- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không?
1. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không?
Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Do đó, việc viết đơn nghỉ việc trong thời gian thử việc không phải là bắt buộc. Điều này được quy định rõ ràng trong Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, không có bất kỳ quy định nào về việc người lao động nếu đang trong thời gian thử việc mà muốn nghỉ việc phải viết đơn xin nghỉ việc. Cũng theo quy định trên, khi nghỉ việc trong quá trình thử việc người lao động không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động. Đồng thời người lao động thử việc cũng không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu 2 bên đã thỏa thuận; và người lao động hoàn toàn không phải chịu xử phạt lao động. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động có thể đánh giá sự phù hợp của nhau trong giai đoạn thử việc.
2. Người sử dụng lao động không thông báo kết quả thử việc cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019, quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Với quy định nêu trên thì khi kết thúc thời gian thực việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi hết thời gian thử việc mà người sử dụng lao động có hành vi không thông báo kết quả thử việc cho người lao động thì có thể bị phạt tiền từ 500.000.đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt tiền nêu trên là mức xử phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thời gian thử việc của người lao động kéo dài bao lâu?
Theo Điều 25 Bộ luật Lai động 2019 thì thời gian thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà đưa ra khoảng thời gian phù hợp. Người lao động thử việc một lần đối với một vị trí công việc và tuân thủ điều kiện sau:
- Công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 thì thời gian thử việc không quá 180 ngày;
- Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không quá 60 ngày;
- Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời gian thử việc không quá 30 ngày;
- Đối với các công việc khác thì thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Người lao động có cần lý do chính đáng để nghỉ việc trong thời gian thử việc không?
Không, người lao động có thể nghỉ việc trong thời gian thử việc mà không cần lý do chính đáng.
4.2. Người lao động có nên thông báo trước khi nghỉ việc trong thời gian thử việc không?
Mặc dù không bắt buộc, nhưng người lao động nên thông báo trước cho người sử dụng lao động để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tránh những hiểu lầm không đáng có.
4.3. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc không?
Có, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc nhưng phải thông báo trước cho người lao động ít nhất 3 ngày làm việc