Mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng (Kết nạp Đảng) mới nhất 2024

Dưới đây là mẫu giấy giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng cộng sản Việt Nam sau một thời gian được giáo dục và giúp đỡ, qua đó nêu ra những ưu, khuyết điểm về đạo đức, lối sống và năng lực công tác của người đó.

1 410 08/01/2024


Mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng (Kết nạp Đảng) mới nhất 2024

1. Giấy giới thiệu người vào Đảng

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GIẤY GIỚI THIỆU NGƯỜI VÀO ĐẢNG

Kính gửi: Chi ủy:.......................................

Đảng uỷ Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Tên tôi là: ................., sinh ngày ... tháng ... năm 20 ...

Vào Đảng ngày ... tháng ... năm ..., chính thức ngày ... tháng ... năm ...

Chức vụ hiện nay trong Đảng: .... , chính quyền ....., đoàn thể .......

Quê quán:......................................

Đang sinh hoạt tại chi bộ................

Ngày ... tháng ... năm ... được chi bộ phân công giáo dục, giúp đỡ quần chúng phấn đấu vào Đảng; nay xin báo cáo chi bộ những vấn đề chủ yếu về người phấn đấu vào Đảng như sau:

- Về lý lịch:

Những đặc điểm chính cần lưu ý: .......

.................................................

- Những ưu, khuyết điểm chính:

(Về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng) ....

.................................................

Đối chiếu tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp đảng viên, tôi giới thiệu với chi bộ xem xét, đề nghị kết nạp quần chúng vào Đảng.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng về sự giới thiệu của mình.

Hà Nội, ngày....tháng......năm 20.........

Đảng viên giới thiệu
(Ký và ghi rõ họ, tên)

2. Thủ tục kết nạp đảng viên với vào Đảng cộng sản việt Nam

Quy trình kết nạp đảng viên ở Việt Nam trải qua thời gian thử thách và quy trình khá phức tạp, cụ thể trải qua các bước sau:

Bước 1: Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

Bước 2: Đơn xin vào Đảng

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

Hướng dẫn: Xem lại tài liệu bồi dưỡng nhận thức về Đảng, Điều lệ Đảng để viết. Cấu trúc tham khảo:

“- (Nêu bản chất giai cấp của Đảng);

- (Nêu mục tiêu, lý tưởng của Đảng);

- (Nhận thức về vai trò lãnh đạo của chi bộ và Đảng bộ Nhà trường);

Tôi tự nguyện viết đơn này xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam”

Mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng (Kết nạp Đảng) mới nhất 2024 (ảnh 1)

Bước 3. Lý lịch của người vào Đảng

a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Bước 4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

- Người vào Đảng.

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

b) Nội dung thẩm tra

- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Phương pháp thẩm tra

- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

- Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.

- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên

- Trách nhiệm của chi bộ và Đảng uỷ nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và Đảng uỷ chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

[Đảng uỷ CĐSP]

Trước khi chuyển hồ sơ cho Đảng uỷ, chi bộ cho photocopy 02 bản lý lịch của người xin vào Đảng đã được xác minh:

  • 01 bản chi bộ giữ để đối chiếu với lý lịch đảng viên;
  • 01 bản do người vào Đảng giữ để tham khảo viết lý lịch đảng viên.

- Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp uỷ cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp uỷ xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

Ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.

Bước 5: Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng

Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở xem xét ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng”. Nghị quyết này được gửi kèm theo nghị quyết đề nghị của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt.

Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành công đoàn cơ sở như thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành đoàn thanh niên cơ sở.

Bước 6: Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi uỷ nơi người vào Đảng cư trú

Chi uỷ tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.

[Đảng uỷ CĐSP]

Lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội:

  • Đối với HSSV: Lấy ý kiến Ban chấp hành Liên chi đoàn;
  • Đối với CBGV là đoàn viên thanh niên: Lấy ý kiến của Ban chấp hành Chi đoàn Cơ sở GVCB và tổ công đoàn;
  • Đối với CBGV không còn ở trong tuổi đoàn: Lấy ý kiến của tổ công đoàn;

Bước 7: Nghị quyết của chi bộ và Đảng uỷ xét kết nạp người vào Đảng

a) Chi bộ xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi uỷ hoặc chi bộ nơi cư trú.

b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị Đảng uỷ xem xét, quyết định.

Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng... của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành.

c) Tập thể Đảng uỷ thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số Đảng uỷ viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xét kết nạp.

Bước 8: Quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên

a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp uỷ cơ sở, ban tổ chức của cấp uỷ có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí uỷ viên ban thườmg vụ cấp uỷ nghiên cứu.

Ban thường vụ cấp uỷ họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì phải được ít nhất hai phần ba cấp uỷ viên đương nhiệm đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên.

b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trục thuộc Trung ương không được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì cấp uỷ cơ sở gửi văn bản đề nghị lên ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp uỷ; thường trực cấp uỷ chủ trì cùng với các đồng chí uỷ viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.

Đối với các đảng uỷ, chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng uỷ Công an Trung ương không được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản đề nghị để Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.

c) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ thì cấp uỷ chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp uỷ có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.

Bước 9: Tổ chức lễ kết nạp đảng viên

a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).

b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm"; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác-Lênin (bên phải), tiêu đề: "Lễ kết nạp đảng viên".

c) Chương trình buổi lễ kết nạp

- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);

- Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;

- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền; (toàn thể đảng viên đứng nghiêm)

- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ; (toàn thể đảng viên đứng nghiêm).

1 410 08/01/2024