Chương V Nghị định 37/2016/NĐ-CP: Quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức
Số hiệu: | 37/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 15/06/2016 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Ngày 15/5/2016, Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp bắt buộc được ban hành. Theo đó:
- Người lao động (NLĐ) được hỗ trợ kinh phí điều trị phục hồi chức năng do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải hội đủ 2 điều kiện sau đây:
+ Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
- Mức hỗ trợ kinh phí tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.
- Số lần hỗ trợ tối đa 02 lần/NLĐ và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.
- Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 37/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016).
Văn bản tiếng việt
1. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội
a) Kiểm tra việc đóng, hưởng các chế độ hỗ trợ đối với người lao động và người sử dụng lao động.
b) Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ hỗ trợ không đúng quy định của pháp luật.
c) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Yêu cầu Điều tra lại các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn thủ tục thanh toán chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động.
b) Thực hiện việc chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; lưu trữ hồ sơ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
đ) Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
e) Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc trong phạm vi địa phương quản lý đồng thời gửi cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương.
g) Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và người lao động hoặc tổ chức đại diện.
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
i) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp nhận hồ sơ, quyết định mức hỗ trợ và kinh phí, chi phí hỗ trợ về đào tạo chuyển đổi nghề, khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình Điều tra lại các vụ tai nạn lao động và phối hợp với ngành y tế Điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Lập kế hoạch hỗ trợ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; triển khai kế hoạch huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
8. Báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chỉ đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và Điều tra bệnh nghề nghiệp.
3. Chủ trì Điều tra bệnh nghề nghiệp và phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình Điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.
5. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về việc khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ khả năng đảm bảo cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tần suất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ quyết định mức đóng hằng năm đối với các đối tượng trước ngày 15 tháng 01 hàng năm kể từ năm 2018.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kế hoạch hỗ trợ của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên cơ sở đề nghị của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và báo cáo của cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất với Chính phủ việc triển khai chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và Điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đảm bảo chất lượng khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng nghề nghiệp.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.
1. Hằng năm, người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải có văn bản đề nghị các đối tượng cần hỗ trợ huấn luyện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để xem xét.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp đề xuất hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, phê duyệt.
3. Căn cứ phê duyệt của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch triển khai và thông báo tới các doanh nghiệp có đối tượng được hỗ trợ và cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF EMPLOYERS, EMPLOYEES AND RELEVANT AGENCIES
Article 31. Rights and responsibilities of social security agencies
1. Social security agencies shall have the following rights:
a) Monitor the payment of insurance premiums and receipt of relevant insurance benefits by employers and employees.
b) Reject requests for support that do not correspond with the laws.
c) Give competent state agencies suggestions about the establishment, amendment and supplement of policies and laws on support for prevention of occupational accidents and occupational diseases; manage and use the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases; handle or request the competent state agencies to handle violations against laws on occupational accidents and occupational diseases in compliance with prevailing laws.
d) Request for re-investigation into occupational accidents and occupational diseases.
dd) Other rights as regulated by the laws.
2. Social security agencies shall discharge the following obligations:
a) Propagate and disseminate policies and laws on occupational accidents and occupational diseases; instruct procedures for support for costs of medical examination and treatment, training for career change, training in occupational safety and hygiene, and occupational health rehabilitation.
b) Make payment of support amounts for costs of medical examination and treatment, training for career change, training in occupational safety and hygiene, and occupational health rehabilitation; and costs of re-investigation into occupational accidents and occupational diseases.
c) Apply IT applications to management of insurance for occupational accidents and occupational diseases; retain documents of support for costs of medical examination and treatment, training for career change, training in occupational safety and hygiene, and occupational health rehabilitation; and costs of re-investigation into occupational accidents and occupational diseases as regulated.
d) Manage and use the occupational accident insurance fund as regulated by the laws.
dd) Perform statistical and accounting affairs in connection with insurance for occupational accidents and occupational diseases.
e) Submit reports to the Social Insurance Management Board and Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs, on the periodical basis of every 06 months and annual basis respectively, on the implementation of policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases; and annually, submit reports to Ministry of Finance on the management and use of the compulsory insurance fund for occupational accidents and occupational diseases.
Annually, local social security agencies shall submit reports to people’s committees at same level on the implementation of policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases under their authority, and send the same to local departments of labour – invalids and social affairs.
g) Provide, on sufficient and timely manner, information about policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases at the requests of competent state agencies and employees or their representative entities.
h) Respond to complaints or denunciations of the implementation of policies on compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases.
i) Fulfill other responsibilities as regulated by prevailing laws.
Article 32. Responsibilities of Departments of Labour – Invalids and Social Affairs
1. Take charge and coordinate with relevant agencies to receive applications and decide support rates for costs of training for career change, occupational disease examination and treatment, occupational health rehabilitation, and training in occupational safety and hygiene.
2. Take charge and coordinate with relevant agencies to disseminate and propagate policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
3. Take charge and coordinate with competent agencies to facilitate the re-investigation into occupational accidents, and coordinate with competent agencies in charge of health affairs to carry out the re-investigation into occupational diseases at the requests of social security agencies.
4. Make plans for support for training in occupational safety and hygiene; implement plans for training in occupational safety and hygiene.
5. Inspect the implementation of laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
6. Deal with complaints or denunciations of insurance for occupational accidents and occupational diseases as regulated by laws.
7. Give competent state agencies suggestions about the establishment, amendment and supplement of policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases, and handle violations against laws on occupational accidents and occupational diseases.
8. Submit annual or irregular reports to Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs, and provincial people’s committees as regulated by laws.
9. Fulfill other responsibilities as regulated by prevailing laws.
Article 33. Responsibilities of Departments of Health
1. Coordinate with relevant agencies to disseminate and propagate policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
2. Instruct the occupational disease examination and treatment, occupational health rehabilitation and re-investigation into occupational diseases.
3. Take prime responsibility for re-investigation in to occupational diseases, and coordinate with competent agencies to facilitate the re-investigation into occupational accidents at the requests of social security agencies.
4. Deal with complaints or denunciations by entities of occupational disease examination and treatment, and occupational health rehabilitation as regulated by laws.
5. Provide documents and information about the occupational disease examination and treatment, and occupational health rehabilitation at the requests of competent state agencies.
6. Fulfill other responsibilities as regulated by prevailing laws.
Article 34. Responsibilities of Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs
1. Based on the capacity for balancing the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases, and the frequency of occupational accidents and occupational diseases occurred at enterprises, business facilities, and units participating in compulsory insurance for occupational accidents and occupational diseases, Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs shall report to the Government for deciding annual insurance premium rates by January 15th of every year, commencing from the year 2018.
2. Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs takes charge and coordinate with Vietnam Social Security to make decisions and assume responsibility before the Government for plans for support by funding from the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases on the basis of requests of departments of labour – invalids and social affairs and reports submitted by social security agencies.
3. Take charge and coordinate with relevant agencies to disseminate and propagate policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
4. Inspect the implementation of laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
5. Deal with complaints or denunciations of insurance for occupational accidents and occupational diseases as regulated by laws.
6. Submit annual or irregular reports to the Government on the implementation of policies on occupational accidents and occupational diseases.
Article 35. Responsibilities of Ministry of Health
1. Coordinate with relevant agencies to disseminate and propagate policies and laws on insurance for occupational accidents and occupational diseases.
2. Instruct the occupational disease examination and treatment, occupational health rehabilitation and re-investigation into occupational diseases at the requests of social security agencies.
3. Instruct and inspect the quality of occupational disease examination and treatment, and occupational health rehabilitation services.
4. Deal with complaints or denunciations by entities of occupational disease examination and treatment, and occupational health rehabilitation as regulated by laws.
Article 36. Procedures for approving entities, and plans for support for costs of training in occupational safety and hygiene
1. Annually, employers who seek support for costs of training in occupational safety and hygiene shall submit written requests, which specify entities needing support for training costs, to departments of labour - invalids and social affairs where their head offices locate for consideration.
2. Departments of labour – invalids and social affairs shall make and summarized report on requests for support for costs of training in occupational safety and hygiene submitted by enterprises in their provinces to Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs for approval.
3. Based on the approval granted by Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs, departments of labour – invalids and social affairs shall implement the plan for support, and inform enterprises that submitted requests for support and provincial social security agencies.