Chương VI Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Số hiệu: | 39/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 21/06/2016 | Số công báo: | Từ số 397 đến số 398 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động áp dụng cho người làm động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề...
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Nghị định 39 hướng dẫn việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản lý nhà nước…
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề, tập nghề, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng… là những đối tượng áp dụng theo các quy định tại Nghị định 39/2016.
2. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo Nghị định số 39/2016
- Một số nguyên tắc cốt lõi khi kiểm soát đó là: thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; có quy trình kiếm soát; có người hoặc phân công bộ phận chịu trách nhiệm kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; lưu hồ sơ, công bố kết quả cho người lao động…
- Nội dung kiểm soát gồm theo Nghị định số 39 gồm có: nhận diện và đánh giá; xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Khi gặp các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng cần có phương án xử lý với các nội dung như lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ, lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận; có các phương tiện kỹ thuật theo quy định và thiết bị đo lường cần có cho quá trình xử lý…
3. Quy định việc khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, thành lập các Đoàn điều tra tai nạn lao động, chi phí cho việc điều tra các tai nạn lao động sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
- Có 3 loại tai nạn lao động: Tai nạn lao động làm chết người lao động, tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng và tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ.
- Khi có tai nạn lao động xảy ra phải báo cáo một cách nhanh nhất cho Thanh tra Sở Lao động -Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, phường hoặc Công an cấp huyện, xã, phường, thị trấn…
- Thành lập các Đoàn điều tra tai nạn lao động ở các cấp để tiến hành các hoạt động điều tra các vấn đề liên quan đến tai nạn lao động. Ngoài ra, Nghị định 39 còn có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, việc khai báo, báo cáo, điều tra tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài…
- Chi phí điều tra tai nạn lao động theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản như dựng lại hiện trường, in, chụp hình, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân… và các khoản này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực như khai thác khoáng sản, thi công công trình xây dựng, sửa chữa, đóng tàu biển, truyền tải và phân phối điện… đảm bảo điều kiện có từ 01 đến 03 nhân viên phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động tùy theo số lượng người lao động tại cơ sở.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực khác thì cần đảm bảo từ 01 đến 02 người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động và cũng tùy theo số lượng lao động tại cơ sở.
Ngoài ra, Nghị định 39/2016 còn quy định việc tổ chức bộ phận y tế tại các cơ sở, đồng thời có những yêu cầu nhất định đối với làm công tác chuyên trách hoặc bán chuyên trách bộ phận an toàn, vệ sinh lao động.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Phân công xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của các Bộ theo Khoản 3 Điều 87 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
1. Bộ Y tế
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với các yếu tố vệ sinh lao động trong môi trường lao động, trừ các yếu tố phóng xạ, bức xạ quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này.
b) An toàn lao động đối với trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; công trình thủy lợi, đê Điều.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị, vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản.
3. Bộ Giao thông vận tải
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: các loại phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào Mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị sau: phương tiện giao thông vận tải phải thực hiện đăng kiểm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
4. Bộ Công Thương
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: công nghiệp cơ khí, luyện kim; sản xuất, truyền tải, phân phối điện; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khai thác than; khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối, tồn chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí, trừ phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
b) An toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị, vật tư sau: vật liệu nổ công nghiệp; thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp; trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.
c) An toàn, vệ sinh lao động đối với hóa chất (bao gồm cả hóa dược), trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm c Khoản 10 Điều này.
5. Bộ Xây dựng
a) An toàn, vệ sinh lao động trong việc lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công xây dựng công trình.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ.
b) Tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với công trình viễn thông; mạng lưới viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin.
b) An toàn lao động đối với loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị viễn thông; thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
c) An toàn, vệ sinh lao động đối với tần số vô tuyến điện có trong môi trường lao động, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
8. Bộ Quốc phòng
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
b) An toàn lao động đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên sử dụng cho Mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.
9. Bộ Công an
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng Công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; đồ dùng, thiết bị kỹ thuật trong cơ sở dạy nghề; sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường không quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5, Điểm a Khoản 6, Điểm a Khoản 7, Điểm a Khoản 8, Điểm a Khoản 9 Điều này, trừ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường không được Thủ tướng Chính phủ phân công theo quy định tại Điểm d Khoản này;
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ máy, thiết bị, vật tư quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm b Khoản 5, Điểm a Khoản 6, Điểm b Khoản 7, Điểm b Khoản 8, Điểm b Khoản 9 Điều này và trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được Thủ tướng Chính phủ phân công theo quy định tại Điểm d Khoản này;
c) An toàn, vệ sinh lao động cho người lao động tham gia hoạt động hóa chất; quản lý việc sử dụng hóa chất trong các cơ sở dạy nghề;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường mới hoặc liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ phát sinh trong quá trình Điều hành, quản lý.
11. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan; lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế trước khi gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.
12. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.
13. Các cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại thuộc các Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động cho Bộ Khoa học và Công nghệ để đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ minh bạch hóa trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam là thành viên.
1. Các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
2. Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị, góp ý về quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; góp ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, công bố.
Việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 88 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động là tổ chức tư vấn cho Chính phủ về việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động gồm các thành viên sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Phó chủ tịch Hội đồng bao gồm các thành viên sau đây: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thứ trưởng Bộ Y tế; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c) Ủy viên hội đồng bao gồm các thành viên là đại diện lãnh đạo các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Nội vụ, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động hoạt động theo quy định sau đây:
a) Hằng năm, Hội đồng tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Chủ tịch Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động quy định quy chế làm việc của Hội đồng, đơn vị thường trực và bộ phận thư ký của Hội đồng;
c) Chủ tịch Hội đồng được mời thêm chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tham vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng;
d) Kinh phí hoạt động của Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (không bao gồm lương và các Khoản phụ cấp theo lương của các thành viên Hội đồng) do ngân sách trung ương bảo đảm, được tổng hợp và bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh theo Điều 88 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh là tổ chức tư vấn cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương, với các nội dung chính sau đây:
a) Biện pháp chỉ đạo, Điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương;
b) Xây dựng Chương trình an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
c) Chính sách hỗ trợ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.
3. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh gồm các thành viên sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Phó chủ tịch Hội đồng bao gồm Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện lãnh đạo Sở Y tế, đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động cấp tỉnh;
c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo các Sở: Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân cấp tỉnh và đại diện một số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Hằng năm, Hội đồng tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương;
b) Chủ tịch Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh quy định quy chế làm việc của Hội đồng, cơ quan giúp việc và bộ phận thư ký của Hội đồng;
c) Chủ tịch Hội đồng được mời thêm các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tham vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng;
d) Kinh phí hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh (không bao gồm lương và các Khoản phụ cấp theo lương của các thành viên Hội đồng) do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thông báo kế hoạch thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức thanh tra để phối hợp triển khai.
3. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thanh tra đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều này trong những trường hợp sau đây:
a) Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khi có phát hiện các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động gây tai nạn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động;
c) Theo đề nghị của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trong trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của mình thì mời đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia; gửi kết quả kiểm tra, kiến nghị cho Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xử lý, giải quyết kết quả kiểm tra, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của các bộ, cơ quan ngang bộ theo thẩm quyền; thông báo kết quả cho cơ quan gửi kiến nghị.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành thuộc địa phương trong thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo từng giai đoạn 05 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Việc xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các bộ, cơ quan ngang bộ.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan liên quan xây dựng, cập nhật hằng năm công bố Hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo định kỳ tối đa 05 năm 01 lần. Hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động được cập nhật hằng năm và ít nhất; phải gồm những thông tin sau đây:
a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các tổ chức liên quan;
đ) Các chương trình, sự kiện an toàn, vệ sinh lao động cấp quốc gia và cấp tỉnh;
e) Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền. Phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động;
h) Các dữ liệu về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn Quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
STATE MANAGEMENT OVER OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Section 1. DEVELOPING THE NATIONAL STANDARDS, DEVELOPING AND ISSUING THE NATIONAL REGULATIONS ON OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 39. Responsibility for developing and issuing the national regulations on occupational safety and sanitation
Assigning the development and issuance of national regulations on occupational safety and sanitation of the Ministries as specified in Paragraph 3, Article 87 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
1. Ministry of Health
a) Occupational safety and sanitation for the occupational sanitary factors in working environment, except for radioactive and radiative factors specified under Point a, Paragraph 6 of this Article.
b) Occupational safety for medical equipment with strict requirements on occupational safety.
2. Ministry of Agriculture and Rural Development
a) Occupational safety and sanitation (except for machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety) for: agricultural products, forestry products, aquatic products, salt, livestock, poultry and livestock; agricultural, forestry and aquatic materials, fertilizer; products in farming, harvesting, processing, storage and transportation of agricultural products, forestry products, aquatic products, salt, additive and chemical used in agriculture, forestry and fisheries; plant and animal protection products, irrigation works and dykes.
b) Occupational safety for equipment, machine and materials with strict requirements on occupational safety in the group of machine, equipment and materials of agriculture, forestry, salt production and fisheries.
3. Ministry of Transport
a) Occupational safety and sanitation (except for machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety) for means of transportation, means and equipment of loading and unloading, specialized performance in transportation (except for means used for national defense, security and fishing boat); technical equipment of transportation; means and equipment for exploration and exploitation at sea;
b) Occupational safety for machine and equipment with strict requirements on occupational safety in the group of machine and equipment: means of transportation must be registered in accordance with regulations of law in the field of transportation; means and equipment of loading and unloading and specialized performance in transportation; means and equipment for exploration and exploitation at sea;
4. Ministry of Industry and Trade
a) Occupational safety and sanitation (except for machine and equipment with strict requirements on occupational safety) for mechanical industry, metallurgy; production, transmission and distribution of electricity, new energy and renewable energy; coal mining; mining, processing, transportation, distribution and storage of oil and gas and petroleum products, except for means and equipment for exploration and exploitation at sea;
b) Occupational safety for machine and equipment with strict requirements on occupational safety in the group of machine and equipment: industrial explosive materials, pressure equipment, industrial lifting equipment; equipment used for mining, oil and gas extraction, excluding equipment and means for exploration and exploitation at sea.
c) Occupational safety and sanitation for chemicals (including pharmaceutical chemistry), except for cases specified under Point a, Paragraph 1 and Point c, Paragraph 10 of this Article.
5. Ministry of Construction
a) Occupational safety and sanitation in developing technical measures and organization of works construction.
b) Occupational safety for machine and equipment with strict requirements on occupational safety used in construction.
6. Ministry of Science and Technology
a) Occupational safety and sanitation for nuclear reactors, nuclear materials, nuclear source materials, radioactive substances and radiative equipment.
b) Assessment of draft of national technical regulations on occupational safety and sanitation as stipulated in the Law on technical regulations and standards.
7. Ministry of Information and Communications
a) Occupational safety and sanitation (except for machine and equipment with strict requirements on occupational safety) for telecommunication works; telecommunication networks, electronics and information technology.
b) Occupational safety and sanitation for machine and equipment with strict in the requirements on occupational safety in the group of telecommunication machine and equipment; radio transmitters and transceivers.
c) Occupational safety and sanitation for radio frequency in working environment, unless otherwise specified under Point a, Paragraph 1 of this Article.
8. Ministry of Defense
a) Occupational safety and sanitation for military means and equipment, weapons and ammunition, products for national defense and national defense works not subject to state secrets.
b) Occupational safety for machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety specially used for the purpose of national defense and military characteristics.
9. Ministry of Public Security
a) Occupational safety and sanitation for technical equipment, weapons and ammunition, military equipment, explosive materials and other products used for people police forces not subject to state secrets unless otherwise specified under Point a, Paragraph 8 of this Article.
b) Occupational safety for machine and equipment used for fire prevention and fighting with strict requirements on occupational safety.
10. Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs
a) Occupational safety and sanitation for personal protection equipment for the employees; technical equipment in vocational establishment; products, goods, services, process and environment not specified under Point a of Paragraph 1, Point a of Paragraph 2, Point a of Paragraph 3, Point a of Paragraph 4, Point a of Paragraph 5, Point a of Paragraph 6, Point a of Paragraph 7, Point a of Paragraph 8, Point a of Paragraph 9 of this Article, except for products, goods, services, process and environment not assigned by the Prime Minister under the provisions of Point Article of this Paragraph;
b) Occupational safety for machine, equipment and materials with strict requirement on occupational safety, except for machine and equipment specified under Point b of Paragraph 1, Point b of Paragraph 2, Point b of Paragraph 3, Point b of Paragraph 4, Point b of Paragraph 5, Point b of Paragraph 6, Point b of Paragraph 7, Point b of Paragraph 9 of this Article excluding machine, equipment and materials with strict requirements on occupational safety not assigned by the Prime Minister according to the provisions under Point d of this Paragraph;
c) Occupational safety and sanitation for the employees involved in chemical activities and management of chemical use in vocational establishments;
d) Coordinates with the ministries and ministerial agencies to request the Prime Minister to assign the tasks of development and issuance of national technical regulations on occupational safety and sanitation for new products, goods, services, process and environment or related to the range of management of ministries and ministerial agencies arising during operation and management.
11. During the development of draft of national technical regulations on occupational safety and sanitation, the ministries and ministerial agencies must gather the opinions publicly and widely from relevant organizations and individuals and opinions from the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health before sending it the Ministry of Science and Technology for assessment;
12. The development of national technical regulations on occupational safety and sanitation must ensure the consistency and uniformity in the entire system.
13. The information providing bodies and inquiry points concerning the technical barriers in trade of the Ministries are responsible for giving information on legal normative documents related to the quality measurement standards in the field of occupational safety and sanitation to the Ministry of Science and Technology to ensure the implementation of transparency in WTO and other free trade Agreements in which Vietnam is a member.
Article 40. Development of national standards on occupational safety and sanitation
1. The ministries and heads of ministerial agencies are responsible for developing the draft of national standards on occupational safety and sanitation within the sectors and areas assigned for management.
2. The organizations and individuals have the right to make suggestions or give comments about the plan for development of national standards on occupational safety and sanitation; give comments about the draft of standards of national standards on occupational safety and sanitation; develop or participate in development of draft of standards of national standards on occupational safety and sanitation to request the Ministry of Science and Technology to conduct the assessment and announcement.
Section 2. NATIONAL COUNCIL FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION, PROVINCIAL COUNCIL FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 41. National council for occupational safety and sanitation
The establishment, functions, duties, organizations and operation of the national Council for occupational safety and sanitation are provided for in Article 88 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
1. The Prime Minister shall decide on the establishment of national Council for occupational safety and sanitation based on the recommendations of the Minister of Labor - Invalids and Social Affairs.
2. The national Council for occupational safety and sanitation is the organization which shall give advice to the Government about new development, amendment or addition of policies and laws on occupational safety and sanitation.
3. The national Council for occupational safety and sanitation comprises of the following members:
a) Council Chairman is the Minister of Labor - Invalids and Social Affairs;
b) Council Vice Chairmen: Deputy Minister of Labor - Invalids and Social Affairs; Deputy Minister of Health and Vice Chairman of Vietnam General Confederation of Labor;
c) Council Members: Leadership representatives of the Ministries of Science and Technology, Public Security, Defense, Interior, Industry and Trade, Construction, Transport, Agriculture and Rural Development, Vietnam Cooperative Alliance, Vietnam Farmer’s Association, Chamber of Commerce and Industry of Vietnam and a number of agencies, organizations, experts and scientists under the decision of the Prime Minister.
4. The national Council for occupational safety and sanitation operates in accordance with the following provisions:
a) Annually, the Council shall organize dialogues to share information and strengthen the understanding between employers and employees, trade union, representative organization of employers and state agencies in new development, amendment and addition of policies and laws on occupational safety and sanitation operates in accordance with the following provisions:
b) The Council Chairman shall provide for the working regulation of the Council and its standing unit and secretary division.
c) The Council Chairman can invite experts, scientists or researchers for consultation or participation in the Council’s meetings;
d) The funding for operation of the national Council for occupational safety and sanitation (excluding salary and other allowances of the Council’s members) shall be supported by the central budget, aggregated and allocated in the annual budget estimate of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs.
Article 42. Provincial Council for occupational safety and sanitation
The establishment, functions, duties, organization and operation of the provincial Council for occupational safety and sanitation are provided for in Article 88 of the Law on occupational safety and sanitation as follows:
1. The Chairman of provincial People’s Committee shall decide on the establishment of provincial Council for occupational safety and sanitation based on the recommendations of Director of Department of Labor - Invalids and Social Affairs.
2. The provincial Council for occupational safety and sanitation is the organization which shall give advice to the provincial People’s Committee about implementation of policies and laws on occupational safety and sanitation with the following main contents:
a) Measures to direct and run the implementation of guidelines and policies of the Party and laws of State on occupational safety and sanitation at localities;
b) Development of occupational safety and sanitation Program within localities and insertion in the social-economic development plan;
c) Polices on supporting the employees who do not work under labor contract at localities.
3. The provincial Council for occupational safety and sanitation comprises of the following members:
a) Council Chairman is the Vice Chairman of provincial People’s Committee or Director of Department of Labor - Invalids and Social Affairs;
b) Council Vice Chairmen are the Director or Deputy Director of Department of Labor - Invalids and Social Affairs, leadership representative of Department of Health and leadership representative of provincial Federation of Labor;
c) Council Members are the leadership representatives of Departments: Industry and Trade, Construction, Agriculture and Rural Development, Transport, Science and Technology; leadership of provincial Social Insurance body, Vietnam Cooperative Alliance, Provincial Farmer’s Association and representatives of businesses, agencies, organizations, experts and other scientists by decision of the Chairman of provincial People’s Committee.
4. Operation of the Council includes the following basic contents:
a) Annually, the Council shall organize dialogues to share information and strengthen the understanding between employers and employees, trade union, representative organization of employers and state agencies in implementation of policies and laws on occupational safety and sanitation at localities;
b) The Chairman of provincial Council for occupational safety and sanitation provides for the working regulation of the Council, the assisting body and secretary division of the Council.
c) The Chairman of Council can invite experts, scientists or researchers for consultation or participation in the Council’s meetings;
d) The funding for operation of the provincial Council for occupational safety and sanitation (excluding salary and other allowances of the Council’s members) shall be supported by the local budget as decentralized by the law of state budget.
Section 3. COORDINATED INSPECTION AND EXAMINATION OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 43. Coordinated inspection and examination of occupational safety and sanitation
1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the ministries and ministerial agencies and governmental agencies to carry out the inspection and examination of occupational safety and sanitation and handle under authority the acts of violation of law on occupational safety and sanitation.
2. The state management agency over the areas of radioactivity, exploration and extraction of oil and gas, means of transportation of railway, waterway, roadway, airway and units of armed forces shall announce the plan for inspection and examination of occupational safety and sanitation in these fields to the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs and the Department of Labor - Invalids and Social Affairs of localities where the inspection is held for coordinated implementation.
3. The Inspectorate of occupational safety and sanitation of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall carry out the irregular inspection of occupational safety and sanitation in the areas specified in Paragraph 2 of this Article in the following cases:
a) Under the direction of the Prime Minister;
b) Upon detection of risks of occupational unsafety and insanitation causing serious accident or effect on the employee’s health;
c) At the request of the line ministries.
4. The ministries and ministerial agencies carrying out the inspection of occupational safety and sanitation within their duties and powers of state management shall invite the representative of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs to participate and send the result of inspection and recommendations to the Inspectorate of occupational safety and sanitation of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs.
5. The Inspectorate of occupational safety and sanitation of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall handle and settle the result of inspection and recommendations of occupational safety and sanitation of the ministries and ministerial agencies under its authority and announce the result to the agency sending the recommendations.
6. The provincial People’s Committee shall provide for the coordination between the Departments and Sectors of localities in inspection or examination of occupational safety and sanitation at localities.
Section 4. DEVELOPMENT OF NATIONAL PROGRAM AND NATIONAL DOSSIER OF OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 44. Development of national Program of occupational safety and sanitation
1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the ministries and ministerial agencies of the Government, provincial People’s Committee and the relevant agencies to develop the national Program of occupational safety and sanitation by each phase of 05 years and submit it to the Prime Minister for approval.
2. The development of national Program of occupational safety and sanitation must have the consultation from the Vietnam General Confederation of Labor.
Article 45. Coordinated development of national Dossier, provision of information and propagation of occupational safety and sanitation
1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the ministries, ministerial agencies, provincial People’s Committees, political organizations, social – political organizations, occupational – social organizations and relevant agencies to annually develop, update and announce the national Dossier of occupational safety and sanitation for every 05 years/01 time. The national Dossier of occupational safety and sanitation is annually updated and at least comprises of the following information:
a) Guidelines and policies of the Party and State in occupational safety and sanitation;
b) System of legal normative documents on occupational safety and sanitation;
c) Organization of apparatus performing the state management over the occupational safety and sanitation; system of bodies which study and provide the training about the occupational safety and sanitation;
d) Coordinated mechanism of state management bodies, trade union organization, employer’s representative organization and relevant organizations;
dd) Programs and events of occupational safety and sanitation at national and provincial level;
e) Activities of inspection, examination, propagation and dissemination of law on occupational safety and sanitation.
g) Services in the field of occupational safety and sanitation;
h) Data of occupational accident and occupational disease and technical incident causing the occupational unsafety and insanitation;
2. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the ministries and ministerial agencies, governmental agencies and provincial People’s Committee to organize the activities of information and propagation on occupational safety and sanitation.
Section 5. TECHNICAL AND SCIENTIFIC STUDY AND APPLICATION IN OCCUPATIONAL SAFETY AND SANITATION
Article 46. Technical and scientific study and application in occupational safety and sanitation
1. The Ministry of Science and Technology uniformly manages the technical and scientific study and application in occupational safety and sanitation.
2. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Science and Technology and the relevant agencies to study and recommend the building of laboratory and testing of national standards in service of occupational safety and sanitation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực