Mẫu giấy ủy quyền đúng theo quy định luật chuẩn nhất năm 2024

Giấy Ủy Quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền là một trong những văn bản thường xuyên được sử dụng trong các quan hệ pháp lý như: Dân sự, hình sự, hôn nhân, đất đai... Nhưng không phải ai cũng biết cách lập và soạn thảo giấy tờ này một cách hợp pháp? Dưới đây là giải đáp về giấy ủy quyền:

1 301 08/01/2024


Mẫu giấy ủy quyền đúng theo quy định luật chuẩn nhất năm 2024

1. Cách viết giấy ủy quyền đúng luật?

1.1 Hợp đồng ủy quyền là gì?

Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Hợp đồng uỷ quyền như sau:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng ủy quyền là một giao dịch dân sự, nhà nước tôn trọng quyền tự thỏa thuận, tự định đoạt của các bên. Trong luật công chứng năm 2014, Nhà nước quy định các loại hợp đồng ủy quyền có liên quan đến bất động sản, các động sản có đăng kí sẽ phải công chứng tại cơ quan công chứng có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong luật mới không còn quy định này. Như vậy, bạn vẫn có thể công chứng hợp đồng ủy quyền nếu có nhu cầu, nhưng không phải hợp đồng ủy quyền đều bắt buộc phải đi công chứng tại cơ quan công chứng. Trường hợp của bạn là ủy quyền thanh toán thì chỉ cần hợp đồng ủy quyền theo đúng quy định giữa hai bên, không nhất thiết phải thực hiện công chứng.

1.2 Hướng dẫn soạn hợp đồng uỷ quyền

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------ o0o ----

GIẤY ỦY QUYỀN

(Dành cho cá nhân)

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

......., ngày...... tháng...... năm 20...... ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên: ......................................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................

Số CMND: ........... Cấp ngày: ............. Nơi cấp: .......................

Quốc tịch: ...................................................................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên: .......................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................

Số CMND: ........... Cấp ngày: ............... Nơi cấp: ......................

Quốc tịch: .................................................................................

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

.....................................................................................................

.......................................................................................................

IV. CAM KẾT

- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.

BÊN ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

....................................................................................................

...................................................................................................

1.3 Luật sư hướng dẫn cách viết Giấy ủy quyền

Cách viết Giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được bày trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày.... Bạn hãy đọc kỹ nội dung về cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai sót khi biên soạn giấy tờ.

Quốc hiệu tiêu ngữ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên loại giấy tờ

GIẤY ỦY QUYỀN + sự việc mà bạn muốn ủy quyền

Bên ủy quyền

Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

Bên nhận ủy quyền

Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

Nội dung ủy quyền

Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày .... đến ngày ..... Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân).

2. Xác lập giấy ủy quyền cho người thân đi đăng ký giấy tờ xe máy?

Câu hỏi:

Thưa luật sư, Tôi tên là H.Hiện tôi đang đi công tác, tôi mua một chiếc xe gắn máy nhưng không về đăng kí giấy từ xe được, Khi người nhà tôi đến chỗ làm giấy tờ xe hỏi thì được trả lời là chấp nhận giấy ủy quyền. Nhưng theo luật như câu trả lời của luật sư ở 1 số trường hợp thì giấy ủy quyền là hợp lệ Xin tư vấn cho tôi trường hợp này, điều đáng nói là cán bộ đăng ký nói sẽ được đồng ý (nếu nộp 500.000 đ tiền cafe).

Trả lời:

Như tình huống bạn trình bày: Do bạn phải đi xa công tác, nên bạn không thể trực tiếp lên công an đăng ký xe gắn máy được. Buộc bạn phải nhờ người lên đăng ký thay bạn. Để làm được điều này bạn đã ra UBND nơi bạn tạm trú làm giấy ủy quyền. Nhưng người nhận hồ sơ đăng ký xe máy lại báo bạn phải trực tiếp lên đăng ký xe máy. Nếu không thì phải nộp 500.000 đồng tiền cafe.

Mẫu giấy ủy quyền đúng theo quy định luật chuẩn nhất năm 2024 (ảnh 1)

Thứ nhất về vấn đề ủy quyền được pháp luật quy định như sau:

Cắn cứ Khoản 5 , Điều 9, Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về đăng ký xe do bộ trưởng bộ công an ban hành quy định:

"5. Người được ủy quyền đến giải quyết các thủ tục đăng ký xe, ngoài giấy tờ của chủ xe theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, còn phải xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh ngoại giao, Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng)."

Như vậy có nghĩa là khi người trực tiếp đi đăng ký xe có giấy ủy quyền được hợp lệ (có thể có công chứng hoặc chứng thực) thì cơ quan đăng ký xe (Phòng cảnh sát giao thông hoặc công an cấp huyện) phải có trách nhiệm khi sau khi bạn nội đầy đủ hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.

Thứ hai là về vấn đề phải nộp 500.000 đồng cafe thì người nhận ủy quyền mới được thay bạn đăng ký xe cho bạn.

Nếu như bạn có đủ chứng cứ để chứng minh điều này là có thật thì bạn nên làm đơn tố cáo lên cơ quan công an gần nhất để công an thực hiện việc điều tra và xác minh bởi hành vi này có dấu hiệu hình sựtheo Điều 356 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cụ thể như sau:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hoặc trong trường hợp số tiền không quá nhiều, không đủ cấu thành tội phạm thì bạn có thể làm đơn tố cáo đến thủ trưởng cơ quan công an nơi người đó công tác để được giải quyết.

3. Quy định về những phần không được viết tay trên giấy ủy quyền?

Câu hỏi:

Trong giấy ủy quyền có phần thời gian ủy quyền từ ngày đến ngày, phần này có được ghi tay vào không hay phải đánh máy. Hiện nay tôi đang có giấy ủy quyền của tổng giám đốc cho phó giám đốc nhưng phần thời gian ủy quyền thì ghi tay nên kho bạc nhà nước huyện A không giải ngân cho tôi ?

Trả lời:

Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì hợp đồng ủy quyền chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên, pháp luật không yêu cầu hợp đồng này phải được đánh máy hay phải được viết tay. Do đó, với thông tin bạn cung cấp phần thời gian ghi trên ủy quyền của tổng giám đốc cho phó giám đốc được viết bằng tay vì vậy kho bạc nhà nước huyện A không giải ngân cho bạn là chưa chính xác.

Mẫu giấy ủy quyền đúng theo quy định luật chuẩn nhất năm 2024 (ảnh 1)

4. Người Việt Nam đang công tác tại nước ngoài thì làm giấy ủy quyền như thế nào?

Câu hỏi:

Tôi có một mảnh đất rộng 85 m vuông do hai vợ chồng tôi đứng tên sở hữu. Nay vợ chồng tôi muốn bán cho người khác. Nhưng vì tôi phải đi nước ngoài làm nên mới chỉ ký được giấy chuyển nhượng thôi mà chưa ra được phòng công chứng lăn tay, vậy tôi xin hỏi luật sư nếu tôi làm giấy ủy quyền lại cho vợ tôi làm tiếp công việc bán lô đất đó có được không ?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định của Luật đất đai thì phần đất thuộc sử dụng chung của hai vợ, chồng thì vợ và chồng có quyền như nhau trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất bao gồm quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê lại...Theo đó, khi thực hiện các giao dịch trên thì cả vợ và chồng đều phải đồng ý cho phép thực hiện hoặc ủy quyền cho bên còn lại thực hiện hoặc ủy quyền cho một bên thứ ba có đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự thực hiện.

Đối với trường hợp của bạn vì lý do bạn đang ở nước ngoài cho nên bạn không thể về Việt Nam để thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất, cho nên, trong trường hợp này bạn có thể viết giấy ủy quyền cho phép vợ bạn thực hiện thủ tục chuyển nhượng phần đất của hai vợ, chồng cho bên thứ ba.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài được giao thẩm quyền chứng thực văn bản cho công dân Việt Nam đang cư trú và làm việc tại nước ngoài. Cụ thể, khoản 9 điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

8. “Văn bản chứng thực” là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này.

9. “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Mặt khác, theo quy định tại điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện...

Như vậy, theo quy định trên thì nếu bạn không thể về Việt Nam để thực hiện giao dịch chuyển nhượng bất động sản thì bạn có thể làm giấy ủy quyền và ra Đại sứ quán của Việt Nam tại nước nơi bạn đang cư trú để chứng thực giấy ủy quyền. Sau khi khi có giấy ủy quyền của bạn thì vợ bạn có thể thực hiện việc bán đất theo quy định của luật đất đai.

1 301 08/01/2024