Chương II: Thông tư 14/2016/TT-BYT Danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm một lần
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 14/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2018 |
Thông tư 14/2016-TT-BYT quy định danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần; lập hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân; các giấy tờ hưởng chế độ thai sản; danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
1. Danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Theo Thông tư số 14/2016, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm: Người mắc một trong các bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm AIDS (phải có Tóm tắt hồ sơ bệnh án chứng mình); bệnh có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục (phải có Biên bản giám định y khoa chứng minh).
2. Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội
Thông tư 14/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn các trường hợp giám định gồm: Giám định thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất. Thông tư 14/BYT cũng quy định cụ thể hồ sơ đối với giám định lần đầu, giám định tái phát, giám định tổng hợp, giám định vượt khả năng chuyên môn, giám định phúc quyết hoặc giám định phúc quyết lần cuối.
Bên cạnh đó, trình tự giám định y khoa được quy định như sau:
- Về thời hạn giám định: Thời hạn giới thiệu giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ít nhất sau đủ 24 tháng kể từ ngày được kết luận y khoa lần trước đó. Có thể giám định lại trước thời hạn trên theo quy định.
- Về thẩm quyền:
+ Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ (trừ trường hợp do các Hội đồng giám định khác giám định); khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và được gửi đối tượng đến các cơ sở khác khám.
+ Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải sẽ khám giám định cho các đối tượng thuộc chức năng quản lý.
+ Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ; khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và các trường hợp đã giám định lần đầu ở Hội đồng Giám định cấp tỉnh; khám giám định vượt khả năng chuyên môn và khám giám định phúc quyết.
- Quy trình khám giám định tại Thông tư số 14/TT-BYT như sau:
+ Kiểm tra đối chiếu
+ Khám tổng quát
+ Khám chuyên khoa
+ Hội chẩn chuyên môn
+ Họp Hội đồng giám định y khoa
+ Ban hành Biên bản khám giám định y khoa
+ Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa
Ngoài ra, quy định về việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh; việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 14.
Thông tư 14/2016-TT-BYT có hiệu lực ngày 01/7/2016.
1. Các bệnh quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội.
2. Các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục.
1. Việc xác định các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 4 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có phạm vi chuyên môn hoạt động phù hợp với nội dung xác định bệnh hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
2. Việc xác định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này phải được thực hiện bởi Hội đồng giám định y khoa.
1. Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này cấp đối với trường hợp người mắc một trong các bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Biên bản giám định y khoa theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người mắc một trong các bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Chapter II
LIST OF DISEASES, POWER TO DETERMINE DISEASES ELIGIBLE FOR LUMP-SUM SOCIAL INSURANCE PAYOUT
Article 4. List of diseases eligible for lump-sum social insurance payout
1. The diseases specified in Point c Clause 1 Article 60 of the Law on Social insurance.
2. Diseases that result in at least 81% work capacity reduction which is unrecoverable.
Article 5. The power to determine diseases eligible for lump-sum social insurance payout
1. The diseases eligible for lump-sum social insurance payout mentioned in Clause 1 Article 4 of this Circular must be determined at medical facilities specified in Clause 1, 2, 4, 5 and 8 Article 4 of Circular No. 40/2015/TT-BYT.
2. Work capacity reduction rate mentioned in Clause 2 Article 4 of this Circular shall be determined by a Medical Assessment Council.
Article 6. Documents proving a patient’s eligibility for lump-sum social insurance payout
1. A person who suffers from any of the diseases mentioned in Clause 1 Article 4 of this Circular shall submit a medical record summary specified in Clause 1 Article 5 of this Circular.
2. A person who suffers from any of the diseases mentioned in Clause 2 Article 4 of this Circular shall submit a medical examination record according to Template No. 02 in Appendix 2 enclosed herewith.