Chương II Nghị định 37/2016/NĐ-CP: Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và một số chế độ khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Số hiệu: | 37/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 15/06/2016 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Ngày 15/5/2016, Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp bắt buộc được ban hành. Theo đó:
- Người lao động (NLĐ) được hỗ trợ kinh phí điều trị phục hồi chức năng do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải hội đủ 2 điều kiện sau đây:
+ Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
- Mức hỗ trợ kinh phí tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.
- Số lần hỗ trợ tối đa 02 lần/NLĐ và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.
- Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 37/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016).
Văn bản tiếng việt
Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:
a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời Điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
2. Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong Khoảng thời gian bảo đảm kể từ ngày nghỉ hưu, chuyển việc khác hoặc thôi việc thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương IV Nghị định này.
3. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang làm việc hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động đã nghỉ hưu;
b) Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;
d) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.
4. Trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thời gian bảo đảm đối với từng bệnh nghề nghiệp và trình tự, hồ sơ khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
INSURANCE FUND FOR OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES AND CERTAIN BENEFITS FOR VICTIMS OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL DISEASES
Article 4. Insurance premium rates and payment methods made by employers
Insurance premium rates made to the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases prescribed in Clause 3 Article 44 of the Law on occupational safety and hygiene are regulated as follows:
1. Every month, an employer shall make the following contributions:
a) 1% of their salary fund which is the basis for paying social insurance premiums for employees prescribed in Points a, b, d, dd and e Clause 1 Article 2 of this Decree.
With regard to employers being enterprises, cooperatives, business households or cooperative groups that engage in agriculture, forestry, fishery or salt industry and pay product-based or piecework-based salaries, the contribution specified in this point may be made on the periodical basis of every month, every 03 months or every 06 months.
b) 1% of the statutory pay rate for employees prescribed in Point c Clause 1 Article 2 of this Decree.
2. As of January 01st, 2018, the Government shall decide other premium rates which are lower than those prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 5. Policies on insurance for occupational accidents and occupational diseases for an employee who concludes labour contracts with multiple employers
Policies on insurance for occupational accidents and occupational diseases for an employee who concludes labour contracts with multiple employers as prescribed in Clause 2 Article 43 of the Law on occupational safety and hygiene are as follows:
1. Receive monthly or one-time payment of benefits for occupational accidents or occupational diseases which is calculated according to the sum of salaries which are the basis for making contributions to insurance fund of occupational accidents and occupational diseases of all labor contracts at the time when the occupation accident or occupation disease occur provided that such amount of benefits shall not exceed the maximum amount regulated by the law on social insurance.
2. Receive supports for career change; examination and treatment of occupational diseases; training in occupational safety and hygiene and occupational health rehabilitation as regulated in this Decree and other social insurance benefits as regulated by the law on social insurance.
Article 6. Medical assessment for employees who suffer from occupational disease when they have retired or no longer do the jobs posing risk of occupational diseases
Policies for employees who have retired or no longer do the jobs posing risk of occupational diseases but suffer from occupational diseases as regulated in Clause 2 Article 46 of the Law on occupational safety and hygiene are as follows:
1. If entities prescribed in Clause 3 Article 2 of this Decree suffer from occupational diseases caused by harmful elements of previous jobs within occupational disease coverage period from the date on which they retire, make change in occupation or quit job, they shall actively conduct medical examination and assessment of decreased working capacity upon occupational diseases.
2. Persons who suffer from occupational diseases as prescribed in Clause 1 of this Article shall be eligible for receiving supports for fee for examination and treatment of occupational diseases from the insurance fund for occupational accidents and occupational diseases as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Chapter IV of this Decree.
3. Documents on occupational disease benefits for an employee who suffers from occupational disease when he/she has retired or no longer does the job posing risk of occupational diseases shall consist of:
a) The social insurance book if the employee still does a job or the copy of decision on retirement benefits if the employee has retired;
b) Occupational disease examination documents;
c) Written record on medical assessment of decreased working capacity made by the Medical Assessment Council;
d) The application form for paying occupational disease benefits.
4. Procedures and documents about monthly or one-time payment of occupational disease benefits shall comply with guidelines of Minister of Labour – Invalids and Social Affairs.
5. Coverage period of each occupational disease and procedures, documents for medical assessment of decreased working capacity for employees shall comply with guidelines of Minister of Health.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực