Mẫu giấy đề nghị thanh toán hợp đồng mới nhất năm 2024
Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng thông dụng trong thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, giấy đề nghị thanh toán hợp đồng (đề nghị đối tác thanh toán theo tiến độ của hợp đồng) là một văn bản không thể thiếu.
Mẫu giấy đề nghị thanh toán hợp đồng mới nhất năm 2024
1. Mẫu giấy đề nghị thanh toán hợp đồng
b……….., ngày … tháng … năm …
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
(V/v: Thanh toán chi phí theo Hợp đồng)
Kính gửi: Công ty……
Dựa theo các thỏa thuận đã được xác lập tại Hợp đồng kinh tế số …../HĐKT, ký ngày … tháng … năm 20…
Chúng tôi kính đề nghị Công ty ……… nhanh chóng thực hiện việc thanh toán toàn bộ số tiền đã ghi nhận trong Điều ….. Hợp đồng kinh tế số ……../HĐKT, để Bên chúng tôi có thể bàn giao lại máy như đã thỏa thuận, tránh việc máy sau khi được đưa về từ nhà sản xuất sẽ phải lưu tại kho công ty chúng tôi làm phát sinh thêm nhiều chi phí khác, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm với những chi phí này khi đã quá thời hạn chậm thanh toán theo hợp đồng.
Đề nghị quý công ty thanh toán theo thông tin sau:
Tài khoản ngân hàng số: …
Tại: Ngân hàng ……
Chủ tài khoản: ……
Chi nhánh: …….
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn !
Đại diện công ty
(Giám đốc/TGĐ)
2. Mẫu giấy đề nghị thanh toán hợp đồng là gì?
Như chúng ta đã biết thì trước khi tìm hiểu Mẫu đề nghị thanh toán hợp đồng thì bài viết của chúng tôi xin giải đáp về mẫu hợp đồng đề nghị thanh toán hợp đồng là gì. Đây cũng là câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm theo dõi. Có thể thấy mọi người thường biết đến mẫu đề nghị thanh toán hợp đồng là công văn đề nghị, yêu cầu đối tác, đối phương thanh toán tiền theo hợp đồng, thỏa thuận trước đó sau khi phía bản thân đã thực hiện xong toàn bộ nội dung ghi nhận.
Mẫu giấy đề nghị thanh toán hợp đồng là mẫu giấy mang tính chất truyền đạt thông tin của bên chủ thể được thanh toán đến bên chủ thể cần thanh toán. Bên cạnh đó mẫu giấy đề nghị thanh toán làm rõ, đưa ra các thông tin thanh toán minh bạch theo thỏa thuận trước đó để các bên chủ thể nắm được. Thông qua mẫu đề nghị thanh toán hợp đồng của Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty nào đó, bộ phận kế toán giữa các bên sẽ làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để giao nhận tiền công khai, minh bạch.
Mẫu giấy đề nghị thanh toán hợp đồng để đề nghị bên còn lại thanh toán hợp đồng mua bán với những thông tin cơ bản về việc thanh toán. Ngoài việc giải đáp mẫu đề nghị thanh toán hợp đồng là gì thì những nội dung chính trong giấy đề nghị thanh toán hợp đồng cần có cũng rất quan trọng. Một số nội dung nhất định cần có trong Mẫu đề nghị thanh toán hợp đồng là:
Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, tên mẫu đề nghị thanh toán hợp đồng.
Phần nội dung chính gồm có:
+ Thông tin của người được thanh toán và người phải thanh toán.
+ Số tiền cần phải thanh toán.
+ Nội dung yêu cầu phải thanh toán.
+ Khi yêu cầu thanh toán, bạn phải gửi kèm theo chứng từ có liên quan tới thanh toán. Điều này vô cùng quan trọng do căn cứ vào cả chứng từ kèm theo và đối tác xác nhận chính xác số tiền cần thanh toán.
Phần kết thúc: Chữ ký các bên nhằm đảm bảo sự chính xác đối với hành chính.
3. Hướng dẫn làm mẫu giấy đề nghị thanh toán hợp đồng
Phần mở đầu, cần có:
+ Tên đơn vị yêu cầu thanh toán
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Thời gian, địa điểm viết giấy đề nghị
+ Tên giấy đề nghị (Giấy đề nghị thanh toán hợp đồng hoặc Công văn đề nghị thanh toán,…)
+ Phần nội dung, gồm có:
+ Thông tin bên cần thanh toán (thường thể hiện trong phần “kính gửi”)
+ Căn cứ của giấy đề nghị
+ Thông tin của bên thanh toán
+ Nội dung yêu cầu thanh toán
+ Hình thức thanh toán (nếu là chuyển khoản thì ghi rõ ngân hàng, số tài khoản, chi nhánh và tên người thụ hưởng)
+ Chứng từ gửi kèm nếu có
Phần kết thúc, cần có: Chữ ký của những người liên quan.
4. Các lưu ý khi thanh toán hợp đồng thương mại
Điều khoản tên hàng
Tên hàng là một trong những điều khoản quan tọng, không thể thiếu nhằm xác định đối tượng cụ thể của hợp đồng, giúp các bên phân biệt rõ với sản phẩm khác, tránh được các yếu tố có thể dẫn đến tranh chấp sau này. Có nhiều cách thưc để quy định tên hàng: tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học. Các bên trong hợp đồng có thể quy định tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng hóa đó nếu tên địa phương ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như nước mắm Phú Quốc.
Điều khoản về số/trọng lượng
Khi quy định về số lượng, điều đầu tiên là các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý là phải có sự thống nhất về đơn vị tính số lượng của hàng hóa. Bởi lẽ trong kinh doanh quốc tế, người ta áp dụng nhiều loại hệ thống đo lường khác nhau như đơn vị đo chiều dài, đơn vị đo diện tích… Đối với trọng lượng, người ta có thể xác định trọng lượng theo trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng thương mại…
Điều khoản chất lượng
Điều khoản chất lượng là điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều khoản này cần được quy định cụ thể để tránh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Có nhiều cách quy định phẩm chất, chất lượng trong hợp đồng như quy định chất lượng theo tiêu chuẩn, theo mẫu, theo mô tả… Về mặt pháp lý, điểm nhấn mấu chốt cần lưu ý trong khi soạn thảo điều khoản chất lượng là: quy định về việc kiểm tra chất lượng ở bến đến và bến đi…
Điều khoản về giá cả
Cần quy định đồng tiền tính giá, phương pháp quy định mức giá, phương pháp quy định mức giá… Đồng tiền tính giá: có thể tính bằng đồng tiền của nước người bán, của nước người mua, hay của nước thứ ba khác do các bên thỏa thuận. Phương pháp định giá:
+ Giá xác định ngay: quy định vào lúc ký kết hợp đồng.
+ Giá quy định sau: được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Giá có thể xem xét lại là giá quy định trong hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu vào lúc giao hàng, hàng hóa có sự biến động đến một mức nhất định.
+ Giá di động hay giá trượt là giá cả được tính toán khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu có tính đến những biến động về chi phí sản xuất trong kỳ thực hiện hợp đồng.
Điều khoản thanh toán
+ Đồng tiền thanh toán có thể giống hoặc khác với đồng tiền tính giá. Khi hai đồng tiền này khác nhau cần xác định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền này, trong đó đặc biệt lựa chọn tỷ giá của công cụ thanh toán nào, tỷ giá mua vào hay bán ra…
+ Thời hạn thanh toán: thanh toán trước giao hàng, ngay khi giao hàng và sau khi giao hàng.
+ Phương thức thanh toán: phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền, phương thức chuyển khoản…
+ Điều kiện đảm bảo hối đoái do các bên thỏa thuận để tránh tổn thất có thể xảy ra kho các đồng tiên sụt giá hoặc tăng giá.
+ Chứng từ thanh toán: các bên nên quy định rõ việc người bán phải cung cấp cho ngươi mua những chứng từ chứng minh đã giao hàng cho người vận tải như hai bên đã thỏa thuận: hối phiếu, vận đơn, hóa đơn bán hàng, bảng kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ…
Điều khoản về đóng gói/bao bì
Trong điều khoản này, các bên thường thỏa thuận với nhau về yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì….
Điều khoản về giao hàng
Nội dung của điều khoản giao hàng là việc xác định thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng và thông báo giao hàng. Điều khoản này quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của người mua và người bán trong hợp đồng. Ngoài ra các bên cũng nên thỏa thuận thống nhất về phương thức giao hàng.
Điều khoản về bảo hành
Thời hạn bảo hành: cần quy định rõ ràng.
Nội dung bảo hành: người bán cam kết trong thời hạn bảo hành, hàng hóa sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với quy định của hợp đồng…
Điều khoản về ngôn ngữ sử dụng ưu tiên
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được soạn thảo theo hai thứ tiếng: Tiếng Anh và Tiếng Việt. Vì cách giải thích thuật ngữ trong hai ngôn ngữ khác nhau, nên cần quy định bản hợp đồng nào sẽ có giá trị cao hơn
Điều khoản giải quyết tranh chấp
Cần lựa chọn rõ nếu có tranh chấp thì sẽ lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào. Nếu lựa chọn trọng tài thì cần xác định tổ chức trọng tài nào, địa điểm, phân định chi phí, cam kết của các bên…
Điều khoản luật áp dụng
Đây là điều khoản quan trọng giúp các bên có cơ sở xác định quyền, nghĩa vụ chưa được quy định trong hợp đồng.
Xem thêm các chương trình khác: