Chương III: Thông tư 14/2016/TT-BYT Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 14/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 14/2016-TT-BYT quy định danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần; lập hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân; các giấy tờ hưởng chế độ thai sản; danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
1. Danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Theo Thông tư số 14/2016, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm: Người mắc một trong các bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm AIDS (phải có Tóm tắt hồ sơ bệnh án chứng mình); bệnh có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục (phải có Biên bản giám định y khoa chứng minh).
2. Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội
Thông tư 14/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn các trường hợp giám định gồm: Giám định thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất. Thông tư 14/BYT cũng quy định cụ thể hồ sơ đối với giám định lần đầu, giám định tái phát, giám định tổng hợp, giám định vượt khả năng chuyên môn, giám định phúc quyết hoặc giám định phúc quyết lần cuối.
Bên cạnh đó, trình tự giám định y khoa được quy định như sau:
- Về thời hạn giám định: Thời hạn giới thiệu giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ít nhất sau đủ 24 tháng kể từ ngày được kết luận y khoa lần trước đó. Có thể giám định lại trước thời hạn trên theo quy định.
- Về thẩm quyền:
+ Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ (trừ trường hợp do các Hội đồng giám định khác giám định); khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và được gửi đối tượng đến các cơ sở khác khám.
+ Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải sẽ khám giám định cho các đối tượng thuộc chức năng quản lý.
+ Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ; khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và các trường hợp đã giám định lần đầu ở Hội đồng Giám định cấp tỉnh; khám giám định vượt khả năng chuyên môn và khám giám định phúc quyết.
- Quy trình khám giám định tại Thông tư số 14/TT-BYT như sau:
+ Kiểm tra đối chiếu
+ Khám tổng quát
+ Khám chuyên khoa
+ Hội chẩn chuyên môn
+ Họp Hội đồng giám định y khoa
+ Ban hành Biên bản khám giám định y khoa
+ Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa
Ngoài ra, quy định về việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh; việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 14.
Thông tư 14/2016-TT-BYT có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giám định thương tật do tai nạn lao động.
2. Giám định bệnh nghề nghiệp.
3. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất.
1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, Điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Giấy đề nghị giám định của người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng;
b) Giấy ra viện hoặc hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
3. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau (nếu có): Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy xác nhận khuyết tật hoặc giấy ra viện hoặc các giấy tờ khám, Điều trị các bệnh, thương tật, tật, bao gồm: sổ y bạ hoặc sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
4. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; giám định để thực hiện chế độ tử tuất; giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau (nếu có): Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy xác nhận khuyết tật hoặc giấy ra viện hoặc các giấy tờ khám, Điều trị các bệnh, thương tật, tật, bao gồm: sổ y bạ hoặc sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
1. Giám định tai nạn lao động tái phát:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các giấy tờ Điều trị vết thương tái phát:
- Đối với người lao động Điều trị nội trú: Bản sao hợp lệ Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với người lao động Điều trị ngoại trú: Bản sao hợp lệ giấy tờ về khám, Điều trị bệnh, thương tật, tật do tai nạn lao động, bao gồm: sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
c) Biên bản Giám định y khoa lần kề trước đó.
2. Giám định bệnh nghề nghiệp tái phát:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp hoặc sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
c) Các giấy tờ Điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát:
- Đối với người lao động Điều trị nội trú do bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh, thương tật, tật liên quan đến bệnh nghề nghiệp tái phát hoặc tiến triển: Bản sao hợp lệ Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đối với người lao động Điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh, tật liên quan đến bệnh nghề nghiệp tái phát hoặc tiến triển: Bản sao hợp lệ giấy tờ về khám, Điều trị bệnh, thương tật, tật do bệnh nghề nghiệp tái phát, bao gồm: sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
d) Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó.
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.
2. Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần liền kề trước (đối với các trường hợp đã khám giám định).
3. Các giấy tờ khác theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 hoặc Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
1. Văn bản đề nghị giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa ký tên và đóng dấu.
2. Bản sao hợp lệ hồ sơ đề nghị khám giám định theo quy định tại một trong các Điều 8, 9, 10 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định.
3. Một trong các giấy tờ sau:
a) Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng;
b) Biên bản họp của Hội đồng giám định y khoa xác định vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp chưa khám.
1. Hồ sơ giám định phúc quyết:
a) Đối với trường hợp tổ chức đề nghị: Văn bản đề nghị giám định phúc quyết của Bộ Y tế hoặc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của người sử dụng lao động;
b) Đối với trường hợp cá nhân đề nghị: Văn bản đề nghị giám định phúc quyết của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết, kèm theo Giấy đề nghị giám định của cá nhân yêu cầu;
c) Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 8, 9, 10 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình giám định;
d) Biên bản giám định y khoa của Giám định y khoa cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị giám định phúc quyết lần cuối:
a) Đối với trường hợp tổ chức đề nghị: Văn bản đề nghị giám định phúc quyết của Bộ Y tế hoặc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của người sử dụng lao động.
b) Đối với trường hợp cá nhân đề nghị: Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của Hội đồng Giám định y khoa do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa đã khám cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương và đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối, kèm theo Giấy đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của cá nhân đề nghị;
c) Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 8, 9, 10 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định;
d) Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau:
a) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đề nghị giám định để hưởng lương hưu;
b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đề nghị giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
c) Thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
d) Người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
3. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám phúc quyết.
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ giám định phúc quyết lần cuối.
1. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giới thiệu giám định ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng) kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó.
2. Trường hợp do tính chất của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Giám định y khoa để xem xét, quyết định việc giám định lại trước thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất);
b) Khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động, trừ các trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khác giám định;
c) Gửi đối tượng đến cơ sở y tế khác để khám lâm sàng, xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh trong trường hợp cần thiết.
2. Hội đồng Giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền khám giám định cho người lao động ở các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm:
a) Khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất);
b) Khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động;
c) Gửi đối tượng đến cơ sở y tế khác để khám lâm sàng, xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh trong trường hợp cần thiết.
3. Hội đồng y khoa cấp trung ương có thẩm quyền:
a) Khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất);
b) Khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động;
c) Khám giám định tái phát, khám giám định tổng hợp các trường hợp đã khám giám định lần đầu ở Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh;
d) Khám giám định vượt khả năng chuyên môn và khám giám định phúc quyết.
1. Việc tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa được thực hiện như sau:
a) Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc trung ương tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa đối với giám định lần đầu, khám giám định lại; giám định tổng hợp;
b) Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa đối với giám định phúc quyết theo phân cấp thẩm quyền;
c) Đối với giám định phúc quyết lần cuối:
Cá nhân, tổ chức kiến nghị về kết quả khám giám định của Hội đồng Giám định y khoa trung ương gửi hồ sơ đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối về Bộ Y tế.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giám định, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Bộ Y tế gửi cho cá nhân, tổ chức đề nghị giám định Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp hồ sơ giám định hợp lệ:
a) Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối để tiến hành khám giám định cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập, Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.
4. Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Bộ Y tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định.
1. Kiểm tra đối chiếu: Người thực hiện khám giám định y khoa có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu người đến khám giám định với một trong các giấy tờ của người đó: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú, có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm x 6 cm cách ngày lập hồ sơ không quá 6 tháng và đóng dấu giáp lai.
2. Khám tổng quát: Bác sỹ cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa là giám định viên được phân công thực hiện khám tổng quát và chỉ định khám chuyên khoa, khám cận lâm sàng. Trường hợp bác sỹ cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa chưa là giám định viên thực hiện khám tổng quát và báo cáo Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng phê duyệt chỉ định khám chuyên khoa, khám cận lâm sàng.
3. Khám chuyên khoa: Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung theo chỉ định của người có thẩm quyền.
4. Hội chẩn chuyên môn: Chủ tịch Hội đồng hoặc Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa là thành viên Hội đồng chủ trì hội chẩn trước khi họp Hội đồng. Trường hợp cần thiết, cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa mời đối tượng và các giám định viên chuyên khoa đã khám cho đối tượng tham dự.
5. Họp Hội đồng giám định y khoa:
a) Điều kiện họp Hội đồng:
- Phải bảo đảm có trên 50% số thành viên Hội đồng theo quyết định, trong đó phải có ít nhất hai thành viên chuyên môn;
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa chủ trì theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
b) Kết luận của Hội đồng giám định y khoa:
- Hội đồng quyết định trên cơ sở thảo luận, nhất trí của các thành viên Hội đồng giám định y khoa bằng hình thức biểu quyết. Trường hợp còn có ý kiến khác thì người chủ trì phiên họp Hội đồng xem xét, quyết định việc chỉ định khám, Điều trị bổ sung trước khi Hội đồng bỏ phiếu kín.
- Trường hợp Hội đồng bỏ phiếu kín thì kiểm phiếu và công bố kết quả tại phiên họp Hội đồng. Kết luận của Hội đồng phải bảo đảm có sự nhất trí của trên 50% số thành viên tham dự phiên họp Hội đồng.
c) Kết luận của Hội đồng giám định y khoa được ban hành dưới hình thức Biên bản khám giám định y khoa theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm ban hành Biên bản khám giám định y khoa.
6. Ban hành Biên bản khám giám định y khoa: Cơ quan Thường trực Hội đồng giám định y khoa chuyển và lưu trữ Biên bản khám giám định y khoa như sau:
a) 02 bản cho người được giám định (người được giám định có trách nhiệm nộp 01 bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội, trường hợp đang làm việc thì nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động);
b) 01 bản cho tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả khám giám định và 01 bản cho Hội đồng Giám định y khoa nơi có kết quả khám định bị kiến nghị.
c) 01 bản lưu trữ tại cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa.
Đối với trường hợp giám định tái phát, giám định phúc quyết và giám định phúc quyết cuối cùng, trong kết luận phải ghi đầy đủ kết luận của các lần khám giám định trước đó.
7. Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa có giá trị vĩnh viễn, trừ trường hợp sau đó có Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cùng cấp hoặc Hội đồng Giám định y khoa cấp trên.
8. Hồ sơ khám giám định y khoa được quản lý, lưu trữ tại cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Việc đánh giá mức độ suy giảm khả năng lao động được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
2. Phương pháp xác định mức suy giảm khả năng lao động cho các đối tượng theo quy định của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Riêng đối với việc đánh giá mức suy giảm khả năng lao động đối với khám giám định tổng hợp được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương trùng lặp với thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh, bệnh nghề nghiệp của các lần bị thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
b) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với thương tật hoặc bệnh hoặc bệnh nghề nghiệp trước đây:
Thực hiện khám xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của lần bị thương hoặc bị bệnh hoặc bị bệnh nghề nghiệp của lần này và tổng hợp với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc bệnh hoặc nghề nghiệp được kết luận trong biên bản giám định y khoa của lần liền kề trước đó.
c) Trường hợp đối tượng đã khám giám định tổng hợp nhưng bị thương tật, bệnh, bệnh nghề nghiệp tái phát thì thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh, bệnh nghề nghiệp và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
3. Kết luận mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Điều này có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó.
Chapter III
ASSESSMENT AS THE BASIS FOR SOCIAL INSURANCE PAYOUT
Section 1. ASSESSMENT DOCUMENTS
Article 7. Cases of assessment
1. Assessment of disability due to an occupational accident.
2. Assessment of occupational diseases.
3. Assessment as the basis for provision of pension or death benefits.
Article 8. Application for first assessment
1. First assessment of disability due to an occupational accident:
a) The employer’s letter of introduction according to the template in Appendix 3 enclosed herewith;
b) A valid copy of the injury confirmation issued by the health facility that provided treatment for the worker according to the template in Appendix 4 enclosed herewith.
2. First assessment of occupational diseases:
a) The employer's letter of introduction according to the template in Appendix 3 enclosed herewith or a written request for assessment prepared by the worker whose social insurance participation period is reserved or a retired worker pending pension or monthly benefits;
b) A discharge note or occupational disease record or medical record summary.
3. Assessment as the basis for provision of pension for a person paying compulsory social insurance:
a) The employer’s letter of introduction according to the template in Appendix 3 enclosed herewith;
b) A valid copy of any of the following documents (if any): medical record summary, disability confirmation, discharge note, documents about examination or treatment of diseases, injuries or disabilities such as: health book, prescriptions, follow-up appointment forms, outpatient medical record summary.
4. Assessment pending early provision of pension for a worker paying social insurance premiums or a worker whose social insurance participation period is reserved or a retired worker pending pension or monthly benefits; assessment as the basis for provision of death benefits; assessment of a retired worker or a worker suffering an occupational disease whose social insurance participation period is reserved:
a) A written request for examination according to the template in Appendix 7 enclosed herewith.
b) A valid copy of any of the following documents (if any): medical record summary, disability confirmation, discharge note, documents about examination or treatment of diseases, injuries or disabilities such as: health book, prescriptions, follow-up appointment forms, outpatient medical record summary.
Article 9. Application for assessment of relapse
1. Assessment of occupational accident relapse:
a) A written request for assessment according to the template in Appendix 7 enclosed herewith;
b) Documents about treatment of injury relapse:
- For inpatient treatment: a valid copy of the discharge note according to the template in Appendix 5 or medical record summary according to the template in Appendix 6 enclosed herewith.
- For outpatient treatment: valid copies of documents about examination and/or treatment of diseases, injuries or disabilities caused by the occupational accident such as: health book, prescriptions, follow-up appointment forms or outpatient medical record summary.
c) Previous medical assessment record.
2. Assessment of occupational disease relapse:
a) A written request for assessment according to the template in Appendix 7 enclosed herewith;
b) Documents about the occupational disease or health book that contains information about the discovery of the occupational disease;
c) Documents about treatment of the occupational disease relapse:
- For inpatient treatment of the occupational disease or diseases, injuries or disabilities related to the occupational disease relapse: a valid copy of the discharge note according to the template in Appendix 5 or medical record summary according to the template in Appendix 6 enclosed herewith;
- For outpatient treatment: valid copies of documents about examination and/or treatment of diseases, injuries or disabilities caused by the occupational disease relapse such as: health book, prescriptions, follow-up appointment forms or outpatient medical record summary.
d) A valid copy of the previous medical assessment record.
Article 10. Application for general reassessment
1. The employer's letter of introduction according to the template in Appendix 3 enclosed herewith or a written request for assessment according to Appendix 7 enclosed herewith if the worker is having his/her social insurance participation period reserved or has retired.
2. A valid copy of the previous medical assessment record.
3. Other documents specified in Clause 1 and Clause 2 Article 8 or Clause 1 and Clause 2 Article 9 depending on the patient and type of assessment.
Article 11. Application for assessment by Central Medical Assessment Council
1. Ann application for assessment by Central Medical Assessment Council shall bear the signature and seal of the head of the governing organization of the Medical Assessment Council.
2. Valid copies of the application for assessment specified in Article 8, 9 or 10 of this Circular depending on the patient and type of assessment.
3. Any of the following documents:
a) A valid copy of the medical assessment record prepared by the Provincial Medical Assessment Council if an assessment has been carried out;
b) Minutes of meeting of the Medical Assessment Council saying the case is beyond its capacity if no assessment has been carried out.
Article 12. Application for reassessment by Central Medical Assessment Council or final reassessment
1. Application for reassessment by Central Medical Assessment Council:
a) If the reassessment is requested by an organization: a written request for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by the Ministry of Health, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Social Security Administration of Vietnam or the employer;
b) If the reassessment is requested by an individual: a written request for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by the Provincial Medical Assessment Council bearing the signature and seal of the head of the governing organization of the Medical Assessment Council. The request shall specify the person that disagrees with the conclusion given by the Council and requests the reassessment and be enclosed with a written request for reassessment prepared by such person;
c) Valid copies of the application for assessment specified in Article 8, 9 or 10 of this Circular depending on the patient and type of assessment;
d) The medical assessment record prepared by the Provincial Medical Assessment Council.
2. Application for final reassessment:
a) If the reassessment is requested by an organization: a written request for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by the Ministry of Health, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Social Security Administration of Vietnam or the employer;
b) If the reassessment is requested by an individual: a written request for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by the Provincial Medical Assessment Council bearing the signature and seal of the head of the governing organization of the Medical Assessment Council. The request shall specify the person that disagrees with the conclusion given by the Central Medical Assessment Council and requests the reassessment and be enclosed with a written request for final reassessment prepared by such person;
c) Valid copies of the application for assessment specified in Article 8, 9 or 10 of this Circular depending on the patient and type of assessment;
d) The medical assessment record prepared by the Central Medical Assessment Council.
Article 13. Responsibility for preparing the application
1. The worker shall prepare the application and send it to the Medical Assessment Council in the following cases:
a) The worker is having his/her social insurance participation period reserved and applies for assessment to receive pension;
b) The worker is having his/her social insurance participation period reserved and applies for assessment to receive lump-sum social insurance payout;
c) A relative of the worker applies for assessment to receive monthly benefits.
d) A retired worker applies for assessment of relapse.
2. The employer shall prepare the application and send it to the Medical Assessment Council in cases other than those specified in Clause 1, Clause 3 and Clause 4 of this Article.
3. Governing organization of the Provincial Medical Assessment Council shall prepare the application for reassessment by Central Medical Assessment Council
4. Governing organization of the Central Medical Assessment Council shall prepare the application for final reassessment.
Section 2. PROCEDURES FOR MEDICAL ASSESSMENT
Article 14. Time limits
1. Reassessment of an occupational accident or occupational disease shall be carried out at least after 02 years (24 months) from the day on which Medical Assessment Council gives a conclusion of the rate of work capacity reduction because of the occupational accident or occupational disease.
2. Where the worker’s health deteriorates rapidly, the governing organization of the Medical Assessment Council shall request the Chairperson or Deputy Chairperson of the Medical Assessment Council to consider carrying out a reassessment before the time specified in Clause 1 of this Article.
Article 15. Power to carry out medical assessment
1. A Provincial Medical Assessment Council is entitled to:
a) Carry out first assessment for workers or workers’ relatives (who applies to receive death benefits);
b) Carry out assessment of relapse and general assessment for workers, unless it has been carried out by another Medical Assessment Council;
c) Send patients other health facilities for clinical examination, testing or medical imaging where necessary.
2. Medical Assessment Councils affiliated to the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Transport are entitled to carry out assessments for workers of units under their management. To be specific:
a) Carry out first assessment for workers or workers’ relatives (who applies to receive death benefits);
b) Carry out assessment of relapse and general assessment for workers;
c) Send patients to other health facilities for clinical examination, testing or medical imaging where necessary.
3. Central Medical Assessment Council is entitled to:
a) Carry out first assessment for workers or workers’ relatives (who applies to receive death benefits);
b) Carry out assessment of relapse and general assessment for workers;
c) Carry out assessment of relapse and general assessment for workers who have undergone first assessment by Provincial Medical Assessment Councils;
d) Carry out reassessment requested by Provincial Medical Assessment Council and the Minister of Health.
Article 16. Receipt of application for medical assessment
1. Applications for medical assessment shall be received as follows:
a) The governing organization of a Provincial Medical Assessment Council or Central Medical Assessment Council shall receive applications for first assessment, reassessment or general assessment;
b) The governing organization of Central Medical Assessment Council shall receive applications for reassessment by Central Medical Assessment Council;
c) Regarding applications for final reassessment:
The individual or organization that disagrees with the result given by Central Medical Assessment Council shall send an application for final reassessment to the Ministry of Health.
2. After an application is received, the governing organization of the Medical Assessment Council or the Ministry of Health shall send the applicant a receipt note according to the template in Appendix 9 enclosed herewith.
3. If the application is satisfactory:
a) The Medical Assessment Council shall carry out assessment within 30 days from the day written on the receipt note;
b) The Minister of Health shall establish a Final Medical Assessment Council to carry out the final reassessment within 20 days from the day written on the receipt note.
Within 10 working days from the day on which a decision to establish the Final Medical Assessment Council, the Council shall carry out the final assessment.
4. If the application is not satisfactory, within 10 working days from the day written on the receipt note, the governing organization of the Medical Assessment Council or the Ministry of Health shall send a written notice to the applicant.
Article 17. Medical assessment procedures
1. Comparison: the person who carries out the medical assessment shall compare the patient with one of his/her documents: ID card, passport, confirmation by the police department of the commune where he/she resides (whether temporarily or permanently) which bears the patient’s picture (the picture must be taken on a white background within 6 months before the application is made out and bear a seal of the police).
2. Overall examination: a physician of the governing organization of the Medical Assessment Council shall act as an assessor who carries out the overall examination and prescribes specialist examinations and subclinical examinations. If such physician is not an assessor, the overall examination shall be carried out and the head of the governing organization shall prescribes specialist examinations and subclinical examinations.
3. Specialist examinations: specialists shall examine and draw conclusion according to prescriptions of the competent person.
4. Consultation: Chairperson of the Council or head of the governing organization of the Medical Assessment Council shall chair the consultation before the meeting of the Council. Where necessary, the governing organization of the Medical Assessment Council shall invite the patient and specialists to participate in the meeting.
5. Meeting of Medical Assessment Council:
a) Conditions for holding the meeting:
- The meeting is participated by more than 50% of its members, two of whom must be specialists;
- The meeting is chaired by the chairperson or deputy chairperson of the Medical Assessment Council.
b) Conclusion given by Medical Assessment Council:
- The conclusion shall be given by voting by every member of the Council. In case of dissenting opinions, the chair of the meeting shall consider prescribing additional examinations or treatment before holding a ballot.
- In case of ballot, the result shall be announced at the meeting. The conclusion must be concurred with by more than 50% of participating members.
c) The conclusion shall be given in writing according to the template in Appendix 2 enclosed herewith. The governing organization of the Medical Assessment Council shall issue the medical assessment record.
6. The medical assessment record shall be circulated and retained by the governing organization of the Medical Assessment Council as follows:
a) 02 copies shall be sent to the patient who shall submit 01 copy to the social insurance authority (via the employer if the patient is still working);
b) 01 copy shall be kept by the applicant for medical assessment and 01 copy to the Medical Assessment Council that gave the result appealed against.
c) 01 copy shall retain at the governing organization of the Medical Assessment Council.
In case of assessment of relapse, reassessment by Central Medical Assessment Council and final reassessment, the conclusion must contain conclusions of all previous examinations.
7. The conclusion given by Medical Assessment Council is permanent, unless another conclusion is given by another Medical Assessment Council at the same or superior level.
8. Medical assessment documents shall be retained at the governing organization of the Medical Assessment Council in accordance with regulations of law on document retention.
Article 18. Assessment of work capacity reduction
1. Work capacity reduction shall be assessed in accordance with Circular No. 28/2013/TTLT-BYT-BLDTBXH.
2. Methods for assessment of work capacity reduction are specified in Circular No. 28/2013/TTLT-BYT-BLDTBXH. Assessment of work capacity reduction for general assessment:
a) Where a person who is already suffering from an injury or disease or occupational diseases catches another injury or disease or occupational disease which causes the same disability:
The rate of work capacity reduction shall be determined according to results of examination of all the injuries, diseases or occupational diseases.
b) Where a person who is already suffering from an injury or disease or occupational diseases catches another injury or disease or occupational disease which causes a different disability:
The rate of work capacity reduction caused by the new injury, disease or occupational disease shall be aggregate with that of the previous occupational accident or occupational disease written in the previous medical assessment record.
c) In case of relapse of a person’s injury, disease or occupational disease, the rate of work capacity reduction shall be determined according to result of examination of the injury, disease or occupational disease.
3. The rate of work capacity reduction specified in this Article is valid until the next medical assessment record is issued.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực