Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Số hiệu: | 37/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 15/06/2016 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Ngày 15/5/2016, Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp bắt buộc được ban hành. Theo đó:
- Người lao động (NLĐ) được hỗ trợ kinh phí điều trị phục hồi chức năng do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải hội đủ 2 điều kiện sau đây:
+ Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
- Mức hỗ trợ kinh phí tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.
- Số lần hỗ trợ tối đa 02 lần/NLĐ và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.
- Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 37/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016).
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP BẮT BUỘC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Nghị định này quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này sau đây gọi tắt là người lao động.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp là cơ sở y tế có đủ Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phục hồi chức năng lao động là quá trình áp dụng biện pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, biện pháp giáo dục và xã hội học để phục hồi chức năng lao động.
3. Đơn vị phục hồi chức năng lao động là cơ sở y tế có đủ Điều kiện hoạt động phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:
a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời Điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
2. Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong Khoảng thời gian bảo đảm kể từ ngày nghỉ hưu, chuyển việc khác hoặc thôi việc thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương IV Nghị định này.
3. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang làm việc hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động đã nghỉ hưu;
b) Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;
d) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.
4. Trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thời gian bảo đảm đối với từng bệnh nghề nghiệp và trình tự, hồ sơ khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các Điều kiện sau đây:
1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.
1. Học phí quy định tại Khoản 2 Điều 55 được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức hỗ trợ cho từng đối tượng nhưng không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở.
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp.
Người lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:
1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này có đủ Điều kiện sau đây:
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định;
c) Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện.
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời Điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
3. Người lao động có thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị khác được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% mức chi khám bệnh nghề nghiệp.
1. Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động;
c) Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện.
2. Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
c) Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện;
d) Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
1. Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này, người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, người lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp.
Người lao động được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:
1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này có đủ Điều kiện sau đây:
a) Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện;
b) Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp;
d) Người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời Điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 10 lần mức lương cơ sở/người.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
2. Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện;
3. Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp;
4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
1. Trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này, nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:
1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
2. Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa;
3. Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng;
4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
1. Người lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 21 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các Điều kiện sau:
1. Thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
2. Người lao động được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định đủ từ 12 tháng trở lên tính đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
1. Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở các đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mức tối đa như sau:
a) Không quá 01 lần mức lương cơ sở/người đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Không quá 1/2 mức lương cơ sở/người đối với người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Không quá 1/4 mức lương cơ sở/người đối với người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác y tế; an toàn, vệ sinh viên.
2. Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% mức giá dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
2. Văn bản chứng minh thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
3. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người sử dụng lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Điều kiện chi hỗ trợ chi phí Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tổ chức Điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
2. Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp Điều tra lại không thuộc các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước.
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí chi cho việc Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về công tác phí, thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định theo quy định hiện hành.
1. Quyết định thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Biên bản Điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
3. Bản sao có chứng thực chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc Điều tra theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Căn cứ vào đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Y tế xem xét, quyết định thành lập đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn Điều tra có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để tạm ứng tối đa 80% kinh phí Điều tra.
4. Sau khi tiến hành Điều tra lại, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn Điều tra quy định tại Khoản 2 Điều này gửi hồ sơ quyết toán theo quy định tại Điều 29 Nghị định này về cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán chi phí hỗ trợ Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội
a) Kiểm tra việc đóng, hưởng các chế độ hỗ trợ đối với người lao động và người sử dụng lao động.
b) Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ hỗ trợ không đúng quy định của pháp luật.
c) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Yêu cầu Điều tra lại các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn thủ tục thanh toán chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động.
b) Thực hiện việc chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; lưu trữ hồ sơ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
đ) Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
e) Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc trong phạm vi địa phương quản lý đồng thời gửi cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương.
g) Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và người lao động hoặc tổ chức đại diện.
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
i) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp nhận hồ sơ, quyết định mức hỗ trợ và kinh phí, chi phí hỗ trợ về đào tạo chuyển đổi nghề, khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình Điều tra lại các vụ tai nạn lao động và phối hợp với ngành y tế Điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Lập kế hoạch hỗ trợ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; triển khai kế hoạch huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
8. Báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chỉ đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và Điều tra bệnh nghề nghiệp.
3. Chủ trì Điều tra bệnh nghề nghiệp và phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình Điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.
5. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về việc khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ khả năng đảm bảo cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tần suất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ quyết định mức đóng hằng năm đối với các đối tượng trước ngày 15 tháng 01 hàng năm kể từ năm 2018.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kế hoạch hỗ trợ của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên cơ sở đề nghị của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và báo cáo của cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất với Chính phủ việc triển khai chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và Điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đảm bảo chất lượng khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng nghề nghiệp.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.
1. Hằng năm, người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải có văn bản đề nghị các đối tượng cần hỗ trợ huấn luyện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để xem xét.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp đề xuất hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, phê duyệt.
3. Căn cứ phê duyệt của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch triển khai và thông báo tới các doanh nghiệp có đối tượng được hỗ trợ và cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Người đang hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ban hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
3. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 30 tháng 6 năm 2016 trở về trước được tính là thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này, trừ đối tượng chỉ tham gia vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn và triển khai thực hiện Nghị định này.
2. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 37/2016/ND-CP |
Hanoi, May 15, 2016 |
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE WITH REGARD TO COMPULSORY INSURANCE FOR OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES
Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on occupational safety and hygiene dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on social insurance dated November 20, 2014;
At the request of Minister of Labour – Invalids and Social Affairs,
The Government promulgates a Decree detailing and guiding the implementation of certain articles of the law on occupational safety and hygiene with regard to compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases.
This Decree provides for details and guidance on the implementation of certain articles of the law on occupational safety and hygiene with regard to insurance for occupational accidents and occupational diseases for employees who sign labour contracts with employers; rights and responsibilities of relevant agencies and entities for implementing policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases.
1. Officials, public employees and Vietnamese employees with labour contracts who are covered by compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases, consisting of:
a) Officials and public employees are regulated in the law on officials and public employees;
b) Officers or professional soldiers in the people's army; professional and technical officers and non-commissioned officers in the people's public security; cipher officers who are salaried like soldiers;
c) Non-commissioned officers and soldiers in the people’s army; non- commissioned officers and soldiers on definite-term service in the people’s public security; army, public security and cipher cadets who are entitled to cost-of-living allowance;
d) National defense workers, public security workers and persons doing other jobs in cipher organizations;
dd) Persons working under indefinite-term labor contracts and labor contracts with a term of full of 03 months and longer, and persons working under labor contracts with a term of between full of 01 month and under 03 months. This point excludes domestic workers;
e) Salaried managers of enterprises and cooperatives.
2. Employers as regulated in Clause 3 Article 2 of the Law on social insurance.
3. Employees who have retired or no longer do the jobs posing risk of occupational diseases.
4. Relevant agencies and entities involved in insurance for occupational accidents and occupational diseases.
Entities prescribed in Clause 1 and Clause 3 of this Article shall be hereinafter referred to as employees.
Article 3. Interpretation of terms
1. Occupational health facility refers to a health facility that has satisfied all operating requirements as regulated by the law on medical examination and treatment.
2. Occupational health rehabilitation refers to the process of adopting medical solutions, rehabilitation techniques, educational and sociological measures for rehabilitating employees' occupational health.
3. Occupational health rehabilitation facility is a health facility that has satisfied all of requirements for carrying out occupational health rehabilitation activities as regulated by the law on medical examination and treatment.
INSURANCE FUND FOR OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES AND CERTAIN BENEFITS FOR VICTIMS OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES
Article 4. Insurance premium rates and payment methods made by employers
Insurance premium rates made to the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases prescribed in Clause 3 Article 44 of the Law on occupational safety and hygiene are regulated as follows:
1. Every month, an employer shall make the following contributions:
a) 1% of their salary fund which is the basis for paying social insurance premiums for employees prescribed in Points a, b, d, dd and e Clause 1 Article 2 of this Decree.
With regard to employers being enterprises, cooperatives, business households or cooperative groups that engage in agriculture, forestry, fishery or salt industry and pay product-based or piecework-based salaries, the contribution specified in this point may be made on the periodical basis of every month, every 03 months or every 06 months.
b) 1% of the statutory pay rate for employees prescribed in Point c Clause 1 Article 2 of this Decree.
2. As of January 01st, 2018, the Government shall decide other premium rates which are lower than those prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 5. Policies on insurance for occupational accidents and occupational diseases for an employee who concludes labour contracts with multiple employers
Policies on insurance for occupational accidents and occupational diseases for an employee who concludes labour contracts with multiple employers as prescribed in Clause 2 Article 43 of the Law on occupational safety and hygiene are as follows:
1. Receive monthly or one-time payment of benefits for occupational accidents or occupational diseases which is calculated according to the sum of salaries which are the basis for making contributions to insurance fund of occupational accidents and occupational diseases of all labor contracts at the time when the occupation accident or occupation disease occur provided that such amount of benefits shall not exceed the maximum amount regulated by the law on social insurance.
2. Receive supports for career change; examination and treatment of occupational diseases; training in occupational safety and hygiene and occupational health rehabilitation as regulated in this Decree and other social insurance benefits as regulated by the law on social insurance.
Article 6. Medical assessment for employees who suffer from occupational disease when they have retired or no longer do the jobs posing risk of occupational diseases
Policies for employees who have retired or no longer do the jobs posing risk of occupational diseases but suffer from occupational diseases as regulated in Clause 2 Article 46 of the Law on occupational safety and hygiene are as follows:
1. If entities prescribed in Clause 3 Article 2 of this Decree suffer from occupational diseases caused by harmful elements of previous jobs within occupational disease coverage period from the date on which they retire, make change in occupation or quit job, they shall actively conduct medical examination and assessment of decreased working capacity upon occupational diseases.
2. Persons who suffer from occupational diseases as prescribed in Clause 1 of this Article shall be eligible for receiving supports for fee for examination and treatment of occupational diseases from the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Chapter IV of this Decree.
3. Documents on occupational disease benefits for an employee who suffers from occupational disease when he/she has retired or no longer does the job posing risk of occupational diseases shall consist of:
a) The social insurance book if the employee still does a job or the copy of decision on retirement benefits if the employee has retired;
b) Occupational disease examination documents;
c) Written record on medical assessment of decreased working capacity made by the Medical Assessment Council;
d) The application form for paying occupational disease benefits.
4. Procedures and documents about monthly or one-time payment of occupational disease benefits shall comply with guidelines of Minister of Labour – Invalids and Social Affairs.
5. Coverage period of each occupational disease and procedures, documents for medical assessment of decreased working capacity for employees shall comply with guidelines of Minister of Health.
TUITION SUPPORTS FOR ATTENDING TRAINING COURSES FOR CAREER CHANGE OF VICTIMS OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES
Article 7. Conditions for supports for career change of victims of occupational accidents and occupational diseases when they return to work
Employees shall receive tuition support for attending training courses for change in occupations after they have had occupational accidents or suffered from occupational diseases as regulated in Article 55 of the Law on occupational safety and hygiene if all of the following conditions are satisfied:
1. The level of working capacity decrease upon occupational accidents or occupational diseases is at least 31%;
2. Employees need to attend training courses for holding new job positions which are appointed by employers in conformity with the health and expectations of employees.
Article 8. Support rate and authority to decide tuition support for attending training course for career change
1. The tuition specified in Clause 2 Article 55 shall be calculated on the basis of prices of occupational training services regulated by competent state agencies.
2. Departments of Labour – Invalids and Social Affairs shall decide specific support amount for each entity provided that such support amount shall not exceed 50% of tuition and 15 times the statutory pay rate.
Article 9. Application for tuition support
1. The written request for tuition support for attending training course for career change of employee who suffer from occupation accident or occupational disease, made by the employer according to the form promulgated by Minister of Labour – Invalids and Social Affairs.
2. Copies of payment vouchers of tuition of the training course as regulated.
Article 10. Procedures for processing application for tuition support for attending training course for career change
1. The employer shall submit the application prescribed in Article 9 of this Decree, together with originals of payment vouchers for comparison, to Department of Labour – Invalids and Social Affairs.
2. Within 05 working days from the date on which the valid application is received, Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall decide the support amount. In a case of refusal to give support, the Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall specify its reasons in writing.
3. Within 05 working days from the date on which the decision on tuition support, the social security agency shall give tuition support for attending training course for career change of relevant employee.
CONDITIONS, SUPPORT RATE, DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR RECEIVING SUPPORT FOR FEE OF OCCUPATIONAL DISEASE EXAMINATION AND TREATMENT, TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE, AND OCCUPATIONAL HEALTH REHABILITATION
Section 1. CONDITIONS, SUPPORT RATE, DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR RECEIVING SUPPORT FOR FEE OF OCCUPATIONAL DISEASE EXAMINATION
Article 11. Conditions for support for occupational disease examination of employee
An employee may receive support for fee of occupational disease examination as regulated in Point a Clause 2 Article 56 of the Law on occupational safety and hygiene in conformity with the following regulations:
1. Entities specified in Clause 1 Article 2 of this Decree must satisfy all of the following conditions:
a) The employee currently participates in insurance for occupational accidents and occupational diseases and has paid insurance premiums for occupational accidents and occupational diseases for at least 12 months or longer up to the month preceding the month on which the application for support for fee of occupational disease examination is submitted;
b) The employer organized occupational environment monitoring as regulated;
c) The employee who shall receive support for fee of occupational disease examination as requested got conclusion of suffering from occupational disease at a qualified occupational health facility.
2. With regard to entities prescribed in Clause 3 Article 2 of this Decree, their occupational diseases must be discovered within the coverage period of corresponding occupational disease as regulated by Minister of Health.
Article 12. Support rate for fee of occupational disease examination
1. The support rate is 50% of the fee of occupational disease examination which is determined on the basis of list of prices of occupational disease examination promulgated by Minister of Health at the time on which the employee had the occupational disease examination and has been deducted from the amount paid by health insurance agency provided that such support amount shall not exceed one third of the statutory pay rate/person/one time of medical examination.
2. Each employee may get support for fee of occupational disease examination up to 02 times but in 02 different years.
3. An employee who has done the job posing risk of occupational diseases but has retired, resigned or transferred to another unit may get 100% of fee of occupational disease examination from the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases.
Article 13. Application for support for fee of occupational disease examination
1. With regard to entities that have satisfied all of conditions as specified in Clause 1 Article 11 of this Decree, the application shall consist of:
a) The written request for support for fee of occupational disease examination, using the form promulgated by Minister of Labour – Invalids and Social Affairs;
b) Certified copy of record on occupational environment monitoring results;
c) Documents certifying the employee suffered from an occupational disease made by qualified occupational health facility.
2. With regard to entities that have satisfied all of conditions as specified in Clause 2 Article 11 of this Decree, the application shall consist of:
a) The written request for support for fee of occupational disease examination, using the form promulgated by Minister of Labour – Invalids and Social Affairs;
b) Certified copy of record on occupational environment monitoring results made within the working period of the employee at the unit posing occupational diseases (if any);
c) Documents certifying the employee suffered from an occupational disease made by qualified occupational health facility;
d) Copies of payment vouchers of fee of occupational disease examination as regulated.
Article 14. Procedures for processing application for support for fee of occupational disease examination
1. With regard to entities that have satisfied all of conditions as specified in Clause 1 Article 11 of this Decree, employers shall submit application as prescribed in Clause 1 Article 13 of this Decree to Departments of Labour – Invalids and Social Affairs.
2. With regard to entities that have satisfied all of conditions as specified in Clause 2 Article 11 of this Decree, employers shall submit application as prescribed in Clause 2 Article 13 of this Decree, together with originals of payment vouchers for comparison, to Departments of Labour – Invalids and Social Affairs.
3. Within 05 working days from the date on which the valid application is received, relevant Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall decide the support rate. In a case of refusal to give support, such Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall specify its reasons in writing.
4. Within 05 working days from the date on which the decision on support for occupational disease examination is granted, the social security agency shall give the support upon such decision to relevant employee.
Section 2. CONDITIONS, SUPPORT RATE, DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR RECEIVING SUPPORT FOR COST OF OCCUPATIONAL DISEASE TREATMENT
Article 15. Conditions for support for cost of occupational disease treatment for employees
An employee may receive support for occupational disease treatment as regulated in Point a Clause 2 Article 56 of the Law on occupational safety and hygiene in conformity with the following regulations:
1. Entities specified in Clause 1 Article 2 of this Decree must satisfy all of the following conditions:
a) The employee has been diagnosed with occupational disease at a qualified occupational health facility;
b) Such employee currently participates in insurance for occupational accidents and occupational diseases and has paid insurance premiums for occupational accidents and occupational diseases for at least 12 months or longer up to the month preceding the month on which the application for support for occupational disease treatment is submitted;
c) The relevant employer has paid insurance premium for occupational accidents and occupational diseases for such employee while he/she done the job posing occupational diseases;
d) The employer has organized occupational disease examination for the employee as regulated.
2. With regard to entities specified in Clause 3 Article 2 of this Decree, they have paid insurance premium for occupational accidents and occupational diseases while they done the jobs posing occupational diseases, and suffered from occupational diseases within the occupational disease coverage period.
Article 16. Support rate for cost of occupational disease treatment
1. The support rate is as 50% of the cost of occupational disease treatment which is determined on the basis of list of prices of occupational disease examination promulgated by Minister of Health at the time on which the employee got occupational disease treatment and has been deducted from the amount paid by health insurance agency provided that such support amount shall not exceed ten times the statutory pay rate/person.
2. Each employee may get support for cost of occupational disease treatment up to 02 times but in 02 different years.
Article 17. Application for support for occupational disease treatment
1. The written request for support for cost of occupational disease treatment, using the form promulgated by Minister of Labour – Invalids and Social Affairs;
2. Certified copies of documents certifying the employee suffered from an occupational disease made by a qualified occupational health facility;
3. The copy of discharge or extraction of medical records after having received the occupational disease treatment;
4. Copies of payment vouchers of costs of occupational disease treatment.
Article 18. Procedures for processing application for support for cost of occupational disease treatment
1. Entities that have satisfied all of conditions as specified in Article 15 of this Decree shall submit application as prescribed in Article 17 of this Decree, together with originals of payment vouchers for comparison, to relevant Departments of Labour – Invalids and Social Affairs.
2. Within 05 working days from the date on which the valid application is received, relevant Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall decide the support rate. In a case of refusal to give support, such Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall specify its reasons in writing.
3. Within 05 working days from the date on which the decision on support for occupational disease treatment is granted, the social security agency shall give the support upon such decision to relevant employee.
Section 3. CONDITIONS, SUPPORT RATE, DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR SUPPORT FOR OCCUPATIONAL HEALTH REHABILITATION
Article 19. Conditions for support for costs of occupational health rehabilitation for employees
An employee may receive support for occupational health rehabilitation as regulated in Point b Clause 2 Article 56 of the Law on occupational safety and hygiene in conformity with the following regulations:
1. The employee must be sent for occupational health rehabilitation as decided by the qualified health facility;
2. The level of working capacity decrease upon occupational accidents or occupational diseases must be at least 31%.
Article 20. Support rate for cost of occupational health rehabilitation
1. The maximum support rate is as 50% of the cost of occupational health rehabilitation which has been deducted from the amount paid by health insurance agency provided that such support amount shall not exceed two times the statutory pay rate/person/one time of rehabilitation.
2. Each employee may get support for cost of occupational health rehabilitation up to 02 times but in 02 different years.
Article 21. Application for support for cost of occupational health rehabilitation
1. The written request for support for cost of occupational health rehabilitation, using the form promulgated by Minister of Labour – Invalids and Social Affairs;
2. Certified copy of written record on medical assessment of decreased working capacity made by the Medical Assessment Council;
3. Certified copy of referral form to the qualified occupational health rehabilitation facility granted by the health facility if the referral must be carried out; or certified copy of medical record which contains suggestion for referring the patient to the occupational health rehabilitation ward of the health facility if such occupational health rehabilitation ward is available.
4. Copies of payment vouchers of costs of occupational health rehabilitation, excluding costs of rehabilitation equipment.
Article 22. Procedures for processing application for support for cost of occupational health rehabilitation
1. The employee shall directly submit the application prescribed in Article 21 of this Decree, together with originals of payment vouchers for comparison, to relevant Department of Labour – Invalids and Social Affairs.
2. Within 05 working days from the date on which the valid application is received, relevant Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall decide the support rate. In a case of refusal to give support, such Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall specify its reasons in writing.
3. Within 05 working days from the date on which the decision on support for occupational health rehabilitation is granted, the social security agency shall give the support amount upon such decision to relevant employee.
Section 4. CONDITIONS, SUPPORT RATE, DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR SUPPORT FOR TRAINING IN OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Article 23. Conditions for support for training in occupational safety and hygiene
Employers may get support for costs of training in occupational safety and hygiene as regulated in Clause 4 Article 56 of the Law on occupational safety and hygiene if all of the following conditions are satisfied:
1. Regulations on insurance for occupational accidents and occupational diseases and training in occupational safety and hygiene have been strictly implemented;
2. Employees who are supported for training in occupational safety and hygiene have paid insurance premiums for occupational accidents and occupational diseases for at least 12 months or longer up to the month on which the application for support for costs of training in occupational safety and hygiene is submitted;
Article 24. Support rate for costs of training in occupational safety and hygiene
1. Maximum support rates for costs of training in occupational safety and hygiene shall be calculated on the basis of the number of employees participating in the training in occupational safety and hygiene. To be specific:
a) Shall not exceed 01 time the statutory pay rate/person, applicable to employees in charge of occupational safety and hygiene;
b) Shall not exceed a half of the statutory pay rate/person, applicable to employees doing the jobs in which requirements on occupational safety and hygiene must be strictly complied;
c) Shall not exceed a quarter of the statutory pay rate/person, applicable to occupational safety and hygiene managers, health officers, and occupational safety and hygiene officers.
2. Maximum support rate is as 30% of service costs of training in occupational safety and hygiene as regulated.
Article 25. Application for support
1. The written request for support for costs of training in occupational safety and hygiene, using the form promulgated by Minister of Labour – Invalids and Social Affairs;
2. Documents proving the compliance with regulations on insurance for occupational accidents and occupational diseases and training in occupational safety and hygiene;
3. Copies of payment vouchers of costs of training in occupational safety and hygiene.
Article 26. Procedures for processing application for support for costs of training in occupational safety and hygiene
1. The employer shall directly submit the application prescribed in Article 25 of this Decree, together with originals of payment vouchers for comparison, to relevant Department of Labour – Invalids and Social Affairs.
2. Within 05 working days from the date on which the valid application is received, relevant Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall decide the support rate for costs of training in occupational safety and hygiene. In a case of refusal to give support, such Department of Labour – Invalids and Social Affairs shall specify its reasons in writing.
3. Within 05 working days from the date on which the decision on support for training in occupational safety and hygiene is granted, the social security agency shall give the support amount upon the granted decision.
Section 5. CONDITIONS, SUPPORT RATE, DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR SUPPORT FOR RE-INVESTIGATION INTO OCCUPATIONAL ACCIDENTS OR OCCUPATIONAL DISEASES AT THE REQUESTS OF SOCIAL SECURITY AGENCIES
Article 27. Conditions for support
The support for costs of re-investigation into occupational accidents or occupational diseases at the requests of the social security agencies as regulated in Point c Clause 2 Article 56 of the Law on occupational safety and hygiene shall be given if all of the following conditions are satisfied:
1. The re-investigation into occupational accidents or occupational diseases must be conducted by competent authorities at the requests of the social security agencies;
2. Occupational accidents and occupational diseases under the re-investigation are not complaints or denunciations under the authority of competent state agencies.
Article 28. Support rate and contents
The insurance fund for occupational accidents and occupational diseases shall pay 100% of the costs of re-investigation into occupational accidents and occupational diseases, including travel expenses, costs for hiring experts and expert examinations as regulated by prevailing laws.
Article 29. Application for support
1. Decision on establishment of occupational accident or occupational disease re-investigation team;
2. Decision on establishment of occupational accident or occupational disease re-investigation team;
3. Certified copies of payment vouchers of re-investigation costs as regulated.
Article 30. Procedures for processing application for support
1. The social security agency shall send written request for re-investigation into an occupational accident or occupational disease to a competent state agency.
2. Based on the request of the social security agency, the competent state agency in charge of labour - invalids and social affairs shall consider and decide the establishment of an occupational accident re-investigation team; or the competent state agency in charge of health affairs shall consider and decide the establishment of an occupational disease re-investigation team.
3. The competent state agency establishing the re-investigation team shall prepare and send the plan or estimate of re-investigation costs to the relevant social security agency in order to get a maximum advance at 80% of re-investigation costs.
4. The competent state agency that establishes the re-investigation team as regulated in Clause 2 of this Article shall, upon the completion of re-investigation, send documents of payment of re-investigation costs as prescribed in Article 29 of this Decree to the social security agency.
5. Within 07 working days from the date on which required documents are received in sufficient and valid manner, the social security agency shall give support for costs of re-investigation into occupational accident or occupational disease.
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF EMPLOYERS, EMPLOYEES AND RELEVANT AGENCIES
Article 31. Rights and responsibilities of social security agencies
1. Social security agencies shall have the following rights:
a) Monitor the payment of insurance premiums and receipt of relevant insurance benefits by employers and employees.
b) Reject requests for support that do not correspond with the laws.
c) Give competent state agencies suggestions about the establishment, amendment and supplement of policies and laws on support for prevention of occupational accidents and occupational diseases; manage and use the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases; handle or request the competent state agencies to handle violations against laws on occupational accidents and occupational diseases in compliance with prevailing laws.
d) Request for re-investigation into occupational accidents and occupational diseases.
dd) Other rights as regulated by the laws.
2. Social security agencies shall discharge the following obligations:
a) Propagate and disseminate policies and laws on occupational accidents and occupational diseases; instruct procedures for support for costs of medical examination and treatment, training for career change, training in occupational safety and hygiene, and occupational health rehabilitation.
b) Make payment of support amounts for costs of medical examination and treatment, training for career change, training in occupational safety and hygiene, and occupational health rehabilitation; and costs of re-investigation into occupational accidents and occupational diseases.
c) Apply IT applications to management of insurance for occupational accidents and occupational diseases; retain documents of support for costs of medical examination and treatment, training for career change, training in occupational safety and hygiene, and occupational health rehabilitation; and costs of re-investigation into occupational accidents and occupational diseases as regulated.
d) Manage and use the occupational accident insurance fund as regulated by the laws.
dd) Perform statistical and accounting affairs in connection with insurance for occupational accidents and occupational diseases.
e) Submit reports to the Social Insurance Management Board and Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs, on the periodical basis of every 06 months and annual basis respectively, on the implementation of policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases; and annually, submit reports to Ministry of Finance on the management and use of the compulsory insurance fund for occupational accidents and occupational diseases.
Annually, local social security agencies shall submit reports to people’s committees at same level on the implementation of policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases under their authority, and send the same to local departments of labour – invalids and social affairs.
g) Provide, on sufficient and timely manner, information about policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases at the requests of competent state agencies and employees or their representative entities.
h) Respond to complaints or denunciations of the implementation of policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases.
i) Fulfill other responsibilities as regulated by prevailing laws.
Article 32. Responsibilities of Departments of Labour – Invalids and Social Affairs
1. Take charge and coordinate with relevant agencies to receive applications and decide support rates for costs of training for career change, occupational disease examination and treatment, occupational health rehabilitation, and training in occupational safety and hygiene.
2. Take charge and coordinate with relevant agencies to disseminate and propagate policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
3. Take charge and coordinate with competent agencies to facilitate the re-investigation into occupational accidents, and coordinate with competent agencies in charge of health affairs to carry out the re-investigation into occupational diseases at the requests of social security agencies.
4. Make plans for support for training in occupational safety and hygiene; implement plans for training in occupational safety and hygiene.
5. Inspect the implementation of laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
6. Deal with complaints or denunciations of insurance for occupational accidents and occupational diseases as regulated by laws.
7. Give competent state agencies suggestions about the establishment, amendment and supplement of policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases, and handle violations against laws on occupational accidents and occupational diseases.
8. Submit annual or irregular reports to Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs, and provincial people’s committees as regulated by laws.
9. Fulfill other responsibilities as regulated by prevailing laws.
Article 33. Responsibilities of Departments of Health
1. Coordinate with relevant agencies to disseminate and propagate policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
2. Instruct the occupational disease examination and treatment, occupational health rehabilitation and re-investigation into occupational diseases.
3. Take prime responsibility for re-investigation in to occupational diseases, and coordinate with competent agencies to facilitate the re-investigation into occupational accidents at the requests of social security agencies.
4. Deal with complaints or denunciations by entities of occupational disease examination and treatment, and occupational health rehabilitation as regulated by laws.
5. Provide documents and information about the occupational disease examination and treatment, and occupational health rehabilitation at the requests of competent state agencies.
6. Fulfill other responsibilities as regulated by prevailing laws.
Article 34. Responsibilities of Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs
1. Based on the capacity for balancing the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases, and the frequency of occupational accidents and occupational diseases occurred at enterprises, business facilities, and units participating in compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases, Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs shall report to the Government for deciding annual insurance premium rates by January 15th of every year, commencing from the year 2018.
2. Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs takes charge and coordinate with Vietnam Social Security to make decisions and assume responsibility before the Government for plans for support by funding from the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases on the basis of requests of departments of labour – invalids and social affairs and reports submitted by social security agencies.
3. Take charge and coordinate with relevant agencies to disseminate and propagate policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
4. Inspect the implementation of laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
5. Deal with complaints or denunciations of insurance for occupational accidents and occupational diseases as regulated by laws.
6. Submit annual or irregular reports to the Government on the implementation of policies on occupational accidents and occupational diseases.
Article 35. Responsibilities of Ministry of Health
1. Coordinate with relevant agencies to disseminate and propagate policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
2. Instruct the occupational disease examination and treatment, occupational health rehabilitation and re-investigation into occupational diseases at the requests of social security agencies.
3. Instruct and inspect the quality of occupational disease examination and treatment, and occupational health rehabilitation services.
4. Deal with complaints or denunciations by entities of occupational disease examination and treatment, and occupational health rehabilitation as regulated by laws.
Article 36. Procedures for approving entities, and plans for support for costs of training in occupational safety and hygiene
1. Annually, employers who seek support for costs of training in occupational safety and hygiene shall submit written requests, which specify entities needing support for training costs, to departments of labour - invalids and social affairs where their head offices locate for consideration.
2. Departments of labour – invalids and social affairs shall make and summarized report on requests for support for costs of training in occupational safety and hygiene submitted by enterprises in their provinces to Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs for approval.
3. Based on the approval granted by Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs, departments of labour – invalids and social affairs shall implement the plan for support, and inform enterprises that submitted requests for support and provincial social security agencies.
1. This Decree takes effect as of July 01, 2016.
2. Persons who currently receive occupational accident or occupational disease benefits, and victims of occupational accident or occupational disease benefits who have finished their treatment or discharged from the hospital before July 01st, 2016 shall still comply with regulations of the Law on social insurance in 2014 and documents on detailing and guiding the implementation of policies on occupational accidents and occupational diseases which are promulgated before January 01st, 2016.
3. Period of paying social insurance premium before June 30th, 2016 shall be considered as period of paying insurance premium for occupational accidents and occupational diseases as regulated in this Decree, except for entities who only make payment to the fund of retirement and survivorship as regulated by the law on social insurance.
4. Employees with labor contracts with a term of between full of 01 month and less than 03 months shall apply regulations herein as of January 01st, 2018.
1. Minister of Labour – Invalids and Social Affairs shall instruct and organize the implementation of this Decree.
2. Annually, Vietnam Social Security shall submit reports on the use of insurance fund for occupational accidents and occupational diseases to Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs.
3. Minister of National Defense and Minister of Public Security shall, within the ambit of their functions and tasks, instruct and organize the implementation of this Decree with the consent of Minister of Labour – Invalids and Social Affairs.
4. Ministers, Heads of bodies at ministerial level, Heads of Government-affiliated bodies, Chairpersons of People’s Committees at various levels, and relevant entities are responsible for implementing this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực