Chương VI Luật an toàn vệ sinh lao động 2015: Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Số hiệu: | 84/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/07/2015 | Số công báo: | Từ số 871 đến số 872 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 với các nội dung quan trọng như: việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan được ban hành ngày 25/06/2015.
1. Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động
Luật an toàn lao động năm 2015 quy định việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
+ Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người khuyết tật, chưa thành niên, cao tuổi ít nhất 06 tháng một lần nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu.
+ Khi khám sức khỏe, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
+ Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do NSDLĐ chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
2. Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật an toàn lao động năm 2015
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động.
+ Về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, Luật vệ sinh an toàn lao động quy định như sau:
Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí bảo hiểm y tế không chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu kết luận suy giảm dưới 5%.
Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động theo Luật vệ sinh an toàn lao động;
+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của người và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
+ Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa.
+ Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
+ Theo Luật vệ sinh an toàn lao động, NSDLĐ sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe đối với người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
+ Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo pháp luật lao động.
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 còn quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền được phân công quản lý.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động.
4. Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
5. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
7. Bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
8. Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động, chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lập hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này; chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3. Xây dựng hoặc tham gia ý kiến theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 87 của Luật này.
4. Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh lao động; thống kê về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về thống kê.
5. Chủ trì tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phòng ngừa sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động.
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện, phối hợp điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra, xử lý tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm.
8. Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quan trắc môi trường lao động; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại tại nơi làm việc; quản lý, tổ chức quan trắc môi trường lao động.
2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với các yếu tố vệ sinh lao động trong môi trường lao động; tham gia ý kiến về nội dung vệ sinh lao động theo thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 87 của Luật này.
3. Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
4. Hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định mức suy giảm khả năng lao động, điều trị, phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý hồ sơ sức khỏe lao động.
5. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung huấn luyện về vệ sinh lao động; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vệ sinh lao động.
6. Xây dựng, ban hành và định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung Danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này; tổ chức giám định bệnh nghề nghiệp; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại nghề, công việc sau khi có ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.
7. Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao động; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
8. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chí đánh giá cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
9. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
10. Hằng năm, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực quản lý.
1. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
2. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
3. Hằng năm, báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương với Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Hằng năm, bố trí nguồn lực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và công bố tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập kế hoạch xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi quản lý được Chính phủ phân công sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; trường hợp không thống nhất ý kiến, cơ quan chủ trì xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Việc thẩm định tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều này; có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới hoặc liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ.
5. Bộ Y tế xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Điều 85 của Luật này; có ý kiến thống nhất về nội dung vệ sinh lao động trong quá trình các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động là tổ chức tư vấn cho Chính phủ trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập, bao gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, các bộ, ngành có liên quan và một số chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
2. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh là tổ chức tư vấn cho Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương. Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, bao gồm đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động, Hội nông dân, một số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
3. Hằng năm, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh.
1. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương và cấp tỉnh.
2. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.
3. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động quy định tại khoản 1 Điều này và cơ chế phối hợp liên ngành quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Người nào vi phạm, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Chính phủ quy định chi tiết về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động quy định trong Luật này.
1. Cơ chế phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung phối hợp quy định tại khoản 2 Điều này trong phạm vi trách nhiệm của mình;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động các cấp phối hợp với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác trong công tác an toàn, vệ sinh lao động theo lĩnh vực có liên quan.
2. Nội dung phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Điều tra tai nạn lao động; tai nạn, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động; kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
e) Khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
STATE MONITORING OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Article 82. Contents of state monitoring of occupational safety and hygiene
1. Promulgate and implement legislative documents on occupational safety and hygiene; formulate, promulgate or announce national technical standards for occupational safety and hygiene, local technical standards for occupational safety and hygiene within the competence.
2. Propagate and raise public awareness of legislation on occupational safety and hygiene.
3. Monitor, release statistics and provide information about occupational accidents and occupational diseases; formulate national program for occupational safety and hygiene.
4. Manage the organization and operation of services providers of occupational safety and hygiene.
5. Research and apply safety and hygiene technologies.
6. Inspect and deal with complaints, denunciation and violations against legislation on occupational safety and hygiene.
7. Provide training in occupational safety and hygiene.
8. Conduct international cooperation in occupational safety and hygiene.
Article 83. The roles of regulatory agencies in occupational safety and hygiene
1. The Government shall be in charge of state management of occupational safety and hygiene nationwide.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility to the Government for in charge of state management of occupational safety and hygiene nationwide.
3. Ministries, ministerial agencies shall be in charge of state management of occupational safety and hygiene within their competence.
4. The People’s Committees shall be in charge of state management in terms of occupational safety and hygiene within their competence.
Article 84. The roles of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in occupational safety and hygiene
1. Formulate and request the competent agencies to promulgate and implement legislation, policies and plans for occupational safety and hygiene, national program for occupational safety and hygiene; and keep national records of occupational safety and hygiene.
2. Issue the List of machinery, equipment, materials or substances having strict safety and hygiene requirements as prescribed in Clause 2 Article 28 of this Law, carry out state management of training in occupational safety and hygiene and inspection of those machinery, equipment, materials or substances.
3. Formulate and discuss about national technical standards for occupational safety and hygiene as prescribed in Article 87 of this Law.
4. Monitor, collect and provide information about occupational safety and hygiene; release statistics on occupational safety and hygiene as prescribed in legislation on statistics.
5. Propagate and raise public awareness of legislation on occupational safety and hygiene; prevent safety threat, avoid occupational accidents and occupational diseases.
6. Request the Government to decide the handling measures when necessary to protect legitimate rights and interests of employees in terms of the insurance.
7. Inspect and deal with violations against occupational safety and hygiene; investigate or cooperate in investigation of occupational accidents, safety threat; and request the Ministry of Public Security and the People’s Supreme Procuracy to investigate and take actions against occupational accidents with signs of crime.
8. Conduct international cooperation in occupational safety and hygiene.
Article 85. The roles of the Minister of Health in occupational safety and hygiene
1. Formulate and request the competent agencies to promulgate legislative documents on occupational environment monitoring; assess, control and manage harmful factors at the workplace; manage and carry out the occupational environment monitoring.
2. Formulate national technical standards for occupational safety and hygiene regarding occupational hygiene factors in the occupational environment; and offer opinions about occupational hygiene within their competence prescribed in Clause 5 Article 87 of this Law.
3. Provide guidance on management of occupational hygiene and prevention of occupational diseases.
4. Provide guidance on health check-ups, occupational disease check-ups, medical assessment of decreased work capacity, and treatment and health rehabilitation for employees suffering from occupational accidents or suffering occupational diseases, and manage occupational health records.
5. Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in formulation of contents of training in occupational hygiene; propagate and raise public awareness of legislation on occupational hygiene.
6. Formulate, promulgate and regularly inspect for amendments to the List of occupational diseases prescribed in Clause 1 Article 37 of this Law; carry out assessment of occupational diseases; formulate and promulgate health standards for each occupation with the consent of relevant Ministries and agencies.
7. Monitor, collect and provide information about occupational hygiene; release statistics and create database of occupational diseases; and manage the employees’ health at the workplace.
8. Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in formulation of assessment criteria for the List of heavy, harmful and dangerous occupations and severely heavy, harmful and dangerous occupations.
9. Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in inspection of observance of legislation on occupational hygiene as prescribed.
10. Annually send reports on implementation of policies and legislation on occupational safety and hygiene within their managing field to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 86. The roles of the People’s Committees in occupational safety and hygiene
1. Formulate and request the competent agencies to promulgate legislative documents and local technical standards.
2. Manage occupational safety and hygiene at local governments; formulate and implement policies and legislation on occupational safety and hygiene at local governments.
3. Annually send reports on implementation of policies and legislation on occupational safety and hygiene at local governments to the People’s Councils or send irregular reports at the request of competent agencies as prescribed.
4. Annually propagate and raise public awareness of legislation on occupational safety and hygiene on administrative divisions suitable for the local condition; give priority to employees without labor contracts at local governments.
5. Inspect and deal with violations against legislation on occupational safety and hygiene at local governments.
Article 87. Formulating and promulgating national standards for occupational safety and hygiene and formulating and promulgating National technical regulation on occupational safety and hygiene
1. The Ministry of Science and Technology shall approve plans for formulation of national standards for occupational safety and hygiene and promulgate the national standards for occupational safety and hygiene.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with relevant Ministries and ministerial-level agencies in making plans for formulation of National technical regulation on occupational safety and hygiene.
3. Ministries or ministerial-level agencies shall formulate national standards for occupational safety and hygiene and formulate and promulgate National technical regulation on occupational safety and hygiene within their competence assigned by the Government with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; if the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs does not concur, the Ministries or ministerial-level agencies shall send reports to the Prime Minister for consideration and decision.
National standards for and National technical regulation on occupational safety and hygiene shall be assessed by the Ministry of Science and Technology as prescribed in the Law on Technical regulations and standards.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall formulate national standards and promulgate National technical regulation on occupational safety and hygiene within their competence as prescribed in Clause 3 of this Article; cooperate with Ministries and ministerial-level agencies in requesting the Prime Minister to assign responsibility for formulation of national standards, formulation and promulgation of new National technical regulation or the national technical regulation relates to management scope of multiple Ministries or ministerial-level agencies.
5. The Ministry of Health shall formulate national standards for occupational safety and hygiene and promulgate National technical regulation on occupational safety and hygiene within their competence as prescribed in Article 85 of this Law; discuss with other Ministries or ministerial-level agencies about formulation of national standards for or National technical regulation on occupational safety and hygiene.
Article 88. National council of occupational safety and hygiene and Provincial councils of occupational safety and hygiene
1. National council of occupational safety and hygiene means an advisory organization giving advices on new formulation or amendments to policies or legislation on occupational safety and hygiene to the Government. The National council shall be established by the Prime Minister, including representatives of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, Vietnam General Confederation of Labor, Vietnam Farmers' Union, employers, relevant Ministries, agency and specialists or scientists specialized in occupational safety and hygiene.
2. Provincial council of occupational safety and hygiene means an advisory organization giving advices on implementation of polices or legislation on occupational safety and hygiene at local government to the People’s Committee. Each Provincial council shall be established by the President of the provincial People’s Committee, including representatives of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs, Services of Health, Confederation of Labor, Farmers' Union, enterprises, agencies, organizations and specialists or scientists specialized in occupational safety and hygiene at local governments.
3. Annually, the Council of occupational safety and hygiene shall hold discussion to share information, improve relationship among employers, employees, trade unions, representatives of employers and regulatory agencies to promote the fair and safe working condition for employees, and improve the development and implementation of policies and legislation on occupational safety and hygiene.
4. The Government provide guidance on establishment, functions, tasks, organization and operation of National council of occupational safety and hygiene and Provincial councils of occupational safety and hygiene.
Article 89. Occupational Safety and Hygiene Inspectorate
1. Occupational Safety and Hygiene Inspectorate means a specialized inspectorate affiliated to the labor authority of government or province.
2. The occupational safety and hygiene inspectorate shall cooperate with competent agencies in inspection of occupational safety and hygiene in terms of radioactivity, petroleum exploration and extraction, vehicles of rail transport, waterway, road transport, air transport, and units of People’s armed forces.
3. The Government shall provide guidance on organization and operation of Occupational Safety and Hygiene Inspectorate prescribed in Clause 1 of this Article and interdisciplinary cooperate regime prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 90. Penalties for violations against legislation on occupational safety and hygiene
1. Any person committing violations against legislation on occupational safety and hygiene shall face administrative penalties or criminal prosecution depending on their nature and severity; and he/she shall pay compensation for damage (if any) and eliminate the consequences as prescribed.
2. Any person misusing power and authority to commit violations against this Law or infringing interests of the state, lawful rights and interests of organizations or individuals shall face administrative penalties or criminal prosecution depending on their nature and severity; and he/she shall pay compensation for damage (if any) as prescribed.
3. Any employer who evades or makes late payment of the insurance premiums, appropriate the insurance premiums or payout prescribed in Clause 2 Article 12 of this Law for at least 30 days, he/she is required to pay the outstanding insurance premiums and face penalties as prescribed and pay interests twice the average investment interest of the Social security fund of the preceding year according to the outstanding amount of money; if not, the bank, the credit institution or the state treasury shall withdraw deposit account of the employer to pay the outstanding premiums and their interests and send to the account of the social security agency at the request of the competent agency.
4. The Government shall provide guidance on acts, methods and penalties for administrative violations in terms of occupational safety and hygiene as prescribed in this Law.
Article 91. Mechanism for cooperation in occupational safety and hygiene works
1. Cooperation regime for occupational safety and hygiene shall be carried out as follows:
a) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People's Committees of provinces in implementation of regulations of Clause 2 of this Article within their competence;
b) State management agencies of occupational safety and hygiene shall cooperate with political organizations, socio-political organizations, political-socio-professional organizations, socio-professional organizations and other organizations in terms of occupational safety and hygiene.
2. Contents of cooperation regime for occupational safety and hygiene:
a) Formulate policies and legislation on occupational safety and hygiene; technical regulations and standards for occupational safety and hygiene;
b) Formulate national programs or records of occupational safety and hygiene;
c) Investigate occupational accidents; accidents, safety threat; polices applicable to employees suffering from occupational accidents or occupational diseases;
d) Propagate, raise public awareness, provide training, release statistics and send reports on occupational safety and hygiene; inspect machinery, equipment and materials having strict safety and hygiene requirements ;
dd) Inspect and supervise occupational safety and hygiene and impose penalties for violations against legislation on occupational safety and hygiene;
e) Give commendation for occupational safety and hygiene;
g) Research and apply safety and hygiene technologies.
3. The Government shall provide guidance on this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực