |
177. |
Hội chứng viêm thận mạn |
N03 |
178. |
Hội chứng thận hư |
N04 |
179. |
Các bệnh cầu thận mạn do nguyên nhân nguyên phát và thứ phát |
N08 |
180. |
Viêm ống kẽ thận mạn tính |
N11 |
181. |
Suy thận mạn |
N18 |
182. |
Tiểu không tự chủ |
N39.3; N39.4 |
183. |
Dò bàng quang - sinh dục nữ |
N82 |
XV |
Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản |
|
184. |
Chửa trứng |
O01 |
XVI |
Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài |
|
185. |
Di chứng sau chấn thương |
S64, S94, T09, T91, T92, T93 |
186. |
Di chứng sau bỏng độ III trở lên |
T20, T21, T22, T23, T24, T25, T26, T29, T30 |
187. |
Di chứng do phẫu thuật và tai biến Điều trị |
|
188. |
Di chứng do vết thương chiến tranh |
|
XVII |
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế |
|
189. |
Ghép giác mạc |
T86.84 |
190. |
Các lỗ mở nhân tạo của đường tiêu hóa |
Z43.4 |
191. |
Các lỗ mở nhân tạo của đường Tiết niệu |
Z43.6 |
192. |
Ghép tạng và Điều trị sau ghép tạng |
Z94 |
PHỤ LỤC 2
MẪU BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH Y KHOA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/GĐYK -……1... |
..…, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA ……
Hội đồng Giám định y khoa ……………………2
Đã họp ngày…..tháng…..năm……….. để khám giám định đối với
Ông/Bà: Sinh ngày….tháng….năm……….
Chỗ ở hiện tại:
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số:…3……Ngày cấp:…..Nơi cấp:
Số sổ BHXH (nếu có):
Khám giám định theo đề nghị/giới thiệu của:....(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị)
Giấy giới thiệu/văn bản đề nghị số …..ngày ...tháng….năm.... (nếu có)
Khám giám định……………………….……4
Thương tích, Bệnh tật Bệnh nghề nghiệp cần giám định:….…5
Đang hưởng chế độ………(thương tật, bệnh tật. Bệnh nghề nghiệp……Tỷ lệ ....%)
KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI
(Ghi rõ tiền sử, bệnh sử bệnh, tật, thương tích và bệnh nghề nghiệp, nội dung biên bản giám định lần trước nếu cần. Các kết quả khám giám định hiện tại lâm sàng, cận lâm sàng có giá trị để hội đồng kết luận)
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật bảo hiểm xã hội.
Ông/Bà:
Được xác định ……………………………..6
Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là: ……………% (ghi bằng chữ %)
Tổng hợp với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ...7...thì tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là: ………% (ghi bằng chữ %)
Đề nghị:
Phó Chủ tịch hoặc |
Phó Chủ tịch hoặc |
Chủ tịch Hội đồng |
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...……/GGT |
…………., ngày …. tháng …. năm …. |
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định Y khoa ………1………..
……………………2…………………….. trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà: Sinh ngày……tháng ... năm……
Chỗ ở hiện tại:
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số:…3….Ngày cấp:……..Nơi cấp:
Số Sổ BHXH:
Ông (bà) …………………………. hiện đang được hưởng chế độ người khuyết tật/tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp
Nghề/công việc ………………………..4
Điện thoại liên hệ:
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của
Đang hưởng chế độ:………………………..5
Được cử đến Hội đồng Giám định Y khoa
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
1. Giám định: □ lần đầu □ lại □ tổng hợp □ phúc quyết
2. Loại hình giám định 6:
- Giám định tai nạn lao động □
- Giám định bệnh nghề nghiệp □
- Giám định thực hiện chế độ hưu trí/ mất sức lao động □
3. Nội dung đề nghị giám định:………………………..7
Trân trọng cám ơn.
|
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ |
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
PHỤ LỤC 4
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN THƯƠNG TÍCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
………1………… BV: ……………….. Số: /CN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
MS 08/BV-01 Số vào viện …...... |
GIẤY CHỨNG NHẬN THƯƠNG TÍCH
Giám đốc bệnh viện: ………………………………… Chứng nhận:
- Ông, Bà: Sinh ngày…..tháng…..năm……. Nam/Nữ: …….
- Nghề nghiệp: …………………… Nơi làm việc
- Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số:….2……Ngày cấp:….Nơi cấp:
- Địa chỉ:
- Vào viện lúc: …...giờ…...phút, ngày..…tháng…...năm……
- Ra viện lúc: …...giờ…...phút, ngày..…tháng…...năm……
- Lí do vào viện:
- Chẩn đoán:
- Điều trị:
- Tình trạng thương tích lúc vào viện:
- Tình trạng thương tích lúc ra viện:
Ngày….tháng…..năm …..
Giám đốc bệnh viện |
Trưởng khoa |
Bác sĩ Điều trị |
PHỤ LỤC 5
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
………………… BV: …………… Khoa: ………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
MS: 01/BV-01 Số lưu trữ …................ Mã y tế: …../…./…../…. |
GIẤY RA VIỆN
- Họ tên người bệnh: Tuổi:……..Nam/Nữ:……
- Dân tộc: ………………… Nghề nghiệp:
- Thẻ BHYT số: |
|
|
|
|
|
giá trị từ: …/…/… đến …/…/… |
- Địa chỉ:
- Vào viện lúc: …...giờ…...phút, ngày..…tháng…...năm……
- Ra viện lúc: …...giờ…...phút, ngày..…tháng…...năm……
- Chẩn đoán:
- Phương pháp Điều trị:
- Ghi chú:
Ngày…..tháng…..năm…… |
Hướng dẫn ghi Giấy ra viện:
I. Phần chẩn đoán:
1. Đối với các bệnh thông thường: Ghi tên bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
2. Đối với bệnh phải Điều trị dài ngày: Ghi mã bệnh theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường bệnh chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
II. Phần phương pháp Điều trị:
1. Đối với các bệnh thông thường: Ghi theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
2. Đối với trường hợp phải đình chỉ thai nghén dưới 22 tuần tuổi: Căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp Điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai.
3. Đối với trường hợp mang thai từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
III. Phần ghi chú:
1. Ghi lời dặn của thầy thuốc.
2. Trường hợp người bệnh cần nghỉ để Điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi Điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để Điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
3. Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghi phải ghi rõ là “để dưỡng thai”. Ví dụ: số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai.
4. Đối với trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở lên:
a) Trường hợp đình chỉ thai nghén: ghi rõ đình chỉ thai lưu hay thai bệnh lý.
b) Trường hợp đẻ non: ghi rõ số lượng con trong lần sinh và tình trạng con còn sống hay đã chết.
5. Đối với trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
6. Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
PHỤ LỤC 6
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
……………………. Bệnh viện:………………. |
TÓM TẮT BỆNH ÁN |
|
1. Họ và tên (In hoa): 2. Năm sinh: □□□□
3. Giới: Nam □ Nữ □ 4. Dân tộc:
Mã thẻ BHYT (nếu có):
5. Nghề nghiệp:
Cơ quan/Đơn vị công tác:
6. Địa chỉ: Số nhà……..Thôn, tổ……..Xã, phường, thị trấn
Huyện (thành phố):………………..Tỉnh, thành phố
7. Vào viện ngày …../…../20…….; Ra viện ngày ……/…../20……..;
8. Chẩn đoán lúc vào viện:
9. Chẩn đoán lúc ra viện:
10. Tóm tắt bệnh án:
a) Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng:
b) Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán:
c) Phương pháp Điều trị:
d) Tình trạng người bệnh ra viện:
11. Ghi chú:
|
………., ngày…..tháng…….năm….. |
Hướng dẫn ghi Tóm tắt hồ sơ bệnh án:
1. Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú.
3. Trường hợp con chết sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện
PHỤ LỤC 7
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG
Kính gửi: ………..……………………….
Tên tôi là Sinh ngày….tháng…..năm…….
Chỗ ở hiện tại:
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số:…1….Ngày cấp:….Nơi cấp:
Số sổ BHXH (nếu có):
Nghề/công việc ………………………..2
Điện thoại liên hệ:
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
1. Giám định: □ lần đầu □ lại □ tổng hợp □ phúc quyết
2. Loại hình giám định:
- Giám định tai nạn lao động □
- Giám định bệnh nghề nghiệp □
- Giám định thực hiện chế độ hưu trí □
- Giám định để hưởng chế độ tuất hàng tháng □
- Giám định để hưởng BHXH một lần □
|
Người viết giấy đề nghị |
PHỤ LỤC 8
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU KHÁM GIÁM ĐỊNH DO VƯỢT QUÁ KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………../GGT |
…….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định Y khoa ………………..
Hội đồng Giám định Y khoa ………………………………..
Trân trọng giới thiệu: Ông/ Bà: giới tính: □ nam □ nữ
Sinh ngày……tháng….năm….. Số Sổ BHXH:
Số CMND……………………cấp…..ngày…..tháng…..năm…..tại
Địa chỉ hiện tại:
Nghề nghiệp: …………………….. Chức vụ:
Được cử đến Hội đồng Giám định Y khoa
để giám định mức suy giảm khả năng lao động do vượt quá khả năng chuyên môn
Loại hình giám định:
- Giám định tai nạn lao động □
- Giám định bệnh nghề nghiệp □
- Giám định thực hiện chế độ hưu trí □
- Giám định để hưởng chế độ tuất hàng tháng □
Trân trọng cảm ơn!
Các giấy tờ kèm theo, gồm có □ Đơn đề nghị khám giám định khả năng lao động □ Đơn khiếu nại □ Biên bản Điều tra tai nạn lao động □ Giấy chứng nhận thương tích □ Giấy ra viện □ Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp □ Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động □ Biên bản GĐYK các lần khám trước |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ |
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng hai tháng kể từ ngày ký giới thiệu
PHỤ LỤC 9
MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
…1… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./…. |
……2……, ngày … tháng … năm 20… |
PHIẾU TIẾP NHẬN
Hồ sơ đề nghị giám định
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị giám định:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: …………………………… Fax:
4. Thành phần hồ sơ:3
1. |
|
|
2. |
|
|
3. |
|
|
4. |
|
|
5. |
|
|
6. |
|
|
7. |
|
|
8. |
|
|
10. |
|
|
|
NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ |
PHỤ LỤC 10
MẪU GIẤY CHỨNG SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
GIẤY CHỨNG SINH Họ và tên mẹ/Người nuôi dưỡng: Năm sinh: Nơi đăng ký thường trú:
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: Ngày cấp: …../…./….. Nơi cấp: Dân tộc: Đã sinh con vào lúc: ...giờ...phút, ngày…tháng…năm… Tại: Số con trong lần sinh này: Giới tính của con: …………Cân nặng Dự định đặt tên con là: Ghi chú:
……….., ngày ... tháng .... năm 20….
Lưu ý: - Giấy chứng sinh cấp lần đầu số: Quyển số: (nếu cấp lại) - Tên dự định đặt có thể được thay đổi khi đăng ký khai sinh, - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải đi khai sinh cho trẻ. |
GIẤY CHỨNG SINH Họ và tên mẹ/Người nuôi dưỡng: Năm sinh: Nơi đăng ký thường trú:
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: Ngày cấp: …../…./….. Nơi cấp: Dân tộc: Đã sinh con vào lúc: ...giờ...phút, ngày…tháng…năm… Tại: Số con trong lần sinh này: Giới tính của con: …………Cân nặng Dự định đặt tên con là: Ghi chú:
……….., ngày ... tháng .... năm 20….
Lưu ý: - Giấy chứng sinh cấp lần đầu số: Quyển số: (nếu cấp lại) - Tên dự định đặt có thể được thay đổi khi đăng ký khai sinh, - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải đi khai sinh cho trẻ. |
Hướng dẫn cách ghi Giấy chứng sinh:
1. Họ và tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng: Ghi tên mẹ theo Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc hộ khẩu bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Năm sinh: Ghi năm sinh của mẹ hoặc người nuôi dưỡng theo năm dương lịch.
3. Nơi đăng ký thường trú, tạm trú: Ghi nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo địa danh 4 cấp: Thôn/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Trường hợp người nước ngoài có đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam thì ghi giống như người Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam nhưng sinh sống ở vùng biên giới sang đẻ ở các cơ sở y tế của Việt Nam thì ghi tên tỉnh và nước nơi họ đang sinh sống.
4. Số chứng minh nhân dân (CMND)/Hộ chiếu của mẹ hoặc người nuôi dưỡng: Ghi rõ số CMND đã được cấp, trong trường hợp không có giấy CMND mà có Hộ chiếu thì ghi số Hộ chiếu. Nếu không có CMND và Hộ chiếu thì bỏ trống.
5. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa hoặc các dân tộc khác.
6. Đã sinh con vào lúc: Ghi giờ, phút, ngày, tháng, năm mà đứa trẻ sinh ra theo năm dương lịch.
7. Tại: Ghi tại nơi trẻ được sinh ra, cụ thể:
a) Trường hợp trẻ em được sinh ra tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em được sinh ra (Ví dụ: bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định). Trường hợp trẻ em được sinh tại cơ sở y tế khác thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính 3 cấp nơi trẻ em sinh ra (Ví dụ: Trạm y tế xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
b) Trường hợp trẻ em được sinh tại nhà thì ghi tại nhà và địa danh 3 cấp: cấp xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố (Ví dụ: tại nhà số, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
c) Trường hợp trẻ em được sinh ra tại nơi khác, ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cũng ghi nơi trẻ em được sinh ra và địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ trên đường đi, tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
d) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì ghi rõ trẻ bị bỏ rơi, nơi nhặt được trẻ với địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ bị bỏ rơi tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
8. Sinh lần thứ mấy: Ghi tất cả các lần sinh kể cả đẻ lần này, đẻ non, đẻ con chết.
9. Số con hiện sống: Ghi số con hiện đang sống, kể cả trẻ sinh ra sống lần này.
10. Số con trong lần đẻ này: Ghi số con đẻ lần này. Trong trường hợp đẻ sinh đôi hoặc sinh nhiều hơn thì ghi cụ thể số con và cấp Giấy chứng sinh riêng cho từng trẻ.
11. Giới tính của con: Ghi cụ thể trẻ em sinh ra sống là nam hay nữ. Trường hợp dị tật, không rõ là nam hay nữ thì ghi là không xác định.
12. Cân nặng: Ghi trọng lượng của trẻ đẻ ra được cân trong giờ đầu sau khi sinh theo đơn vị tính gram. (Ví dụ: trẻ sinh ra là 3500gram). Nếu không được cân thì bỏ trống.
13. Tình trạng của con: Ghi rõ tình trạng của trẻ tại thời Điểm làm Giấy chứng sinh: khỏe mạnh, yếu, dị tật hoặc các biểu hiện liên quan đến sức khỏe khác (nếu có). Nếu dị tật, ghi cụ thể loại dị tật, kể cả khuyết tật về hình thái của trẻ nếu phát hiện được.
14. Dự kiến đặt tên con: Ghi tên dự kiến đặt cho trẻ. Tên dự kiến này có thể thay đổi khi đăng ký khai sinh.
15. Ghi chú: Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc vừa sinh con dưới 32 tuần tuổi lại vừa phải phẫu thuật thì trong phần ghi chú phải ghi rõ một trong các nội dung sau “sinh con phải phẫu thuật” hoặc “sinh con dưới 32 tuần tuổi” hoặc “phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi”.
16. Người đỡ đẻ: ký tên, ghi rõ chức danh và họ tên (đối với trường hợp đẻ tại cơ sở y tế). Trong trường hợp đẻ tại nhà thì ghi cụ thể tên và chức danh của người đỡ (nếu là nhân viên Y tế). Ví dụ: Cô đỡ thôn bản đỡ thì ghi Cô đỡ và họ tên cô đỡ. Trong trường hợp người đỡ không phải là cán bộ y tế thì chỉ ghi họ tên.
17. Ngày, tháng, năm ghi Giấy chứng sinh: Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch.
18. Người ghi phiếu: Ký tên, ghi rõ chức danh và họ tên.
19. Thủ trưởng cơ sở y tế ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Trường hợp đẻ tại nhà, trẻ đẻ bị bỏ rơi, đẻ nơi khác không phải cơ sở y tế...mà trạm y tế cấp Giấy chứng sinh thông qua nhân viên y tế thôn/bản thì trưởng trạm y tế ghi là xác nhận, ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên.
20. Xác nhận của cha, mẹ hoặc người thân thích: ký tên, ghi rõ họ tên, quan hệ với đứa trẻ.
PHỤ LỤC 11
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ĐỂ DƯỠNG THAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
Tên cơ sở y tế |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ĐỂ DƯỠNG THAI
I. Thông tin người bệnh
1. Họ và tên: ngày sinh …../…./…………
2. Số thẻ BHYT:
3. Đơn vị làm việc:
II. Chẩn đoán:
………………………….1
Số ngày cần nghỉ để Điều trị bệnh:
(Từ ngày……………………đến hết ngày…………….)
|
Ngày……tháng…..năm…… |
|
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan đơn vị |
PHỤ LỤC 12
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ngày sinh ..../…./…. Số thẻ BHYT:………………………………………; giới tính Đơn vị làm việc:
II. Chẩn đoán ……………………………1 Số ngày nghỉ: ………2 (Từ ngày………..đến hết ngày……….) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: - Họ và tên mẹ:
|
GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ngày sinh ..../…./…. Số thẻ BHYT:……………………………………..; giới tính Đơn vị làm việc:
II. Chẩn đoán
Số ngày nghỉ: ……… (Từ ngày………..đến hết ngày……….) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: - Họ và tên mẹ:
|
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
1- Mục đích: Xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để Điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật BHXH.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế (có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và có đăng ký chữ ký với cơ quan BHXH) ghi và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc Điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải 02 liên như nhau).
Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở y tế khám chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở y tế khám chữa bệnh (là số thứ tự khám do phòng khám hoặc khoa khám cấp). Trường hợp cơ sở y tế có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.
Phần Thông tin người bệnh
- Dòng thứ nhất: Ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh của người được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
- Dòng thứ hai: Ghi số thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người bệnh, gồm mã thẻ và số thẻ tại dòng “Số” trên thẻ BHYT. Trường hợp không trình thẻ hoặc chưa được cấp thẻ BHYT thì ghi rõ “không trình thẻ” hoặc “chưa được cấp thẻ”; ghi rõ giới tính.
- Dòng thứ ba: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng BHXH; trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng BHXH.
Phần Chẩn đoán
- Ghi rõ tình trạng bệnh lý theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Ghi rõ tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; nếu nghỉ thai sản (trừ trường hợp nghỉ sinh con) thì ghi rõ khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý kèm theo số tuần tuổi của thai nhi; ghi rõ loại biện pháp tránh thai được thực hiện theo quy định như “Đặt vòng” hoặc “Triệt sản”;
- Số ngày nghỉ: Ghi rõ số ngày được nghỉ việc của người lao động, ví dụ nghỉ 07 ngày thì ghi “07 ngày”; ghi vào dòng bên dưới: Số ngày nghỉ từ ngày/tháng/năm đến hết ngày/tháng/năm;
Phần thông tin cha, mẹ
Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi
PHỤ LỤC 13
MẪU DANH SÁCH ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016)
……..1……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: Cơ quan Bảo hiểm xã hội …………2………….
Căn cứ quy định của Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế và giấy phép hoạt động số ……….3…….…, …………4…………. đề nghị Quý cơ quan Bảo hiểm xã hội ………… cấp phôi Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Danh sách người hành nghề được phân công ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại…………5…………, gồm:
TT |
HỌ VÀ TÊN |
SỐ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ |
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN6 |
CHỮ KÝ |
1. |
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
5. |
|
|
|
|
6. |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, |
1 Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2 Ghi tên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nếu gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện; ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh
3 Ghi đầy đủ số, ký hiệu giấy phép và ngày, tháng, năm cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
4 Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
5 Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
6 Ghi phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề theo chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người đó
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 14/2016/TT-BYT |
Hanoi, May 12, 2016 |
GUIDELINES FOR SOME ARTICLES ON HEALTH OF THE LAW ON SOCIAL INSURANCE
Pursuant to the Law on Social insurance No. 58/2014/QH13 dated November 20, 2014;
Pursuant to the Law on Occupational hygiene and safety No. 84/2015/QH13 dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Health insurance No. 25/2008/QH12 dated November 14, 2008 and the Law No. 46/2014/QH13 dated June 13, 2014 on amendments to the Law on Health insurance;
Pursuant to the Law on Medical examination and treatment No. 40/2009/QH12 dated November 23, 2009;
Pursuant to the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of Director of the Legal Department, Director of Medical Examination & Treatment Administration, Director of Mother and Child Health Department, Director of Health Insurance Department,
The Minister of Health promulgates a Circular providing guidelines for some Articles on health of the Law on Social insurance.
This Circular provides for:
1. List of diseases, the power to determine diseases eligible for lump-sum social insurance payout.
2. Documents and procedures for assessment of work capacity reduction as the basis for workers and their relatives to receive social insurance payout.
3. Issuance of discharge notes, birth certificate, copies of medical records, medical record summaries, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health and confirmation of eligibility to receive social insurance benefits.
4. List of diseases that require long-term treatment in Appendix 1 enclosed herewith.
1. Workers participating in social insurance as specified in Clause 1 and Clause 4 Article 2 of the Law on Social insurance.
2. Workers specified in Clause 1 of this Article whose social insurance participation period is reserved or retired workers pending pension or monthly benefits; voluntary social insurance participants who have paid compulsory social insurance premiums for at least 20 years.
3. Relatives of dead workers who participated in social insurance applying for assessment of work capacity reduction to receive death benefits for workers (hereinafter referred to as worker’s relative)
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Worker means an employee who participates in compulsory social insurance in accordance with the Law on Social insurance.
2. Sick leave means a period of time over which a worker is not healthy enough to work and is required by a physician to take a sick leave.
3. First assessment means the first assessment of work capacity reduction of a person who:
a) suffers from an occupational accident;
b) suffers from an occupational disease;
c) is participating in social insurance or having social insurance participation period reserved;
d) is a relative of a social insurance participant and has reduced work capacity that needs monthly benefits;
dd) suffers from any of the diseases specified in Clause 6 Article 4 of this Circular;
4. Reassessment means assessment from the second time onwards of work capacity reduction of a person who suffers from a disease or disability because of an occupational accident or occupational disease which recurs or develops after assessment.
5. General assessment means general assessment of work capacity reduction of a person who suffers from both an occupational accident and an occupational disease; suffers from multiple occupational accidents or multiple occupational diseases.
6. Assessment by Central Medical Assessment Council means an assessment carried out by Central Medical Assessment Council in the cases beyond the capacity of a Provincial Medical Assessment Council.
7. Reassessment by Central Medical Assessment Council means a reassessment carried out by Central Medical Assessment Council after an appeal against the result given by Provincial Medical Assessment Council is filed.
8. Final reassessment means the final reassessment carried out by a Medical Assessment Council established by the Minister of Health after an appeal against the result given by Central Medical Assessment Council is filed.
9. Valid copy means a copy that is extracted from the original book or authenticated by a competent authority or has been compared with the original.
10. Medical record summary means the summary of a medical record prescribed by regulations of law on medical examination and treatment.
LIST OF DISEASES, POWER TO DETERMINE DISEASES ELIGIBLE FOR LUMP-SUM SOCIAL INSURANCE PAYOUT
Article 4. List of diseases eligible for lump-sum social insurance payout
1. The diseases specified in Point c Clause 1 Article 60 of the Law on Social insurance.
2. Diseases that result in at least 81% work capacity reduction which is unrecoverable.
Article 5. The power to determine diseases eligible for lump-sum social insurance payout
1. The diseases eligible for lump-sum social insurance payout mentioned in Clause 1 Article 4 of this Circular must be determined at medical facilities specified in Clause 1, 2, 4, 5 and 8 Article 4 of Circular No. 40/2015/TT-BYT.
2. Work capacity reduction rate mentioned in Clause 2 Article 4 of this Circular shall be determined by a Medical Assessment Council.
Article 6. Documents proving a patient’s eligibility for lump-sum social insurance payout
1. A person who suffers from any of the diseases mentioned in Clause 1 Article 4 of this Circular shall submit a medical record summary specified in Clause 1 Article 5 of this Circular.
2. A person who suffers from any of the diseases mentioned in Clause 2 Article 4 of this Circular shall submit a medical examination record according to Template No. 02 in Appendix 2 enclosed herewith.
ASSESSMENT AS THE BASIS FOR SOCIAL INSURANCE PAYOUT
Section 1. ASSESSMENT DOCUMENTS
Article 7. Cases of assessment
1. Assessment of disability due to an occupational accident.
2. Assessment of occupational diseases.
3. Assessment as the basis for provision of pension or death benefits.
Article 8. Application for first assessment
1. First assessment of disability due to an occupational accident:
a) The employer’s letter of introduction according to the template in Appendix 3 enclosed herewith;
b) A valid copy of the injury confirmation issued by the health facility that provided treatment for the worker according to the template in Appendix 4 enclosed herewith.
2. First assessment of occupational diseases:
a) The employer's letter of introduction according to the template in Appendix 3 enclosed herewith or a written request for assessment prepared by the worker whose social insurance participation period is reserved or a retired worker pending pension or monthly benefits;
b) A discharge note or occupational disease record or medical record summary.
3. Assessment as the basis for provision of pension for a person paying compulsory social insurance:
a) The employer’s letter of introduction according to the template in Appendix 3 enclosed herewith;
b) A valid copy of any of the following documents (if any): medical record summary, disability confirmation, discharge note, documents about examination or treatment of diseases, injuries or disabilities such as: health book, prescriptions, follow-up appointment forms, outpatient medical record summary.
4. Assessment pending early provision of pension for a worker paying social insurance premiums or a worker whose social insurance participation period is reserved or a retired worker pending pension or monthly benefits; assessment as the basis for provision of death benefits; assessment of a retired worker or a worker suffering an occupational disease whose social insurance participation period is reserved:
a) A written request for examination according to the template in Appendix 7 enclosed herewith.
b) A valid copy of any of the following documents (if any): medical record summary, disability confirmation, discharge note, documents about examination or treatment of diseases, injuries or disabilities such as: health book, prescriptions, follow-up appointment forms, outpatient medical record summary.
Article 9. Application for assessment of relapse
1. Assessment of occupational accident relapse:
a) A written request for assessment according to the template in Appendix 7 enclosed herewith;
b) Documents about treatment of injury relapse:
- For inpatient treatment: a valid copy of the discharge note according to the template in Appendix 5 or medical record summary according to the template in Appendix 6 enclosed herewith.
- For outpatient treatment: valid copies of documents about examination and/or treatment of diseases, injuries or disabilities caused by the occupational accident such as: health book, prescriptions, follow-up appointment forms or outpatient medical record summary.
c) Previous medical assessment record.
2. Assessment of occupational disease relapse:
a) A written request for assessment according to the template in Appendix 7 enclosed herewith;
b) Documents about the occupational disease or health book that contains information about the discovery of the occupational disease;
c) Documents about treatment of the occupational disease relapse:
- For inpatient treatment of the occupational disease or diseases, injuries or disabilities related to the occupational disease relapse: a valid copy of the discharge note according to the template in Appendix 5 or medical record summary according to the template in Appendix 6 enclosed herewith;
- For outpatient treatment: valid copies of documents about examination and/or treatment of diseases, injuries or disabilities caused by the occupational disease relapse such as: health book, prescriptions, follow-up appointment forms or outpatient medical record summary.
d) A valid copy of the previous medical assessment record.
Article 10. Application for general reassessment
1. The employer's letter of introduction according to the template in Appendix 3 enclosed herewith or a written request for assessment according to Appendix 7 enclosed herewith if the worker is having his/her social insurance participation period reserved or has retired.
2. A valid copy of the previous medical assessment record.
3. Other documents specified in Clause 1 and Clause 2 Article 8 or Clause 1 and Clause 2 Article 9 depending on the patient and type of assessment.
Article 11. Application for assessment by Central Medical Assessment Council
1. Ann application for assessment by Central Medical Assessment Council shall bear the signature and seal of the head of the governing organization of the Medical Assessment Council.
2. Valid copies of the application for assessment specified in Article 8, 9 or 10 of this Circular depending on the patient and type of assessment.
3. Any of the following documents:
a) A valid copy of the medical assessment record prepared by the Provincial Medical Assessment Council if an assessment has been carried out;
b) Minutes of meeting of the Medical Assessment Council saying the case is beyond its capacity if no assessment has been carried out.
Article 12. Application for reassessment by Central Medical Assessment Council or final reassessment
1. Application for reassessment by Central Medical Assessment Council:
a) If the reassessment is requested by an organization: a written request for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by the Ministry of Health, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Social Security Administration of Vietnam or the employer;
b) If the reassessment is requested by an individual: a written request for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by the Provincial Medical Assessment Council bearing the signature and seal of the head of the governing organization of the Medical Assessment Council. The request shall specify the person that disagrees with the conclusion given by the Council and requests the reassessment and be enclosed with a written request for reassessment prepared by such person;
c) Valid copies of the application for assessment specified in Article 8, 9 or 10 of this Circular depending on the patient and type of assessment;
d) The medical assessment record prepared by the Provincial Medical Assessment Council.
2. Application for final reassessment:
a) If the reassessment is requested by an organization: a written request for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by the Ministry of Health, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Social Security Administration of Vietnam or the employer;
b) If the reassessment is requested by an individual: a written request for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by the Provincial Medical Assessment Council bearing the signature and seal of the head of the governing organization of the Medical Assessment Council. The request shall specify the person that disagrees with the conclusion given by the Central Medical Assessment Council and requests the reassessment and be enclosed with a written request for final reassessment prepared by such person;
c) Valid copies of the application for assessment specified in Article 8, 9 or 10 of this Circular depending on the patient and type of assessment;
d) The medical assessment record prepared by the Central Medical Assessment Council.
Article 13. Responsibility for preparing the application
1. The worker shall prepare the application and send it to the Medical Assessment Council in the following cases:
a) The worker is having his/her social insurance participation period reserved and applies for assessment to receive pension;
b) The worker is having his/her social insurance participation period reserved and applies for assessment to receive lump-sum social insurance payout;
c) A relative of the worker applies for assessment to receive monthly benefits.
d) A retired worker applies for assessment of relapse.
2. The employer shall prepare the application and send it to the Medical Assessment Council in cases other than those specified in Clause 1, Clause 3 and Clause 4 of this Article.
3. Governing organization of the Provincial Medical Assessment Council shall prepare the application for reassessment by Central Medical Assessment Council
4. Governing organization of the Central Medical Assessment Council shall prepare the application for final reassessment.
Section 2. PROCEDURES FOR MEDICAL ASSESSMENT
1. Reassessment of an occupational accident or occupational disease shall be carried out at least after 02 years (24 months) from the day on which Medical Assessment Council gives a conclusion of the rate of work capacity reduction because of the occupational accident or occupational disease.
2. Where the worker’s health deteriorates rapidly, the governing organization of the Medical Assessment Council shall request the Chairperson or Deputy Chairperson of the Medical Assessment Council to consider carrying out a reassessment before the time specified in Clause 1 of this Article.
Article 15. Power to carry out medical assessment
1. A Provincial Medical Assessment Council is entitled to:
a) Carry out first assessment for workers or workers’ relatives (who applies to receive death benefits);
b) Carry out assessment of relapse and general assessment for workers, unless it has been carried out by another Medical Assessment Council;
c) Send patients other health facilities for clinical examination, testing or medical imaging where necessary.
2. Medical Assessment Councils affiliated to the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Transport are entitled to carry out assessments for workers of units under their management. To be specific:
a) Carry out first assessment for workers or workers’ relatives (who applies to receive death benefits);
b) Carry out assessment of relapse and general assessment for workers;
c) Send patients to other health facilities for clinical examination, testing or medical imaging where necessary.
3. Central Medical Assessment Council is entitled to:
a) Carry out first assessment for workers or workers’ relatives (who applies to receive death benefits);
b) Carry out assessment of relapse and general assessment for workers;
c) Carry out assessment of relapse and general assessment for workers who have undergone first assessment by Provincial Medical Assessment Councils;
d) Carry out reassessment requested by Provincial Medical Assessment Council and the Minister of Health.
Article 16. Receipt of application for medical assessment
1. Applications for medical assessment shall be received as follows:
a) The governing organization of a Provincial Medical Assessment Council or Central Medical Assessment Council shall receive applications for first assessment, reassessment or general assessment;
b) The governing organization of Central Medical Assessment Council shall receive applications for reassessment by Central Medical Assessment Council;
c) Regarding applications for final reassessment:
The individual or organization that disagrees with the result given by Central Medical Assessment Council shall send an application for final reassessment to the Ministry of Health.
2. After an application is received, the governing organization of the Medical Assessment Council or the Ministry of Health shall send the applicant a receipt note according to the template in Appendix 9 enclosed herewith.
3. If the application is satisfactory:
a) The Medical Assessment Council shall carry out assessment within 30 days from the day written on the receipt note;
b) The Minister of Health shall establish a Final Medical Assessment Council to carry out the final reassessment within 20 days from the day written on the receipt note.
Within 10 working days from the day on which a decision to establish the Final Medical Assessment Council, the Council shall carry out the final assessment.
4. If the application is not satisfactory, within 10 working days from the day written on the receipt note, the governing organization of the Medical Assessment Council or the Ministry of Health shall send a written notice to the applicant.
Article 17. Medical assessment procedures
1. Comparison: the person who carries out the medical assessment shall compare the patient with one of his/her documents: ID card, passport, confirmation by the police department of the commune where he/she resides (whether temporarily or permanently) which bears the patient’s picture (the picture must be taken on a white background within 6 months before the application is made out and bear a seal of the police).
2. Overall examination: a physician of the governing organization of the Medical Assessment Council shall act as an assessor who carries out the overall examination and prescribes specialist examinations and subclinical examinations. If such physician is not an assessor, the overall examination shall be carried out and the head of the governing organization shall prescribes specialist examinations and subclinical examinations.
3. Specialist examinations: specialists shall examine and draw conclusion according to prescriptions of the competent person.
4. Consultation: Chairperson of the Council or head of the governing organization of the Medical Assessment Council shall chair the consultation before the meeting of the Council. Where necessary, the governing organization of the Medical Assessment Council shall invite the patient and specialists to participate in the meeting.
5. Meeting of Medical Assessment Council:
a) Conditions for holding the meeting:
- The meeting is participated by more than 50% of its members, two of whom must be specialists;
- The meeting is chaired by the chairperson or deputy chairperson of the Medical Assessment Council.
b) Conclusion given by Medical Assessment Council:
- The conclusion shall be given by voting by every member of the Council. In case of dissenting opinions, the chair of the meeting shall consider prescribing additional examinations or treatment before holding a ballot.
- In case of ballot, the result shall be announced at the meeting. The conclusion must be concurred with by more than 50% of participating members.
c) The conclusion shall be given in writing according to the template in Appendix 2 enclosed herewith. The governing organization of the Medical Assessment Council shall issue the medical assessment record.
6. The medical assessment record shall be circulated and retained by the governing organization of the Medical Assessment Council as follows:
a) 02 copies shall be sent to the patient who shall submit 01 copy to the social insurance authority (via the employer if the patient is still working);
b) 01 copy shall be kept by the applicant for medical assessment and 01 copy to the Medical Assessment Council that gave the result appealed against.
c) 01 copy shall retain at the governing organization of the Medical Assessment Council.
In case of assessment of relapse, reassessment by Central Medical Assessment Council and final reassessment, the conclusion must contain conclusions of all previous examinations.
7. The conclusion given by Medical Assessment Council is permanent, unless another conclusion is given by another Medical Assessment Council at the same or superior level.
8. Medical assessment documents shall be retained at the governing organization of the Medical Assessment Council in accordance with regulations of law on document retention.
Article 18. Assessment of work capacity reduction
1. Work capacity reduction shall be assessed in accordance with Circular No. 28/2013/TTLT-BYT-BLDTBXH.
2. Methods for assessment of work capacity reduction are specified in Circular No. 28/2013/TTLT-BYT-BLDTBXH. Assessment of work capacity reduction for general assessment:
a) Where a person who is already suffering from an injury or disease or occupational diseases catches another injury or disease or occupational disease which causes the same disability:
The rate of work capacity reduction shall be determined according to results of examination of all the injuries, diseases or occupational diseases.
b) Where a person who is already suffering from an injury or disease or occupational diseases catches another injury or disease or occupational disease which causes a different disability:
The rate of work capacity reduction caused by the new injury, disease or occupational disease shall be aggregate with that of the previous occupational accident or occupational disease written in the previous medical assessment record.
c) In case of relapse of a person’s injury, disease or occupational disease, the rate of work capacity reduction shall be determined according to result of examination of the injury, disease or occupational disease.
3. The rate of work capacity reduction specified in this Article is valid until the next medical assessment record is issued.
DISCHARGE NOTE, BIRTH CERTIFICATE, CERTIFICATION OF MATERNITY LEAVE, CERTIFICATION OF INADEQUATE POSTPARTUM HEALTH
1. The following entities have the power to issue discharge notes:
a) Licensed health facilities providing inpatient treatment;
b) Practitioners at a health facility specified in Point a of this Clause authorized by the head of such facility.
2. The discharge note template is provided in Appendix 5 enclosed herewith.
1. The following entities have the power to issue birth certificates:
a) Licensed health facilities providing midwifery services;
b) Practitioners at a health facility specified in Point a of this Clause authorized by the head of such facility.
2. Procedures for issuance of birth certificates are specified in Circular No. 17/2012/TT-BYT and Circular No. 34/2015/TT-BYT.
3. The birth certificate template is provided in Appendix 10 enclosed herewith.
Article 21. Confirmation of maternity leave
1. The following entities are entitled to issue confirmations of maternity leave:
a) Any hospital having an obstetrics department;
b) Any general hospital and Medical Assessment Council;
c) Practitioners at a health facility specified in Point a or b of this Clause authorized by the head of such facility.
2. The issuance of confirmation of maternity leave by a general hospital or practitioner thereof shall be based on the result of consultation held by departments relevant to the patient’s sickness.
3. Templates of confirmation of maternity leave:
a) The template provided Appendix 12 enclosed herewith shall be used by hospitals specified in Clause 1 of this Article for pregnant workers paying compulsory social insurance who receive outpatient treatment.
b) The template provided Appendix 11 enclosed herewith shall be used by hospitals specified in Clause 1 of this Article for pregnant workers who resigned and receive outpatient treatment;
c) Template No. 2 provided in Appendix 2 enclosed herewith shall be used by Medical Assessment Councils;
d) Discharge note template provided in Appendix 5 of medical record summary template provided in Appendix 6 enclosed herewith.
4. The confirmation of maternity leave specified in Clause 2 of this Article must specifically describe the patient’s health and necessary duration (days) of maternity leave. The duration shall comply with instructions of the Ministry of Health and the patient’s health.
5. The conclusion specified in Clause 2 of this Article is valid for 6 months from the date written on the medical assessment record and only used for grant of maternity benefits.
Article 22. Issuance of confirmation of poor postpartum health
1. Provincial Medical Assessment Councils and above have the power to issue confirmations of poor postpartum health.
2. The template of medical assessment record is provided in Appendix 2 enclosed herewith, the conclusion in which shall specifies that the mother is not healthy enough to provide care for her newborn child.
3. The conclusion specified in Clause 2 of this Article is valid for 6 months from the date written on the medical assessment record and only used for grant of maternity benefits.
ISSUANCE AND MANAGEMENT OF CONFIRMATION OF ELIGIBILITY TO RECEIVE SOCIAL INSURANCE BENEFITS
Article 23. Rules for issuance of confirmation of eligibility to receive social insurance benefits
1. The issuance of a confirmation of eligibility to receive social insurance benefits must:
a) be issued by a competent authority specified in Article 23 hereof;
b) be appropriate for the scope of operation of the health facility that issues the confirmation which is approved by a competent authority;
c) be appropriate for the patient’s health and instructions of the Ministry of Health.
2. If a worker is issued with more than one confirmations of eligibility to receive social insurance benefits by various departments, the one with the longest duration shall apply.
Article 24. Power to issue confirmation of eligibility for social insurance benefits
1. Licensed health facilities.
2. Practitioners of health facilities specified in Point a of this Clause whose signatures have been registered with a social insurance authority.
Article 25. Types of confirmation of eligibility to receive social insurance benefits
1. The template provided in Appendix 5 enclosed herewith shall be used for workers receiving inpatient treatment or children aged under 7 of workers.
2. The template provided in Appendix 12 enclosed herewith shall be used for workers receiving outpatient treatment.
If a patient needs to take a leave for outpatient treatment after discharged from the hospital, the social insurance authority shall provide social insurance benefits according to the leave duration (days) written on the discharge note.
Article 26. Provision of blank confirmations of eligibility to receive social insurance benefits
1. The health facility that wishes to issue confirmation of eligibility to receive social insurance benefits shall send a written request for provision of blank confirmation of eligibility to receive social insurance benefits and a list of practitioners authorized to sign such confirmations according to the template in Appendix 13 enclosed herewith to the social insurance authority of the province or district where the facility is located.
2. Within 15 days from the receipt of the request, the social insurance authority shall provide blank confirmation of eligibility to receive social insurance benefits to the health facility. If the request is rejected, a written notice and explanation shall be sent.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 27. Responsibilities of affiliates of the Ministry of Health
1. Medical Examination & Treatment Administration shall:
a) Organize reviews of the implementation of this Circular nationwide;
b) Carry out inspections and deal with violations against this Circular in accordance with applicable law.
2. Mother and Child Health Department shall:
a) Cooperate with Medical Examination & Treatment Administration in organizing the implementation and reviews of implementation of this Circular nationwide;
b) Carry out inspections and deal with violations against this Circular in accordance with applicable law.
Article 28. Responsibilities of Social Security Administration of Vietnam
1. Provide instructions for social insurance authorities on implementation of this Circular.
2. Unify management of printing and provision of blank confirmation of eligibility to receive social insurance benefits.
3. Instruct health facilities to register issuance of confirmation of eligibility to receive social insurance benefits and post the list of facilities entitled to issue confirmation of eligibility to receive social insurance benefits on the websites of Social Security Administration of Vietnam and provincial social insurance authorities. Inspect the issuance of confirmation of eligibility to receive social insurance benefits by health facilities.
4. Ex offico review the implementation of this Circular and propose amendments to this Circular to competent authorities.
Article 29. Responsibilities of Provincial Departments of Health
1. Organize reviews of the implementation of this Circular within their provinces.
2. Carry out inspections and deal with violations against this Circular in accordance with applicable law.
Article 30. Responsibilities of health facilities and Medical Assessment Councils
1. Disseminate the content of this Circular among their practitioners and employees.
2. Provide documents for workers as the basis for receipt of social insurance benefits in accordance with this Circular; examine the content of documents specified in this Circular prepared by their practitioners and take legal responsibility for the accuracy and truthfulness thereof.
3. Update data about medical examination and treatment, issuance of documents and medical assessment records on the national medical examination and treatment database which is connected to the data of social insurance authorities.
4. Transferring health facilities shall provide copies of referral notes bearing their seals on request.
This Circular comes into force on July 01, 2016.
Circular No. 11/1999/TTLB-BYT-BHXH, Circular No. 34/2013/TT-BYT, Circular No. 07/2010/TT-BYT, template of discharge note enclosed with Decision No. 4069/2001/QD-BYT of the Minister of Health; birth certificate template enclosed with Circular No. 17/2012/TT-BYT are no longer effective from the effective date of this Circular.
Confirmation of eligibility to receive social insurance benefits, discharge notes and birth certificates issued before the promulgation date of this Circular are effective until December 31, 2016 inclusive.
Article 33. Organization of implementation
Chief of the Ministry Office, Directors of Departments of the Ministry of Health, Directors of Provincial Departments of Health, Directors of health authorities and relevant units are responsible for the implementation of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health for consideration./.
|
PP MINISTER |
LIST OF DISEASES THAT REQUIRE LONG-TERM TREATMENT
(enclosed with Circular No. 14/2016/TT-BYT dated May 12, 2016)
No. |
Disease |
ICD 10 Category |
I |
Infectious and parasistic diseases |
|
1. |
Tuberculosis during treatment and sequelae |
A15 to A19. |
2. |
Sequelae of tuberculosis of bones and joints |
B90.2 |
3. |
Leprosy (Hansen’s disease) and sequelae |
A30, B92 |
4. |
Chronic viral hepatitis B |
B1.8.1. |
5. |
Chronic viral hepatitis C |
B1.8.2 |
6. |
Acquired immunodeficiency syndrome (HIV/AIDS) |
B20 to B24, Z21 |
7. |
Sequelae of viral, infectious and parasitic encephalitis and meningitis |
B94.1, B94.8, B94.9 |
8. |
Candidal meningitis, cerebral cryptococcosis |
B37.5, B45.1 |
II |
Neoplasms |
|
9. |
Malignant neoplasms and in situ neoplasms |
C00 to C97; D00 to D09 |
10. |
Benign neoplasm of bone and articular cartilage |
D16 |
11. |
Neoplasm of uncertain or unknown behavior |
D37 to D48 |
III |
Diseases of the blood and blood-forming organs and certain disorders involving the immune mechanism |
|
12. |
Polycythemia vera |
D45 |
13. |
Myelodysplastic syndromes |
D46 |
14. |
Myeloproliferative disease |
D47.1 |
15. |
Thalassemia |
D56 |
16. |
Hereditary haemolytic anaemias |
D58 |
17. |
Autoimmune haemolytic anaemias |
D59.1 |
18. |
Paroxysmal nocturnal haemoglobinuria (Marchiafava syndrome) |
D59.5 |
19. |
Aplastic anaemia |
D61.9 |
20. |
Hereditary factor VIII deficiency (Hemophilia A) |
D66 |
21. |
Hereditary factor IX deficiency (Hemophilia B) |
D67 |
22. |
Von Willebrand disease |
D68.0 |
23. |
Qualitative platelet defects |
D69.1 |
24. |
Idiopathic thrombocytopenic purpura (Evans syndrome) |
D69.3 |
25. |
Primary polycythaemia |
D75.2 |
26. |
Haemophagocytic syndrome, infection-associated |
D76.2 |
27. |
Hypergammaglobulinaemia, unspecified |
D89.2 |
IV |
Endocrine, nutritional and metabolic diseases |
|
28. |
Hypothyroidism |
E03 |
29. |
Nontoxic goitre |
E04 |
30. |
Hyperthyroidism (Basedow) |
E05 |
31. |
Subacute thyroiditis (de Quervain and chronic) |
E06.1 |
32. |
Type 1 and Type 2 diabetes mellitus |
E10 to E14 |
33. |
Hyperfunction of pituitary gland |
E22 |
34. |
Hypofunction and other disorders of pituitary gland |
E23 |
35. |
Cushing disease |
E24.0 |
36. |
Adrenocortical insufficiency |
E27.4 |
37. |
Hypoparathyroidism |
E20 |
38. |
Hyperparathyroidism and other disorders of parathyroid gland |
E21 |
39. |
Wilson disease |
E83.0 |
40. |
Postprocedural hypothyroidism |
E89.0 |
V |
Mental and behavioural disorders |
- |
41. |
Dementia in Alzheimer disease |
F00 |
42. |
Vascular dementia |
F01 |
43. |
Dementia in other diseases classified elsewhere |
F02 |
44. |
Unspecified dementia |
F03 |
45. |
Mental disorders due to brain damage and dysfunction and to physical disease |
F06 |
46. |
Mental and behavioural disorders due to use of alcohol |
F10 |
47. |
Mental and behavioural disorders due to use of opioids |
F11 |
48. |
Mental and behavioural disorders due to use of cannabinoids |
F12 |
49. |
Mental and behavioural disorders due to use of hallucinogens |
F16 |
50. |
Schizophrenia |
F20 |
51. |
Paranoid schizophrenia |
F21 |
52. |
Persistent delusional disorders |
F22 |
53. |
Schizoaffective disorders |
F25 |
54. |
Bipolar affective disorder |
F31 |
55. |
Depressive episode |
F32 |
56. |
Recurrent depressive disorder |
F33 |
57. |
Persistent mood [affective] disorders |
F34 |
58. |
Phobic anxiety disorders |
F40 |
59. |
Other anxiety disorders |
F41 |
60. |
Obsessive-compulsive disorder |
F42 |
61. |
Somatoform disorders |
F45 |
62. |
Disorders of adult personality and behaviour |
F60 to F69 |
63. |
Mental retardation |
F70 to F79 |
64. |
Disorders of psychological development |
F80 to F89 |
65. |
Behavioural and emotional disorders with onset usually occurring in childhood and adolescence |
F90 to F98 |
VI |
Diseases of the nervous system |
|
66. |
Systemic atrophies primarily affecting central nervous system in diseases classified elsewhere |
G13 |
67. |
Parkinson disease |
G20 |
68. |
Secondary parkinsonism |
G21 |
69. |
Dystonia |
G24 |
70. |
Alzheimer disease |
G30 |
71. |
Multiple sclerosis |
G35 |
72. |
Subacute necrotizing myelitis |
G37.4 |
73. |
Epilepsy |
G40 |
74. |
Myasthenia gravis |
G70.0 |
VII |
Diseases of the eye and adnexa |
|
75. |
Dry eye syndrome |
H04.1.2 |
76. |
Keratitis |
H16 |
77. |
Lens-induced iridocyclitis |
H20.2 |
78. |
Harada disease |
H30.8.1 |
79. |
Chorioretinitis, choroiditis |
H30.9.1, H30.9.2 |
80. |
Proliferative vitreo-retinopathy with retinal detachment |
H33.4.1 |
81. |
Central retinal vein occlusion |
H34.8 |
82. |
Retinal vasculitis |
H35.0.6 |
83. |
Central serous chorioretinopathy |
H35.7.1 |
84. |
Retinal disorders due to atherosclerosis |
H36.6 |
85. |
Glaucoma |
B40 |
86. |
Sympathetic uveitis |
H44.1.2 |
87. |
Nutritional optic neuropathy |
H46.2 |
88. |
Toxic optic neuropathy |
H46.3 |
VIII |
Diseases of the ear and mastoid process |
|
89. |
Ménière disease |
H81.0 |
90. |
Sudden idiopathic hearing loss |
H91.2 |
91. |
Progressive hearing loss |
|
92. |
Brain, meninges herniation into the ear - mastoid |
|
93. |
Cord VII tumor |
|
94. |
Cord VIII tumor |
|
95. |
Cholesteatoma of the mastoid |
|
96. |
Sarcoidosis of the ear |
|
97. |
Occupational hearing loss |
|
98. |
Hearing loss acquired after temporal bone injury |
|
99. |
Congenital malformations of ear causing impairment of hearing |
Q16 |
100. |
Turner syndrome |
Q96 |
IX |
Diseases of the circulatory system |
|
101. |
Acute coronary syndrome |
I20, I21, I22, I23 |
102. |
Chronic ischaemic heart disease |
I25 |
103. |
Pulmonary embolism |
I26 |
104. |
Other pulmonary heart diseases |
I27 |
105. |
Acute pericarditis |
I30 |
106. |
Chronic constrictive pericarditis |
I31.1 |
107. |
Myocarditis |
I40 |
108. |
Infective endocarditis |
I33; I38 |
109. |
Heart failure |
I50 |
110. |
Intracerebral haemorrhage |
I61 |
111. |
Cerebral infarction |
I63 |
112. |
Stroke, not specified as haemorrhage or infarction |
I64 |
113. |
Aortic aneurysm and dissection |
I71 |
114. |
Arterial embolism and thrombosis |
I74 |
115. |
Phlebitis and thrombophlebitis |
I80 |
116. |
Postprocedural disorders of circulatory system |
I97 |
X. |
Diseases of the respiratory system |
|
117. |
Chronic laryngitis |
J37.0 |
118. |
Polyp of vocal cord and larynx |
J38.1 |
119. |
chronic obstructive pulmonary disease |
J44 |
120. |
Asthma |
J45 |
121. |
Bronchiectasis |
J47 |
122. |
Coalworker pneumoconiosis |
J60 |
123. |
Pneumoconiosis due to asbestos |
J61 |
124. |
Pneumoconiosis due to dust containing silica |
J62 |
125. |
Pneumoconiosis due to other inorganic dusts |
J63 |
126. |
Unspecified pneumoconiosis |
J64 |
127. |
Other interstitial pulmonary diseases |
J84 |
128. |
Abscess of lung and mediastinum |
J85 |
129. |
Chronic pyothorax |
J86 |
130. |
Chronic respiratory failure. |
J96.1 |
XI |
Diseases of the digestive system |
|
131. |
Progressive chronic hepatitis |
K73 |
132. |
Fibrosis and cirrhosis of liver |
K74 |
133. |
Autoimmune hepatitis |
K75.4 |
134. |
Calculus of bile duct with cholangitis |
K80.3 |
135. |
chronic pancreatitis |
K86.0; K86.1 |
XII |
Diseases of the skin and subcutaneous tissue |
|
136. |
Pemphigus |
L10 |
137. |
Pemphigoid |
L12 |
138. |
Duhring Brocq disease |
L13.0 |
139. |
Epidermolysis bullosa |
L14 |
140. |
Exfoliative dermatitis |
L26 |
141. |
Psoriasis |
L40 |
142. |
Pityriasis rubra pilaris |
L44.0 |
143. |
Erythema nodosum |
L52 |
144. |
Pyoderma gangrenosum |
L88 |
145. |
Chronic ulcer of skin |
L98.4 |
XIII |
Diseases of the musculoskeletal system and connective tissue |
|
146. |
Systemic lupus erythematosus |
M32 |
147. |
Tuberculous arthritis |
M01.1 |
148. |
Reactive arthropathies |
M02.8, M02.9 |
149. |
Seropositive rheumatoid arthritis |
M05 |
150. |
Other psoriatic arthropathies |
M07.3 |
151. |
Gout |
M10 |
152. |
Other crystal arthropathies |
M11 |
153. |
Arthrosis of hip |
M16 |
154. |
Arthrosis of knee |
M17 |
155. |
Polyarteritis nodosa |
M30 |
156. |
Necrotizing vasculopathy, unspecified |
M31.9 |
157. |
Dermatopolymyositis |
M33 |
158. |
Systemic sclerosis |
M34 |
159. |
Sicca syndrome (Sjogren’s syndrome) |
M35.0 |
160. |
Spondylolisthesis |
M43.1 |
161. |
Ankylosing spondylitis |
M45 |
162. |
Spondylosis |
M47 |
163. |
Tuberculosis of spine |
M49.0 |
164. |
Cervical disc disorders |
M50 |
165. |
Chronic crepitant synovitis of hand and wrist |
M70.0 |
166. |
Adhesive capsulitis of shoulder |
M75.0 |
167. |
Osteoporosis with pathological fracture |
M80 |
168. |
Nonunion of fracture [pseudarthrosis] |
M84.1 |
169. |
Pathological fracture |
M84.4 |
170. |
Other disorders of bone density and structure |
M85 |
171. |
Osteomyelitis |
M86 |
172. |
Osteonecrosis |
M87 |
173. |
Algoneurodystrophy |
M89.0 |
174. |
Fracture of bone in neoplastic disease |
M90.7 |
175. |
Acquired deformities of musculoskeletal system and connective tissue |
M95 |
XIV |
Diseases of the genitourinary system |
|
176. |
Recurrent and persistent haematuria |
N02 |
177. |
Chronic nephritic syndrome |
N03 |
178. |
Nephrotic syndrome |
N04 |
179. |
Primary and secondary chronic glomerular disorders |
N08 |
180. |
Chronic tubulo-interstitial nephritis |
N11 |
181. |
Chronic renal failure |
N18 |
182. |
Incontinence |
N39.3; N39.4 |
183. |
Fistulae involving female genital tract |
N82 |
XV |
Pregnancy, childbirth and the puerperium |
|
184. |
Hydatidiform mole |
O01 |
XVI |
Injury, poisoning and certain other consequences of external causes |
|
185. |
Sequelae of injuries |
S64, S94, T09, T91, T92, T93 |
186. |
Sequelae of burns of third degree and above |
T20, T21, T22, T23, T24, T25, T26, T29, T30 |
187. |
Sequelae of surgery and complications of treatments |
|
188. |
Sequelae of war injuries |
|
XVII |
Factors influencing health status and contact with health services |
|
189. |
Corneal transplant |
T86.84 |
190. |
Artificial openings of digestive tract |
Z43.4 |
191. |
Artificial openings of urinary tract |
Z43.6 |
192. |
Transplanted organ and post-transplant treatment |
Z94 |
APPENDIX 2
MEDICAL ASSESSMENT REPORT FORM
(Issued together with Circular No. 14/2016/TT-BYT dated May 12, 2016)
GOVERNING BODY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
..…[Location]……..,[date]…………… |
WORK-RELATED IMPAIRMENT ASSESSMENT BY MEDICAL ASSESSMENT COUNCIL ….
Medical Assessment Council ……………………2........................................................
Has held a meeting on …………[date] to give an medical assessment to
Mr./Mrs.................................................................. Date of birth………………………….
Address:....................................................................................................................
ID/Citizen/Passport number:… 3…… Date of issue: ……Place of issue:........................
Social security number (if any):...................................................................................
To undergo medical assessment at the request/recommendation of: ………..(name)......
Letter of introduction/request No. …. dated ………………… (if any)
Medical assessment …………………………….4............................................................
Work-related impairment or diseases to be assessed: ……..5.......................................
Being eligible for benefits for… (bodily injuries, diseases. Work-related diseases with the rate of…….%)
ASSESSMENT RESULTS
(Specify the history of illnesses, injuries and work-related diseases, contents of the previous impairment assessment report as deemed necessary. The current clinical and subclinical findings that are valid for the board to reach a conclusion)
HEREBY DECIDES
Pursuant to Circular No. 14/2016/TT-BYT dated May 15, 2016 of the Ministry of Health on guidelines for the Law on Social insurance.
Mr./Mrs......................................................................................................................
is determined as ……………………………6...................................................................
Percentage of impairment: ……………% (in words .................................................. %)
In conjunction with percentage of impairment due to ...7..., the total percentage of impairment is: ………% (in words %)
Requests: .................................................................................................................
Vice President or Policy Member |
Vice President or the Standing Member or Specialized Member |
APPENDIX 6
MEDICAL RECORD SUMMARY FORM
(Issued together with Circular No. 14/2016/TT-BYT dated May 12, 2016)
……………………. Hospital: ………………. |
MEDICAL RECORD SUMMARY |
|
1. Full name (capital letter): ........................................................ 2. Year of birth: □□□□
3. Gender: Male □ Female □ 4. Ethnic: ...................................................................
Health insurance card’s number (if any):........................................................................
5. Occupation: ...........................................................................................................
Workplace: .................................................................................................................
6. Address: House No. … village, neighborhood…., commune/ward/district-level town....
District (city):………………………Province, city..............................................................
7. Date of admission ……………; date of discharge ………………;
8. Admitting diagnosis: ..............................................................................................
9. Discharging diagnosis: ..........................................................................................
10. Medical record summary:......................................................................................
a) Pathological and clinical progress:
...................................................................................................................................
b) Summary of subclinical test results for diagnosis:
...................................................................................................................................
c) Treatment:
...................................................................................................................................
d) Patient’s medical conditions when being discharged:
...................................................................................................................................
11. Notes:
...................................................................................................................................
|
……….[Location]………,[date]…………….. |
Documentation guide:
1. The medical record summary is documented in conformity with the respective medical record of the patient.
2. If the patient is a person who lacks of legal capacity or has limited legal capacity or a child aged under 16, full names of his/her parents or legal guardians must be inserted at the notes.
3. If the patient’s child/children die(s) after birth, the child/children’s date of birth and date of death, number of dead child/children will be inserted at the patient’s medical conditions when being discharged
1 Subjects of medical assessment, e.g. Work-related diseases, general assessment, work-related accident assessment, early retirement and death assessment
2 Name of Medical Assessment Council that has held the meeting
3 If the citizen card or passport is not available, other valid identity paper shall prevail (birth certificate, certification issued by police officer of the commune of place of residence enclosed with a photo with fan stamping)
4 First assessment/Re-assessment/General assessment/Appeal assessment (Assessment beyond professional qualification and requests)/Final appeal assessment
5 Work-related disease assessment (specify the name of the work-related disease to be assessed - the duration of the disease), labor accident assessment (enclosed with the contents of the injury extract - time of injury)/early retirement assessment/assessment for monthly death/general assessment (specify the contents of the assessment, such as the name of the work-related disease, the contents of the injury extract, the contents of the previous medical assessment)/relapse assessment (referring to relapse or progressive injuries or work-related diseases)
6 Specify conclusion at the request for assessment
7 Only insert in case of general assessment
8 Use the seal of standing agency of Medical Assessment Council. In case of final appeal assessment, the Department of Medical Examination and Treatment will act as the standing agency of the Board and may use the Ministry of Health’s seal.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực