- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (224)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thừa kế (47)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Dân sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nhận con nuôi (18)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
Quy định của pháp luật về việc hướng dẫn khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động? Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động mới nhất năm 2024
1. Quy định của pháp luật về việc hướng dẫn khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động?
Vừa qua Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
Theo đó, Thông tư hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (trừ các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang); Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu tại các công trình ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các công trình đó; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam…
Thông tư nêu rõ khi xảy ra tai nạn đối với người lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc (người lao động, người quản lý) phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết. Khi nhận được tin báo có tai nạn xảy ra tại cơ sở của mình, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra vụ tai nạn đó. Đồng thời phải khai báo ngay với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở (nếu xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên).
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định trước đây gồm: Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản, trưởng đoàn; đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời, hoặc đại diện tập thể người lao động khi cơ sở chưa thành lập tổ chức công đoàn, thành viên; người làm công tác an toàn - vệ sinh lao động, thành viên. Tuy nhiên, theo quy định mới, thành phần Đoàn điều tra còn bao gồm cả cán bộ y tế của cơ sở và mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Tỉnh được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh Xã hội và Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh Xã hội tiến hành điều tra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở tiến hành thu thập dấu vết, vật chứng, lời khai,… để điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, lập biên bản điều tra tai nạn lao động và tổ chức cuộc họp, lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động. Đồng thời, báo cáo kết quả điều tra lên cấp trên và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực tài liệu, chứng cứ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Tỉnh và cấp Trung ương tiến hành điều tra tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, cơ sở quản lý người bị tai nạn phải thống kê tất cả những vụ tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động thuộc quyền quản lý và báo cáo theo quy định của pháp luật.
2. Ai có Nghĩa vụ báo cáo tai nạn lao động
Theo quy định tại Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, tai nạn lao động là tai nạn gây ra tổn thương trên bất kỳ bộ phận cơ thể, chức năng cơ thể hoặc thậm chí là gây tử vong người lao động, xảy ra trong quá trình lao động.
Tai nạn lao động gắn liền với việc người lao động thực hiện công việc, nhiệm vụ và có thể xảy ra trong trường hợp:
Tại nơi người lao động làm việc và trong giờ làm việc, hoặc ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc khi người lao động đang thực hiện các nội dung công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc người lao động đang trên đường từ nơi làm việc về nhà.
Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Thực hiện thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện thống kê và báo cáo tình hình tai nạn lao động đến cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài người sử dụng lao động, liên quan đến báo cáo tình hình tai nạn lao động, có 02 cơ quan khác có thẩm quyền liên quan bao gồm:
Ủy ban nhân dân xã báo cáo tai nạn lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn;
Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp tai nạn lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn.
3. Địa điểm, thời hạn nộp báo cáo tai nạn lao động
Theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm thực hiện báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Theo quy định Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, thời hạn nộp báo cáo được xác định như sau:
Báo cáo tình hình 06 tháng đầu năm: nộp trước ngày 05/7 (số liệu thống kê 06 tháng đầu năm);
Báo cáo năm: nộp trước ngày 10/01 năm sau (số liệu thống kê của cả năm trước).
Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cũng quy định báo cáo tình hình tai nạn lao động gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Sau khi nhận được báo cáo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp rồi gửi báo cáo về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Cục Thống kê tỉnh.
4. Chậm nộp báo cáo tai nạn lao động bị xử lý ra sao?
Theo quy định Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP người sử dụng lao động nếu có một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt từ 05 triệu - 10 triệu đồng:
Không thống kê tai nạn lao động;
Không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo định kỳ không đầy đủ, báo cáo không chính xác hoặc không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Đồng thời theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ tăng gấp đôi.
Như vậy, nếu người sử dụng lao động không báo cáo tai nạn lao động sẽ bị xử phạt với mức phạt 10 triệu - 20 triệu đồng.
Xảy ra tai nạn lao động là điều mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều không mong muốn xảy ra. Vì vậy, cả người lao động và người sử dụng cần hết sức lưu ý các vấn đề liên quan để hạn chế đến mức tối đa việc xảy ra tai nạn lao động.
Đồng thời, người sử dụng cần nghiêm túc thực hiện việc thống kê và báo cáo tình hình tai nạn lao động đến cơ quan có thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và đúng hạn. Trường hợp có sự sai sót hoặc chậm trễ trong việc báo cáo, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Cơ sở quản lý người bị tai nạn có trách nhiệm tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; định kỳ tổ chức, đánh giá những yếu tố nguy hiểm, tác hại nghề nghiệp ở từng khu vực làm việc và môi trường xung quanh; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động để phòng ngừa tai nạn lao động.
5. Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động mới nhất năm 2024
Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động từ người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố (6 tháng hoặc cả năm) |
PHỤ LỤC XIV
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ (6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Đơn vị báo cáo: Sở Lao động-TBXH tỉnh/thành phố ……………… Mã tỉnh: |
|
|
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
KỲ BÁO CÁO (6 tháng hoặc cả năm)…… NĂM ...
Ngày báo cáo: ………………………………
Đơn vị nhận báo cáo:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cục Thống kê ………….
I. Thông tin tổng quan
Loại hình cơ sở |
Mã số |
Cơ sở |
Lực lượng lao động |
Tổng số TNLĐ |
Tần suất TNLĐ1 |
Ghi chú |
||||||
Tổng số |
Số cơ sở tham gia báo cáo |
Tổng số lao động |
Số LĐ của cơ sở tham gia báo cáo |
Số lao động nữ |
Số người bị nạn |
KTNLĐ |
Kchết |
|||||
Tổng số |
Số người bị chết |
Số người bị thương nặng |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo loại hình cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Phân loại TNLĐ
Tên chỉ tiêu thống kê |
Mã số |
Theo mức độ thương tật |
Thiệt hại do TNLĐ |
|||||||||||
Số vụ TNLĐ |
Số người bị nạn TNLĐ |
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động |
Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) |
Thiệt hại tài sản (1.000 đ) |
||||||||||
Tổng số |
Số vụ có người chết |
Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên |
Tổng số |
Số lao động nữ |
Số người chết |
Số người bị thương nặng |
Tổng số |
Khoản chi cụ thể của cơ sở |
||||||
Y tế |
Trả lương trong thời gian Điều trị |
Bồi thường /Trợ cấp |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo ngành2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nguyên nhân3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo yếu tố gây chấn thương4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nghề nghiệp5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
GIÁM ĐỐC |
_______________
1 Tần suất TNLĐ được tính theo công thức: . Trong đó: N số người bị TNLĐ hoặc số người chết trong kỳ báo cáo; P là tổng số lao động của cơ sở tham gia báo cáo.
2 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
3 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
4 Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.
5 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
Trên đây là những quy định của pháp luật về việc hướng dẫn khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động và mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động mới nhất năm 2024.
Xem thêm các bài viết liên quan tại:
Bậc thang thuế thu nhập cá nhân là gì?
Mức lương tăng ca, làm thêm giờ theo Bộ luật lao động