Chương VII: Thông tư 14/2016/TT-BYT Điều khoản thi hành
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 14/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2018 |
Thông tư 14/2016-TT-BYT quy định danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần; lập hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân; các giấy tờ hưởng chế độ thai sản; danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
1. Danh mục bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Theo Thông tư số 14/2016, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm: Người mắc một trong các bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm AIDS (phải có Tóm tắt hồ sơ bệnh án chứng mình); bệnh có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục (phải có Biên bản giám định y khoa chứng minh).
2. Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội
Thông tư 14/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn các trường hợp giám định gồm: Giám định thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất. Thông tư 14/BYT cũng quy định cụ thể hồ sơ đối với giám định lần đầu, giám định tái phát, giám định tổng hợp, giám định vượt khả năng chuyên môn, giám định phúc quyết hoặc giám định phúc quyết lần cuối.
Bên cạnh đó, trình tự giám định y khoa được quy định như sau:
- Về thời hạn giám định: Thời hạn giới thiệu giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ít nhất sau đủ 24 tháng kể từ ngày được kết luận y khoa lần trước đó. Có thể giám định lại trước thời hạn trên theo quy định.
- Về thẩm quyền:
+ Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ (trừ trường hợp do các Hội đồng giám định khác giám định); khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và được gửi đối tượng đến các cơ sở khác khám.
+ Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải sẽ khám giám định cho các đối tượng thuộc chức năng quản lý.
+ Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương: Khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất cho người lao động và thân nhân của họ; khám giám định tái phát, giám định tổng hợp cho người lao động và các trường hợp đã giám định lần đầu ở Hội đồng Giám định cấp tỉnh; khám giám định vượt khả năng chuyên môn và khám giám định phúc quyết.
- Quy trình khám giám định tại Thông tư số 14/TT-BYT như sau:
+ Kiểm tra đối chiếu
+ Khám tổng quát
+ Khám chuyên khoa
+ Hội chẩn chuyên môn
+ Họp Hội đồng giám định y khoa
+ Ban hành Biên bản khám giám định y khoa
+ Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa
Ngoài ra, quy định về việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh; việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 14.
Thông tư 14/2016-TT-BYT có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Các văn bản: Thông tư liên tịch số 11/1999/TTLB-BYT-BHXH ngày 22 tháng 6 năm 1999 của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh tham gia bảo hiểm xã hội, Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh Mục bệnh cần chữa trị dài ngày; Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; mẫu giấy ra viện ban hành kèm theo Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án; mẫu giấy chứng sinh ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy chứng sinh đã phát hành trước ngày Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để nghiên cứu, xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
Chapter VII
IMPLEMENTATION CLAUSE
Article 31. Effect
This Circular comes into force on July 01, 2016.
Circular No. 11/1999/TTLB-BYT-BHXH, Circular No. 34/2013/TT-BYT, Circular No. 07/2010/TT-BYT, template of discharge note enclosed with Decision No. 4069/2001/QD-BYT of the Minister of Health; birth certificate template enclosed with Circular No. 17/2012/TT-BYT are no longer effective from the effective date of this Circular.
Article 32. Transition clause
Confirmation of eligibility to receive social insurance benefits, discharge notes and birth certificates issued before the promulgation date of this Circular are effective until December 31, 2016 inclusive.
Article 33. Organization of implementation
Chief of the Ministry Office, Directors of Departments of the Ministry of Health, Directors of Provincial Departments of Health, Directors of health authorities and relevant units are responsible for the implementation of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health for consideration./.