- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Bảo hiểm xã hội (98)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Biển báo giao thông (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
Công đoàn là gì? 05 điều cần biết về công đoàn mới nhất 2025
1. Công đoàn là gì?
Căn cứ Điều 1 Luật công đoàn 2024:
Điều 1. Công đoàn Việt Nam"Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; đại diện cho công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, tham gia các phong trào thi đua, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."
2. 05 điều cần biết về công đoàn mới nhất 2025
2.1. Quyền và trách nhiệm của công đoàn mới nhất 2025
Quyền và trách nhiệm của công đoàn được quy định từ Điều 11 đến Điều 20 Luật công đoàn 2024 như sau:
2.1.1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động; là thành viên của các ủy ban, ban chỉ đạo, hội đồng quốc gia có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng tập thể, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hỗ trợ, thực hiện các chế độ, điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
- Đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị vi phạm.
- Đại diện theo ủy quyền của người lao động khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị vi phạm, trừ trường hợp pháp luật về tố tụng có quy định khác.
- Đại diện cho người lao động, tập thể người lao động tham gia tố tụng dân sự, hành chính trong vụ việc, vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng; nội quy lao động; kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các văn bản, nội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Đối thoại tại nơi làm việc với người sử dụng lao động về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống, văn hóa, tinh thần; động viên, khen thưởng, hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và các hoạt động chăm lo khác cho đoàn viên công đoàn và người lao động.
- Hỗ trợ đào tạo, học nghề, tìm việc làm; hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
- Tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho đoàn viên công đoàn, người lao động. Hình thức hỗ trợ pháp lý bao gồm:
- Tư vấn pháp luật thông qua việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, hỗ trợ soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người bào chữa theo quy định của pháp luật về tố tụng;
- Đại diện ngoài tố tụng trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
- Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
- Thực hiện quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên công đoàn, cán bộ công đoàn và công đoàn cơ sở; hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể bảo đảm thực chất. Tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tổ chức và hoạt động công đoàn với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động và các vấn đề khác mà đoàn viên công đoàn, người lao động quan tâm.
- Tổ chức, phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và kiến nghị xây dựng pháp luật
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; trình dự án luật, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
2.1.4. Tham dự kỳ họp, phiên họp, cuộc họp và hội nghị
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương khi bàn, thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ tịch liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện được mời tham dự kỳ họp, hội nghị, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan khi bàn các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Chủ tịch công đoàn ngành trung ương và địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác được mời tham dự cuộc họp, hội nghị của cơ quan chuyên môn, cơ quan, tổ chức có liên quan khi bàn các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức Công đoàn.
- Chủ tịch công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động mời tham dự cuộc họp, hội nghị có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức Công đoàn.
2.1.5. Tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
- Công đoàn có trách nhiệm tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Khi kiểm tra, thanh tra nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm mời đại diện Công đoàn tham gia.
- Khi tham gia kiểm tra, thanh tra, đại diện Công đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo các quy định của pháp luật có liên quan và các quyền, trách nhiệm sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra;
- Kiến nghị biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động trong trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động.
2.1.6. Giám sát của Công đoàn
- Giám sát của Công đoàn bao gồm hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoạt động chủ trì giám sát.
- Hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Công đoàn thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn mang tính xã hội, bao gồm việc theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá, kiến nghị trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể, thực hiện dân chủ ở cơ sở và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức Công đoàn.
- Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung giám sát được thực hiện theo quy định của Luật này, luật khác có liên quan và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Khách quan, công khai, minh bạch;
- Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
- Không trùng lặp về nội dung, thời gian với hoạt động kiểm tra, thanh tra và hoạt động giám sát khác; không làm cản trở hoạt động bình thường của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.
- Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Nghiên cứu, xem xét văn bản, báo cáo của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát;
- Thông qua đối thoại với người sử dụng lao động, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước;
- Tổ chức đoàn giám sát.
- Khi thực hiện hoạt động chủ trì giám sát, Công đoàn có quyền, trách nhiệm sau đây:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát bao gồm nội dung, hình thức, đối tượng, thời gian và các nội dung cần thiết khác để bảo đảm thực hiện giám sát;
- Thông báo trước về chương trình, kế hoạch giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát;
- Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát trao đổi, làm rõ những vấn đề cần thiết qua giám sát;
- Kiến nghị người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát hoặc người có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước;
- Kiến nghị xem xét trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua giám sát;
- Thông báo kết quả giám sát đến người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; xem xét, giải quyết khi có kiến nghị về kết quả giám sát.
- Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát có quyền, trách nhiệm sau đây:
- Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch giám sát;
- Bố trí thời gian, địa điểm, thành phần làm việc theo yêu cầu của đoàn giám sát;
- Được trao đổi, làm rõ về các nội dung giám sát thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
- Được kiến nghị xem xét lại kết quả giám sát, kiến nghị sau giám sát khi cần thiết;
- Thực hiện theo yêu cầu, kiến nghị quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 6 Điều này;
- Thực hiện kiến nghị sau giám sát.
2.1.7. Phản biện xã hội của Công đoàn
- Công đoàn có quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến, phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động.
- Ý kiến phản biện xã hội của Công đoàn được nghiên cứu tiếp thu, giải trình theo quy định của pháp luật.
- Công đoàn có trách nhiệm đề xuất nội dung và thực hiện phản biện xã hội theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.1.8. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định khác của Công đoàn.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, không kỳ thị, phân biệt đối xử.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật do chủ tịch công đoàn các cấp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phát động.
2.1.9. Phát triển đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
- Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
- Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động gia nhập, thành lập công đoàn cơ sở.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, gặp gỡ, hướng dẫn người làm việc không có quan hệ lao động gia nhập, thành lập nghiệp đoàn cơ sở.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, gặp gỡ người lao động để gia nhập Công đoàn.
- Trường hợp người lao động tự thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở thì được Công đoàn hướng dẫn, hỗ trợ người lao động lập ban vận động để thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức khác có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các cấp công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
2.1.10. Quyền, trách nhiệm của Công đoàn đối với người lao động ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, Công đoàn có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu hoặc khi phát hiện người sử dụng lao động có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
2.2. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn mới nhất 2025
Căn cứ Điều 5 Luật công đoàn 2024:
- Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.
- Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.3. Hệ thống tổ chức công đoàn mới nhất 2025
Căn cứ Điều 8 Luật công đoàn 2024 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn như sau:
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp sau đây:
- Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và xác định cấp công đoàn đối với công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cơ sở quyết định của Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
- Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện nội dung quy định tại khoản này.
- Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và chấm dứt hoạt động của tổ chức Công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2.4. Những hành vi bị nghiêm cấm với công đoàn mới nhất 2025
Căn cứ Điều 10 Luật công đoàn 2024 về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm"1. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
2. Phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác;
c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động;
d) Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động;
đ) Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ công đoàn;
e) Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ công đoàn không tham gia hoạt động công đoàn, thôi làm cán bộ công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn;
g) Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động công đoàn;
h) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn.
4. Không bảo đảm các điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật.
5. Không đóng kinh phí công đoàn; chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định.
6. Nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật.
7. Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.
8. Thông tin không đúng sự thật, kích động, xuyên tạc, phỉ báng về tổ chức và hoạt động công đoàn."
2.5. Mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất 2025
Mức đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
mức đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.Căn cứ Điều 29 Luật công đoàn 2024:
Điều 29. Tài chính công đoàn
1. Nguồn tài chính công đoàn bao gồm:
a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
b) Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động;
c) Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
d) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mức đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Công đoàn cơ sở là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở mới nhất 2025
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật công đoàn 2024:
- Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành trung ương và tương đương công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Là nơi kết nạp người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên để gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở. (Điều 5 Luật Công đoàn 2024)
- Hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể bảo đảm thực chất. Tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. (Khoản 5 Điều 12 Luật công đoàn 2024)
- Chủ tịch công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động mời tham dự cuộc họp, hội nghị có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức Công đoàn. (Khoản 4 Điều 14 Luật công đoàn 2024)
- Tuyên truyền, vận động, gặp gỡ người lao động để gia nhập Công đoàn (Khoản 4 Điều 19 Luật công đoàn 2024)
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong một tháng đối với ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương. Tùy theo quy mô, loại hình, tính chất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mà ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm (Điều 27 Luật công đoàn 2024)
3.2. Các trường hợp nào được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn?
Căn cứ Điều 30 Luật công đoàn 2024 về các trường hợp được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn như sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.
- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.
- Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
3.3. Tài chính công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ nào?
Căn cứ quy định Khoản 2 Điều 31 Luật công đoàn 2024 quy định về tài chính công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc cho đoàn viên công đoàn, người lao động;
- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn; tổ chức hoạt động chăm lo khác đối với đoàn viên công đoàn và người lao động;
- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và xây dựng Công đoàn vững mạnh;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;
- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn chủ trì hoặc phối hợp phát động;
- Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch cho đoàn viên công đoàn và người lao động;
- Khen thưởng, động viên người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
- Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động theo quy định của pháp luật;
- Hoạt động bảo đảm bình đẳng giới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn;
- Nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tổ chức Công đoàn;
- Chi quản lý hành chính để phục vụ hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp, hoạt động hợp tác quốc tế của Công đoàn;
- Trả lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp hoạt động cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
- Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật;
- Hỗ trợ công đoàn cơ sở nơi được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn quy định tại Điều 30 của Luật này để chăm lo cho đoàn viên công đoàn, người lao động;
- Hoạt động xã hội do Công đoàn chủ trì hoặc phối hợp;
- Nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Quyền và trách nhiệm của công đoàn mới nhất 2025
- Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn mới nhất 2025
- Hệ thống tổ chức công đoàn mới nhất 2025
- Những hành vi bị nghiêm cấm với công đoàn mới nhất 2025
- Công đoàn cơ sở là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở mới nhất 2025
- Mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất 2025