Thông tư 29/2021/TT-BYT hướng dẫn hoạt động đào tạo chuyên môn về y tế lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 29/2021/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành: | 24/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 06/02/2022 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2021/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động:
Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động đào tạo chuyên môn về y tế lao động,
Thông tư này hướng dẫn nội dung, chương trình, tài liệu, thời gian đào tạo và việc quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Cơ sở giáo dục có chức năng hoặc được giao nhiệm vụ đào tạo trong khối ngành sức khỏe, cơ sở đào tạo nhân lực y tế (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo).
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Yêu cầu đối với nội dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo
1. Nội dung đào tạo:
a) Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
b) Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
d) Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
d) Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
e) An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
g) Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
h) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
i) Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo quy định tại Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chương trình, tài liệu đào tạo:
a) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên cơ sở nội dung đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trên cơ sở chương trình đào tạo đã được ban hành, Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo trước khi tổ chức đào tạo. Tài liệu đào tạo phải được rà soát cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
3. Thời gian và hình thức đào tạo:
a) Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động tối thiểu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
b) Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
c) Hình thức đào tạo: Tập trung.
Điều 4. Quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
1. Người tham gia đào tạo để được cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động phải tham dự đủ thời gian đào tạo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người tham dự khóa đào tạo tham khảo Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện thống nhất sau khi người tham gia đào tạo được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lập sổ theo dõi, quản lý việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế:
a) Hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động trên phạm vi toàn quốc;
b) Đăng tải thông tin các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý môi trường y tế trên cơ sở báo cáo của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) và các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, ngành;
c) Tổ chức tập huấn, cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
2. Trách nhiệm của Sở Y tế:
a) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý;
b) Đăng tải thông tin các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin của cơ sở đào tạo;
c) Báo cáo công tác quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động hàng năm trên địa bàn quản lý gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) trước ngày 01 tháng 02 năm sau theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo:
a) Căn cứ nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo và yêu cầu thực tiễn, cơ sở đào tạo bố trí người có chuyên môn bảo đảm đúng chuyên ngành để tham gia đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo;
b) Gửi báo cáo các thông tin về hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của cơ sở về Sở Y tế (đối với các đơn vị thuộc quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối với các đơn vị thuộc quản lý của các Bộ, ngành) trước khi tổ chức hoạt động đào tạo lần đầu để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Cục Quản lý môi trường y tế và Sở Y tế theo Mẫu số 01 Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, công bố trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ chức khóa đào tạo và gửi kế hoạch đào tạo cho Sở Y tế (đối với các đơn vị thuộc quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối với các đơn vị thuộc quản lý của các Bộ, ngành) và Sở Y tế nơi cơ sở đào tạo tổ chức khóa đào tạo để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra;
d) Quản lý hồ sơ liên quan đến hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động theo quy định của pháp luật về đào tạo và lưu trữ;
đ) Xây dựng quy chế quản lý và kiểm tra, đánh giá đối với các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục;
e) Báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động định kỳ hàng năm về Sở Y tế (đối với các cơ sở đào tạo thuộc quản lý của địa phương) hoặc Cục Quản lý môi trường y tế (đối với các cơ sở đào tạo thuộc quản lý của các Bộ, ngành) trước ngày 15 tháng 01 năm sau theo Mẫu số 02 Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 02 năm 2022.
2. Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để nghiên cứu, xem xét giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
NỘI DUNG CHI TIẾT ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bài 1: Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
4. Các hoạt động học tập:
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
Bài 2: Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và quan trắc môi trường lao động
1. Tên bài học: |
Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. |
2. Thời gian: |
180 phút lý thuyết. |
3. Mục tiêu học tập: |
3.1. Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống; 3.2. Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động. |
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu |
Nội dung |
Hoat động dạy học |
Thời lượng |
Lượng giá học viên |
1. Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống. |
- Định nghĩa và phân loại yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc; - Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố có hại thường gặp đến sức khỏe người lao động; - Nguyên tắc phòng chống yếu tố có hại tại nơi làm việc; - Các nhóm giải pháp an toàn, vệ sinh lao động phòng chống yếu tố có hại tại nơi làm việc. |
Thuyết giảng Thảo luận nhóm |
120 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
2. Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động. |
- Nội dung quan trắc môi trường lao động; - Quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động. |
Thuyết giảng Thảo luận nhóm |
60 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
Bài 3: Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp
1. Tên bài: |
Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp. |
2. Thời gian: |
270 phút lý thuyết. |
3. Mục tiêu học tập: |
3.1. Trình bày được một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp; 3.2. Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng; 3.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe trước bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; 3.4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động; 3.5. Trình bày nguyên tắc bố trí vị trí việc làm phù hợp sức khỏe người lao động. |
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu |
Nội dung |
Hoạt động dạy học |
Thời lượng |
Lượng giá học viên |
1. Trình bày được một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp. |
- Khái niệm chung về bệnh nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp đặc thù, bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm; - Danh sách bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm; - Phân loại các nhóm bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành. |
Thuyết giảng |
45 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
2. Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng. |
Một số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thường gặp (bệnh bụi phổi và phế quản, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, bệnh do yếu tố vật lý, bệnh đa nghề nghiệp, bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp); - Nguyên nhân gây bệnh; - Ngành nghề nguy cơ cao; Các biện pháp dự phòng bệnh nghề nghiệp (biện pháp kỹ thuật, cá nhân, y tế, tổ chức lao động) theo các nhóm bệnh nghề nghiệp: - Bệnh lây qua đường hô hấp; - Bệnh nhiễm độc hóa chất; - Bệnh truyền nhiễm. |
Thuyết giảng Thảo luận nhóm |
90 phút |
Trả lời câu hỏi; Trình bày bài tập nhóm |
3. Xây dựng được kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. |
- Giới thiệu các nội dung về chăm sóc, quản lý sức khỏe người lao động; - Nguyên lý, phương pháp tổ chức hoạt động khám sức khỏe (khám bố trí việc làm, khám định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp). |
Thuyết giảng Thảo luận nhóm |
45 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
4. Xây dựng được kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động. |
- Các nội dung quy định về giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động; - Quy trình nộp/ thực hiện hồ sơ giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động; - Nội dung điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. |
Thuyết giảng Thảo luận nhóm |
45 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
5. Trình bày được nguyên tắc bố trí vị trí việc làm phù hợp sức khỏe người lao động. |
- Đánh giá tình trạng sức khỏe người lao động dựa trên số liệu sẵn có về sức khỏe người lao động; - Xác định vị trí làm việc phù hợp vời điều kiện sức khỏe của người lao động và các bước cần thực hiện để bố trí công việc. |
Thuyết giảng Thảo luận nhóm |
45 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
Bài 4: Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc
1. Tên bài học: |
Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc. |
2. Thời gian: |
90 phút lý thuyết + 270 phút thực hành. |
3. Mục tiêu học tập: |
3.1. Trình bày được nguyên tắc xây dựng kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; 3.2. Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản tại nơi làm việc. |
4. Các hoạt động học tập:
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
Bài 5: Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc
1. Tên bài học: |
Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc. |
2. Thời gian: |
135 phút lý thuyết. |
3. Mục tiêu học tập: |
3.1. Trình bày các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc; 3.2. Trình bày các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc. |
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu |
Nội dung |
Hoạt động dạy học |
Thời lượng |
Lượng giá học viên |
1. Trình bày được các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc. |
- Một số bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch thường gặp tại nơi làm việc; - Tổ chức phòng chống các nhóm dịch bệnh: ü Lây qua đường hô hấp; ü Lây qua đường tiêu hóa; ü Lây qua đường máu, dịch,... |
Thuyết giảng Thảo luận |
75 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
2. Trình bày được các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc. |
- Một số bệnh không lây nhiễm thường gặp tại nơi làm việc. - Yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng các bệnh không lây: cơ xương khớp, tâm thần, bệnh chuyển hóa, tim mạch, v.v... |
Thuyết giảng Thảo luận |
60 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
Bài 6: An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc
1. Tên bài học: |
An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc. |
2. Thời gian: |
180 phút lý thuyết. |
3. Mục tiêu học tập: |
3.1. Trình bày các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc; 3.2. Trình bày nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động; 3.3. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc. |
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu |
Nội dung |
Hoạt động dạy học |
Thời lượng |
Lượng giá học viên |
1. Trình bày các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc. |
- Điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm; - Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn tập thể và các biện pháp phòng chống; - Kế hoạch/ biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do bếp ăn tập thể, xác định rõ các nguồn lực cần thiết và vai trò của các bên liên quan; - Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế. |
Thuyết giảng Thảo luận |
90 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
2. Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động. |
- Nguyên tắc, nội dung, phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho người lao động theo nhu cầu năng lượng. |
Thuyết giảng Thảo luận |
45 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
3. Tổ chức thực hiện được việc bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc. |
- Quy định về bồi dưỡng hiện vật; - Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các bên liên quan thực hiện bồi dưỡng cho người lao động. |
Thuyết giảng Thảo luận |
45 phút |
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
Bài 7: Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc
1. Tên bài học: |
Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc. |
2. Thời gian: |
135 phút lý thuyết. |
3. Mục tiêu học tập: |
3.1. Trình bày được các nội dung về nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; 3.2. Trình bày được các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc. |
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu |
Nội dung |
Hoạt động dạy học |
Thời lượng |
Lượng giá học viên |
1. Trình bày được các nội dung về chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc. |
- Định nghĩa, mục đích và sự cần thiết phải chăm sóc, nâng cao sức khỏe nơi làm việc; - Các nguyên tắc nâng cao sức khỏe nơi làm việc; - Các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc. |
Thuyết giảng Thảo luận |
45 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
2. Trình bày được các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc. |
- Một số khái niệm: + Thông tin; + Truyền thông; + Giáo dục. - Mục đích, vai trò của truyền thông, giáo dục; - Phương pháp truyền thông và các phương tiện truyền thông: + Trực tiếp + Gián tiếp - Đặc điểm, ưu nhược điểm của các phương pháp truyền thông; - Nội dung truyền thông phù hợp theo đối tượng, phương pháp truyền thông, chủ đề cần truyền thông; - Tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục tại nơi làm việc. |
Thuyết giảng Thảo luận |
90 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
Bài 8: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động
1. Tên bài học: |
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động. |
2. Thời gian: |
90 phút lý thuyết + 90 phút thực hành. |
3. Mục tiêu học tập: |
3.1. Trình bày được các nội dung của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động; 3.2. Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động; 3.3. Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn Vệ sinh lao động. |
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu |
Nội dung |
Hoạt động dạy học |
Thời lượng |
Lượng giá học viên |
1. Trình bày được các nội dung kế hoạch an toàn vệ sinh lao động. |
- Các nội dung yêu cầu của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động. |
Thuyết giảng Thảo luận |
30 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
2. Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động. |
- Các bên liên quan trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động; - Chức năng, nhiệm vụ của từng bên và cách thức phối hợp; - Trang thiết bị cần thiết cho công tác an toàn vệ sinh lao động. |
Thuyết giảng Thảo luận |
60 phút |
|
3. Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động. |
- Lập kế hoạch liên quan đến cấu phần an toàn vệ sinh lao động theo quy định hiện hành. |
Thực hành |
90 phút |
Trình bày cá nhân/nhóm |
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
Bài 9: Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động
1. Tên bài học: |
Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động. |
2. Thời gian: |
90 phút lý thuyết + 90 phút thực hành. |
3. Mục tiêu học tập: |
3.1. Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động; 3.2. Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao động; 3.3. Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định. |
4. Các hoạt động học tập:
Mục tiêu |
Nội dung |
Hoạt động dạy học |
Thời lượng |
Lượng giá học viên |
4.1. Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động. |
- Những nội dung trong hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; - Lập danh mục thông tin về vệ sinh môi trường lao động cần quản lý. |
Thuyết giảng Thảo luận |
30 phút |
Trả lời câu hỏi, khuyến khích phương pháp trắc nghiệm. |
4.2. Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao động. |
- Nội dung quy định của hồ sơ sức khỏe người lao động; - Lập hồ sơ sức khỏe (hồ sơ sức khỏe, hồ sơ khám, hồ sơ theo dõi tai nạn lao động...). |
Thuyết giảng Thảo luận |
30 phút |
|
4.3. Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định. |
- Các nội dung vệ sinh lao động cơ sở sản xuất kinh doanh cần báo cáo; - Quy định về nội dung, tần suất, hình thức, đơn vị tiếp nhận báo cáo theo quy định. |
Thuyết giảng Thảo luận |
30 phút |
|
4.4. Thực hành được việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. |
Thực hành được việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. |
Thực hành |
90 phút |
Trình bày cá nhân/ nhóm |
5. Phương pháp lượng giá: Kết quả thảo luận/ làm việc nhóm.
MẪU CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……(1)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Chứng nhận ông/bà: …………………………………………………………………………
Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………..
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………………………………………………………………
Nơi cấp: ……………………………… ngày cấp …………………………………………...
Đã hoàn thành khóa đào tạo cấp chứng chỉ
chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
Tổng số: …………… giờ đào tạo (bằng chữ ……………………………………………...)
Từ ngày …… tháng …… năm 20……, đến ngày …… tháng …… năm 20……
Chứng chỉ chứng nhận có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
|
Nơi cấp, ngày … tháng … năm 20… |
_________________________
[1] Ghi theo đơn vị chủ quản
Kích thước Chứng chỉ chứng nhận: 19x27 cm - khổ ngang
MẪU SỔ THEO DÕI CẤP CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
…TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO…
SỔ THEO DÕI CẤP CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Năm 20……
TT |
Họ và tên |
Ngày sinh |
Trình độ chuyên môn |
Nơi làm việc |
Thời gian đào tạo Từ ngày ………. |
Kết quả |
Số CCCN |
Chữ ký của người được đào tạo |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện cơ sở đào tạo |
Người vào sổ |
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỞ Y TẾ …… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…………., ngày …… tháng …… năm …… |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ NĂM ……….
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Kính gửi: Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế
Sở Y tế tỉnh/thành phố ………… báo cáo công tác quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận (CCCN) chuyên môn về y tế lao động trên địa bàn như sau:
I. Thông tin về cơ sở đào tạo trên địa bàn quản lý
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ, |
Người đại diện pháp lý |
Ngày đăng ký hoạt động đào tạo cấp CCCN chuyên môn về y tế lao động |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
II. Thống kê kết quả hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
1. Kết quả hoạt động của các cơ sở đào tạo trên địa bàn quản lý
TT |
Đối tượng đào tạo |
Số người được đào tạo |
Số người được cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động |
Ghi chú |
1 |
Bác sỹ |
|
|
|
2 |
Bác sỹ y tế dự phòng |
|
|
|
3 |
Cử nhân điều dưỡng |
|
|
|
4 |
Y sỹ |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng trung học |
|
|
|
6 |
Hộ sinh viên |
|
|
|
7 |
Khác |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
2. Thông tin quản lý người làm công tác y tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã được cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
TT |
Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh |
Tổng số |
Số người được cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động |
Tỷ lệ % |
1 |
Bác sỹ |
|
|
|
2 |
Bác sỹ y tế dự phòng |
|
|
|
3 |
Cử nhân điều dưỡng |
|
|
|
4 |
Y sỹ |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng trung học |
|
|
|
6 |
Hộ sinh viên |
|
|
|
7 |
Khác |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
III. Đề xuất, kiến nghị:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Mẫu 1: THÔNG TIN CƠ SỞ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
……(1)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TIN CƠ SỞ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ
CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Kính gửi: …………………………….(2)………………………………
1. Tên cơ sở đào tạo: …………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………… Fax: ……………………. Email: ............................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: ……………………………………………………………..
Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………… Fax: ……………………. Email: ............................................
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO |
(1) Ghi theo đơn vị chủ quản
(2) Gửi: - Sở Y tế (đối với cơ sở đào tạo thuộc quản lý của địa phương)
- Cục Quản lý môi trường y tế (đối với cơ sở đào tạo thuộc quản lý của Bộ, ngành)
Mẫu 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
……(1)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN
CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG NĂM ……
Kính gửi: …………………………….(2)………………………………
I. Kết quả đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn YTLĐ:
TT |
Đối tượng được đào tạo |
Số người được đào tạo |
Số người được cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động |
Ghi chú |
1 |
Bác sỹ |
|
|
|
2 |
Bác sỹ y tế dự phòng |
|
|
|
3 |
Cử nhân điều dưỡng |
|
|
|
4 |
Y sỹ |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng trung học |
|
|
|
6 |
Hộ sinh viên |
|
|
|
7 |
Khác |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
II. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO |
(1) Ghi theo đơn vị chủ quản
(2) Gửi: - Sở Y tế (đối với cơ sở đào tạo thuộc quản lý của địa phương)
- Cục Quản lý môi trường y tế (đối với cơ sở đào tạo thuộc quản lý của Bộ, ngành)
MINISTRY OF HEALTH |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 29/2021/TT-BYT |
Hanoi, December 24, 2021 |
GUIDELINES FOR PROFESSIONAL TRAINING IN OCCUPATIONAL HEALTH
Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;
Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 elaborating some Articles of the Law on Occupational Safety and Health;
Pursuant to the Government’s Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 elaborating some Articles of the Law on Occupational Safety and Health on technical inspection of occupational safety, training in occupational safety and health and occupational environment monitoring; Government’s Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 08, 2018 on amendments to Decrees related to business conditions and administrative procedures under the management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of the Director General of the Health Environment Management Agency;
The Minister of Health hereby promulgates a Circular on guidelines for professional training in occupational health,
This Circular provides guidelines for training contents, curriculums, syllabuses and length and management of training programs for occupational health certification prescribed in clause 4 Article 73 of the Law on Occupational Safety and Health.
This Circular applies to:
1. Health workers at manufacturing and business establishments, including doctors, preventive medicine physicians, bachelors of nursing, physicians, intermediate-level nurses and midwives specified in clause 3 Article 37 of the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 elaborating some Articles of the Law on Occupational Safety and Health.
2. Educational institutions which exercise the functions or are assigned to perform the task of providing training in healthcare sector, medical training institutions (hereinafter referred to as “training institutions”).
3. Organizations and individuals involved in training for occupational health certification within the territory of Vietnam.
Article 3. Requirements for training contents, curriculums, syllabuses, length and mode
1. Training contents:
a) General overview of legislative documents on occupational hygiene and employee healthcare;
b) Management of harmful factors at manufacturing and business establishments;
c) Occupational diseases and occupation-related diseases;
d) First aid and emergency at the workplace;
d) Prevention and control of diseases and non-communicable diseases at the workplace;
e) Food safety and nutrition at the workplace;
g) Communication and education about occupational hygiene, occupational disease prevention and control, healthcare and health promotion at the workplace;
h) Formulating a plan for and organizing occupational hygiene and occupational disease prevention and control at the workplace;
i) Management of occupational hygiene and employee health records.
Specific requirements for the training contents mentioned in this clause are provided in the Appendix 01 enclosed herewith.
2. Training curriculums and syllabus:
a) Every head of training institution shall design, appraise and promulgate a training curriculum for occupational health certification according to the training contents prescribed in clause 1 of this Article;
b) According to the promulgated training curriculum, the head of the training institution shall design, appraise and promulgate training syllabuses before providing training. Training syllabus must be continuously reviewed and updated in a scientifically sound manner, satisfying practical demands.
3. Length and mode of training:
a) Minimum length of initial training for occupation health certification is 40 hours, including examination time;
b) Refresher training in occupational health shall be provided every 5 years from the effective date of the certificate of training in occupation health and the refresher training length is at least 50% of the length of initial training, including examination time;
c) Mode of training: Full time.
Article 4. Management of training programs for occupational health certification
1. Every participant in the training course is required to meet the attendance rate prescribed in specified in clause 3 Article 3 of this Circular.
2. The training institution shall refer to the template for certificate of training in occupational health provided in the Appendix 02 to this Circular to issue the certificate to participants passing the examination in accordance with regulations of law on education and training regulations of the training institution.
3. The training institution shall prepare a logbook to record details about occupational health certification using the Appendix 02 to this Circular.
Article 5. Responsibility for implementation
1. The Health Environment Management Agency has the responsibility to:
a) Provide guidelines for organizing and inspecting issuance of certificate of training in occupational health nationwide;
b) Publish information about training institutions on the web portal of the Ministry of Health or its website by relying on reports submitted by Departments of Health of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as “Departments of Health”) and training institutions affiliated to ministries and branches;
c) Provide training and refresher training to lecturers providing training in occupational health.
2. Every Department of Health has the responsibility to:
a) Provide training, disseminate, provide guidance on and inspect the implementation of this Circular within its province;
b) Publish information about training institutions under its management on its web portal and submit a report to the Ministry of Health (through the Health Environment Management Agency) within 03 working days from the receipt of information from those training institutions;
c) Submit an annual report on management of training programs for occupational health certification within its province to the Ministry of Health (through the Health Environment Management Agency) before February 01 of the following year using the Appendix 04 to this Circular.
3. Every training institution has the responsibility to:
a) Rely on training contents, curriculum and syllabus and practical demands, assign qualified persons to provide training in occupational health in accordance with regulations of law on education and its training regulations;
b) Submit a report on information about training and issuance of certificate of training in occupational health to the Department of Health (for the institution under management of the local authority) or the Health Environment Management Agency (for the institution affiliated to a ministry) before providing initial training for publishing on the web portals of the Ministry of Health, Health Environment Management Agency and Department of Health using the Form No. 01 in the Appendix 05 to this Circular;
c) Formulate a training plan and publish on its web portal or website before organizing a training course and send it to the Department of Health (for the institution under management of the local authority) or the Health Environment Management Agency (for the institution affiliated to a ministry) and Department of Health of the province where the training course is organized to facilitate the management and inspection;
d) Manage documents concerning training and issuance of certificate of training in occupational health in accordance with regulations of law on training and archives;
dd) Formulate regulations on management, inspection and assessment applicable to training courses according to regulations of law on education;
e) Submit an annual consolidated report on results of training programs for occupational health certification to the Department of Health (for the institution under management of the local authority) or the Health Environment Management Agency (for the institution affiliated to a ministry) before January 15 of the following year using the Form No. 02 in the Appendix 05 to this Circular.
Article 6. Implementation and effect
1. This Circular comes into force from February 06, 2022.
2. The Director General of the Health Environment Management Agency, Chief of the Ministry Office, Directors and Directors General of Departments and General Departments affiliated to the Ministry of Health and organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health (through the Health Environment Management Agency) for consideration and resolution./.
|
PP. THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực