Chương I: Thông tư 14/2016/TT-BYT Những quy định chung
Số hiệu: | 14/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 14/2016-TT-BYT quy định danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần; lập hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân; các giấy tờ hưởng chế độ thai sản; danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
1. Danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Theo Thông tư số 14/2016, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm: Người mắc một trong các bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm AIDS (phải có Tóm tắt hồ sơ bệnh án chứng mình); bệnh có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục (phải có Biên bản giám định y khoa chứng minh).
2. Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội
Thông tư 14/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn các trường hợp giám định gồm: Giám định thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất. Thông tư 14/BYT cũng quy định cụ thể hồ sơ đối với giám định lần đầu, giám định tái phát, giám định tổng hợp, giám định vượt khả năng chuyên môn, giám định phúc quyết hoặc giám định phúc quyết lần cuối.
Bên cạnh đó, trình tự giám định y khoa được quy định như sau:
- Về thời hạn giám định: Thời hạn giới thiệu giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ít nhất sau đủ 24 tháng kể từ ngày được kết luận y khoa lần trước đó. Có thể giám định lại trước thời hạn trên theo quy định.
- Về thẩm quyền:
+ Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ (trừ trường hợp do các Hội đồng giám định khác giám định); khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và được gửi đối tượng đến các cơ sở khác khám.
+ Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải sẽ khám giám định cho các đối tượng thuộc chức năng quản lý.
+ Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ; khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và các trường hợp đã giám định lần đầu ở Hội đồng Giám định cấp tỉnh; khám giám định vượt khả năng chuyên môn và khám giám định phúc quyết.
- Quy trình khám giám định tại Thông tư số 14/TT-BYT như sau:
+ Kiểm tra đối chiếu
+ Khám tổng quát
+ Khám chuyên khoa
+ Hội chẩn chuyên môn
+ Họp Hội đồng giám định y khoa
+ Ban hành Biên bản khám giám định y khoa
+ Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa
Ngoài ra, quy định về việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh; việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 14.
Thông tư 14/2016-TT-BYT có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về:
1. Danh Mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
2. Việc lập hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân.
3. Việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai, giấy xác nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
4. Danh Mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13.
2. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Người đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mà người lao động đó đã chết (sau đây gọi tắt là thân nhân người lao động).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian nghỉ việc Điều trị ngoại trú là thời gian người lao động không đủ sức khỏe để đi làm và được người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chỉ định dưỡng bệnh tại nhà.
3. Khám giám định lần đầu là giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người chưa được giám định lần nào ở loại hình giám định đó, bao gồm các đối tượng sau:
a) Người lao động bị tai nạn lao động;
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
d) Thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bị suy giảm sức khỏe giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
đ) Người mắc bệnh quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
4. Khám giám định lại là giám định mức suy giảm khả năng lao động từ lần thứ hai đối với người lao động bị thương tật, bệnh, tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đã được khám giám định, sau đó tái phát, tiến triển.
5. Khám giám định tổng hợp là giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
6. Khám giám định vượt khả năng chuyên môn là khám giám định do Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương thực hiện trong trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
7. Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương thực hiện khi có kiến nghị về kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
8. Khám giám định phúc quyết lần cuối là khám giám định do Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập thực hiện khi có kiến nghị về kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
9. Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính.
10. Trích sao hồ sơ bệnh án là bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides for:
1. List of diseases, the power to determine diseases eligible for lump-sum social insurance payout.
2. Documents and procedures for assessment of work capacity reduction as the basis for workers and their relatives to receive social insurance payout.
3. Issuance of discharge notes, birth certificate, copies of medical records, medical record summaries, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health and confirmation of eligibility to receive social insurance benefits.
4. List of diseases that require long-term treatment in Appendix 1 enclosed herewith.
Article 2. Regulated entities
1. Workers participating in social insurance as specified in Clause 1 and Clause 4 Article 2 of the Law on Social insurance.
2. Workers specified in Clause 1 of this Article whose social insurance participation period is reserved or retired workers pending pension or monthly benefits; voluntary social insurance participants who have paid compulsory social insurance premiums for at least 20 years.
3. Relatives of dead workers who participated in social insurance applying for assessment of work capacity reduction to receive death benefits for workers (hereinafter referred to as worker’s relative)
Article 3. Definitions
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Worker means an employee who participates in compulsory social insurance in accordance with the Law on Social insurance.
2. Sick leave means a period of time over which a worker is not healthy enough to work and is required by a physician to take a sick leave.
3. First assessment means the first assessment of work capacity reduction of a person who:
a) suffers from an occupational accident;
b) suffers from an occupational disease;
c) is participating in social insurance or having social insurance participation period reserved;
d) is a relative of a social insurance participant and has reduced work capacity that needs monthly benefits;
dd) suffers from any of the diseases specified in Clause 6 Article 4 of this Circular;
4. Reassessment means assessment from the second time onwards of work capacity reduction of a person who suffers from a disease or disability because of an occupational accident or occupational disease which recurs or develops after assessment.
5. General assessment means general assessment of work capacity reduction of a person who suffers from both an occupational accident and an occupational disease; suffers from multiple occupational accidents or multiple occupational diseases.
6. Assessment by Central Medical Assessment Council means an assessment carried out by Central Medical Assessment Council in the cases beyond the capacity of a Provincial Medical Assessment Council.
7. Reassessment by Central Medical Assessment Council means a reassessment carried out by Central Medical Assessment Council after an appeal against the result given by Provincial Medical Assessment Council is filed.
8. Final reassessment means the final reassessment carried out by a Medical Assessment Council established by the Minister of Health after an appeal against the result given by Central Medical Assessment Council is filed.
9. Valid copy means a copy that is extracted from the original book or authenticated by a competent authority or has been compared with the original.
10. Medical record summary means the summary of a medical record prescribed by regulations of law on medical examination and treatment.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực