Giấy giới thiệu là gì? 7+ mẫu giấy giới thiệu cập nhật mới nhất năm 2024

Giấy giới thiệu là một loại giấy tờ phổ biến và thông dụng hiện nay. Vậy giấy giới thiệu là gì? Mục đích và ý nghĩa của giấy giới thiệu như thế nào? 7+ mẫu giấy giới thiệu đúng chuẩn mẫu 2024 sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

1 402 lượt xem


Giấy giới thiệu là gì? 7+ mẫu giấy giới thiệu cập nhật mới nhất năm 2024

I. Giấy giới thiệu là gì?

1. Khái niệm về giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu là một văn bản do một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (công ty) phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên đại diện công ty, cán bộ công chức, viên chức đại diện cho tổ chức đơn vị hoặc các trường hợp khác liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức được giới thiệu nhằm thực hiện các công việc cụ thể theo nội dung được ghi nhận trong giới thiệu.

Như vậy, người được giới thiệu là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giới thiệu. Họ có quyền thay mặt làm việc, ký kết các văn bản liên quan đến các nội dung được giới thiệu nhân danh tổ chức hoặc đơn vị giới thiệu.

Một số mẫu giấy giới thiệu phổ biến hiện nay như:

- Giấy giới thiệu công tác

- Giấy giới thiệu công ty-

- Giấy giới thiệu chuyển trường

- Giấy giới thiệu rút tiền tại ngân hàng

- Giấy giới thiệu đăng ký xe máy

- Giấy giới thiệu người vào Đảng

Ví dụ: Công ty A tham gia dự án xã hội học nhằm khảo sát, đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân trước, trong và sau khi xây dựng dự án thủy điện B tại tỉnh C.

Đối tượng nghiên cứu của dự án khá rộng, có thể phải làm việc với các cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện hoặc người dân để khảo sát bằng các bảng hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về vấn đề này.

Công ty A có thể phát hành giấy giới thiệu để nhân viên liên hệ với các cơ quan chức năng hoặc làm việc trực tiếp với người dân để được sự hỗ trợ của chính quyền trong việc tiếp nhận hoặc thu thập thông tin về dự án khảo sát này.

2. Vai trò, mục đích sử dụng của giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu có các vai trò chính như sau:

- Giúp tránh trường hợp giả mạo, mạo danh hoặc gây nhầm lẫn đối với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được giới thiệu.

- Giúp các bên làm việc với đúng người có thẩm quyền hoặc có chuyên môn xử lý vấn đề đang gặp phái;

- Giúp bên được giới thiệu tin tưởng và qua đó nhận được sự hỗ trợ hiệu quả trong thời gian làm việc;

- Giấy giới thiệu là một tài liệu pháp lý quan trọng để giải trình các vấn đề khác liên quan khi xảy ra các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn của các bên.

3. Ý nghĩa của giấy giới thiệu

 Giấy giới thiệu giúp tránh các trường hợp giả mạo hoặc mạo danh gây nhầm lẫn đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân được giới thiệu. Đồng thời, văn bản này giúp các bên có thể làm việc với đúng người có chuyên môn hoặc có thẩm quyền để xử lý chính xác vấn đề đang gặp phải.

Bản chất giấy giới thiệu là văn bản cung cấp các thông tin cơ bản cần thiết cho bên được giới thiệu và thông qua văn bản này, các bên có thể rút ngắn thời gian tìm hiểu thông tin về đối phương hoặc đối tác. Chính vì thế, trước khi phát hành giấy giới thiệu, các đơn vị và tổ chức phải trao đổi vấn đề cần giải quyết qua điện thoại, thư điện tử hoặc các phương thức liên lạc khác.

Giấy giới thiệu giúp đơn vị, tổ chức tiếp nhận tin tưởng; hiểu rõ vấn đề, yêu cầu, mong muốn của bên được giới thiệu và tạo điều kiện để giúp cá nhân được giới thiệu có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt nhất. Trong một số trường hợp, các đơn vị, tổ chức có quyền từ chối tiếp nhận và làm việc với các cá nhân được giới thiệu nếu không cung cấp đầy đủ giấy giới thiệu. Bên cạnh đó, giấy giới thiệu còn là văn bản mang tính pháp lý quan trọng để thông qua đó, các đơn vị, tổ chức có căn cứ giải trình các vấn đề liên quan khi có sự cố bất ngờ xảy ra giữa các bên.

Ví dụ: Nhân viên A làm việc tại Chi nhánh A thuộc Tập đoàn B muốn đến làm việc với Tập đoàn B về vấn đề C cần phải có giấy giới thiệu của giám đốc chi nhánh A gửi đến ban lãnh đạo Tập đoàn B để làm rõ vấn đề C. Nếu không có giấy giới thiệu, tập đoàn B có quyền từ chối làm việc nhân viên A.

II. So sánh giấy giới thiệu với giấy ủy quyền

Nội hàm của hai khái niệm này có những điểm tương đồng nhưng nó có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Đầu tiên, Giấy giới thiệu thường được sử dụng với mục đích liên hệ, đại diện cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp để làm việc, làm rõ, thực thi một công việc cụ thể. Trong khi đó giấy ủy quyền được sử dụng trong trường hợp bên ủy quyền trao quyền thực hiện (quyền của chính mình) cho người được ủy quyền thay mặt mình để thực hiện một công việc cụ thể. Người được ủy quyền có thể nhân danh người ủy quyền để thực hiện công việc trong phạm vi công việc đã được ủy quyền.

Thứ hai, Dưới góc độ pháp lý giấy giới thiệu có tính pháp lý thấp hơn giấy ủy quyền. Bởi lẽ: Theo giấy ủy quyền thì người được ủy quyền có quyền dùng mọi biện pháp hợp pháp để thực hiện công việc được ủy quyền. Trong đó, người được ủy quyền có thể thay mặt để khởi kiện, tố cáo, giải trình, thực hiện các công việc khác một cách hợp pháp, không trái luật. Còn người được giới thiệu chỉ thực hiện các phạm vi nhỏ hoặc chung chung hơn như tiếp nhận thông tin, làm rõ thông tin không thể thay mặt bên giới thiệu để quyết định vấn đề trong nội dung giới thiệu.

Thứ ba, Giấy giới thiệu là văn bản mang tính đối ngoại (chào hỏi, trao đổi, tương tác) của tổ chức, đơn vị hoặc công ty, còn giấy ủy quyền là một văn bản mang tính pháp lý được đại diện, thay mặt, thực hiện, đưa ra phương án bảo vệ người được ủy quyền (Ví dụ trường hợp uy quyền cho luật sư) trong một phạm vi ủy quyền rộng lớn hơn nhiều. Tức là, người được ủy quyền có thể chủ động đưa ra quyết định, còn người giới thiệu bản chất là người làm theo hướng dẫn. Trách nhiệm củ người được ủy quyền cũng cao hơn trách nhiệm pháp lý của người được giới thiệu trong một số trường hợp cụ thể.

III. Hướng dẫn viết Giấy giới thiệu chuẩn mẫu 2024

1. Những nội dung cần có trong giấy giới thiệu

Hiện nay chưa có quy định bắt buộc về nội dung trên giấy giới thiệu, tuy nhiên các mẫu giấy giới thiệu thường có các thông tin sau:

(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ.

(2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức ban hành văn bản.

(3) Số và ký hiệu văn bản.

(4) Địa điểm và thời gian ban hành văn bản.

(5) Tên loại, trích yếu nội dung văn bản.

(6) Nội dung văn bản.

– Họ và tên, chức vụ của người được giới thiệu.

– Chi tiết nội dung công việc được giới thiệu.

– Thời gian giấy giới thiệu có giá trị hiệu lực.

– Đề nghị các tổ chức, đơn vị giúp đỡ hoàn thành công việc.

(7) Chức vụ, ký tên, đóng dấu và xác nhận của công ty, người giới thiệu

2. Hướng dẫn cách viết giấy giới thiệu chuẩn mẫu 2024

(1) Phần tên chủ thể: Tên tổ chức, Tên công ty, Tên đơn vị sự nghiệp (thể hiện bên trái), ngang bằng với nó bên phải là thông tin quốc hiệu " CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc.”

Lưu ý:

- Phần tên tổ chức, công ty, đơn vị sẽ để ngang bằng với phần quốc hiệu hoặc thấp hơn (không được để cao hơn), phần số hiệu sẽ ngang bằng với phần tiêu ngữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"

- Tên cơ quan tổ chức nhà nước thường được viết bên dưới đơn vị chủ quản:

Ví dụ:

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

            Hoặc

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN.....

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

(2) Tên văn bản đặt là: GIẤY GIỚI THIỆU (viết in hoa, in đậm) hoặc có thể trình bày dưới dạng:

GIẤY GIỚI THIỆU

(V/v: Hỗ trợ sinh viên đăng ký tập sự)

(3) Phần kính gửi: Phải ghi rõ, ghi đúng tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được giới thiệu đến.

(4) Phần thông tin của người được giới thiệu: Phải ghi đầy đủ họ tên, chức vụ nếu là cá nhân bên ngoài thì có thể thêm các thông tin định danh như số chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân....

(5) Phần nội dung của giấy giới thiệu: Cần ghi rõ lý do và phạm vi làm việc cụ thể (càng chi tiết, dễ hiểu càng tốt). Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là: Thời điểm có hiệu lực hoặc hết hiệu lực của giấy giới thiệu thường được viết tay.

(6) Phần ký tên đóng dấu của người có thẩm quyền giới thiệu: Với các đơn vị nhà nước thường là thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan. Nếu là cấu phó thì có thể thêm từ Thừa lệnh (TL) hoặc thay mặt (TM) người có thẩm quyền ký đóng dấu.

(7) Phần nơi gửi: ghi vắn tắt các cơ quan, và thông tin lưu trữ văn bản.

IV. TOP 7+ mẫu giấy giới thiệu cập nhật mới nhất 2024

1. Mẫu giấy giới thiệu của công ty, doanh nghiệp

Mẫu giấy giới thiệu của tổ chức, doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức giới thiệu cán bộ công nhân viên đi liên hệ công tác để giải quyết các công việc của công ty, tổ chức mình:

CÔNG TY …..

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

GIẤY GIỚI THIỆU

 

Kính gửi: ……………...............................……

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu: ................

Ông Bà: .........................................................

Chức Vụ: ........................................................

Được cử đến để .............................................

Về việc ...........................................................

Mong .......... giúp đỡ ông, bà ……….. hoàn thành nhiệm vụ

Giấy giới thiệu có giá trị hết ngày: ……...........

Ngày..... tháng..... năm 20.....

CÔNG TY .................................

(Ký tên và đóng đấu)

2. Mẫu giấy giới thiệu của tổ chức, đơn vị

Dưới đây là mẫu giấy giới thiệu thường dùng nhất áp dụng đối với tổ chức, đơn vị khi giới thiệu cán bộ/công nhân viên của mình liên hệ công tác với các cơ quan hành chính nhà nước hoặc các đơn vị khác.

TÊN CƠ QUAN

….………

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----

…….., ngày …. tháng …. năm ……

GIẤY GIỚI THIỆU

 

Kính gửi: ………………..……………… (1)

Giới thiệu ông, bà: …………………………

Chức vụ: …………………………………

Được cử đến: ………………………………

Về việC: ……………………………………

……………………………………...………

Mong ………… giúp đỡ ông, bà ………….. hoàn thành nhiệm vụ.

Giấy giới thiệu có giá trị hết ngày …/……/……

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

 

----------------

(1) Viết tên cơ quan hoặc tổ chức giới thiệu.

3. Mẫu giấy giới thiệu sinh viên đi thực tập

Thực tập là một trong những yêu cầu bắt buộc trong quá trình đào tạo tại các trường Đại Học ở Việt Nam và Thực tập đối với sinh viên cũng là cơ hội để học sinh/sinh viên tiếp cận với môi trường thực tế khi tốt nghiệp. Khi có giấy giới thiệu của nhà trường sẽ là chìa khóa để sinh viên mở cánh cửa và hoàn thiện kỹ năng cần thiết khi làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp....

3.1. Mẫu giấy giới thiệu của nhà trường hỗ trợ sinh viên đăng ký thực tập:

Vietjack.me cung cấp một mẫu giấy giới thiệu chung nhất của các trường đạo tạo trong hệ thống giáo dục của Việt Nam để các bạn tham khảo và vận dụng trên thực tế.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường ..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------

Số :.../GGT- ĐHVTT- .....

…….., ngày …. tháng …. năm ……

GIẤY GIỚI THIỆU

 

Kính gửi: .........................................

Nhằm giúp cho sinh viên trường ..... có kiến thức thực tế, nâng cao trình độ chuyên môn và làm đề tài tốt nghiệp khóa học. Nay Khoa ...., Trường ..... giới thiệu:

Sinh viên: ............... MSSV: ..... Lớp: ..... Khóa: .....

Được giới thiệu đến: ...............................................

Địa chỉ: .......................................................................

Về việc: .....................................................................

...................................................................................

Kính mong ......... giúp đỡ cho sinh viên ........ hoàn thành nhiệm vụ.

Giấy này có giá trị đến hết ngày: ....../......../.........

TL. HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

.......................................................................................

.......................................................................................

........................................................................................

(Ký tên và đóng dấu)

3.2. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn giới thiệu sinh viên đi thực tập:

Mẫu giấy giới thiệu thực tập thường do chính phòng giáo vụ hoặc ban giám hiệu nhà trường viết để giới thiệu học sinh/sinh viên cho các tổ chức, doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động phù hợp với chuyên môn đào tạo.

Với những thông tin khá cơ bản về sinh viên và đề nghị phía tổ chức/doanh nghiệp tiếp nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia quá trình thực tập phù hợp với tổ chức hoạt động của doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác.

Và đương nhiên phía cơ sở đào tạo cần sự xác nhận đồng ý của giám đốc/thủ trưởng đơn vị về việc đồng ý tiếp nhận hay không đồng ý tiếp nhận sinh viên và học sinh trong quá trình tham gia tập sự tại cơ quan hoặc tổ chức của mình.

4. Mẫu giấy giới thiệu làm việc với ngân hàng

Trong quá trình kinh doanh thì doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức, cơ quan phải làm việc thường xuyên với ngân hàng về các vấn đề như: Xin sao lưu sổ phụ; rút tiền từ tài khoản của công ty, tổ chức; mở tài khoản ngân hàng; thay đổi mẫu chữ ký chủ tài khoản; bổ sung thêm thông tin người đồng sở hữu tài khoản...

Vậy, khi giao dịch với ngân hàng về nguyên tắc thì chủ thể (người có quyền) thường giới thiệu nhân viên cấp dưới đi thay mặt công ty để làm một số công việc nêu trên. Dưới đây là mẫu giấy giới thiệu phù hợp để cử nhân viên làm việc với các ngân hàng như sau:

CÔNG TY …..

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----

…….., ngày …. tháng …. năm 20…

GIẤY GIỚI THIỆU

 

Kính gửi: Ngân hàng …………………..

Giới thiệu ông/bà: …………………………. Chức vụ: ……………………

Được cử đến: Ngân hàng …………………………………..

Về việc: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Mong Ngân hàng ………………………………………….. giúp đỡ ông/bà………………………………………… hoàn thành nhiệm vụ.

 

Giấy này có giá trị đến hết ngày: ....../......../.........

TM. CÔNG TY ……….

GIÁM ĐỐC

(ký tên và đóng dấu)

5. Mẫu giấy giới thiệu song ngữ (Việt - Anh)

Trong quá trình làm việc với các đối tác là người ngước ngoài, công ty nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì rất cần phải có giấy giới thiệu song ngữ (Anh - Việt) hoặc bằng ngôn ngữ thường dùng của các đối tác, khác hàng đó. Dưới đây là một mẫu giấy giới thiệu song ngữ (Anh - Việt) để bạn tham khảo và vận dụng trong trường hợp cụ thể của mình.

(TÊN CÔNG TY, TỔ CHỨC HOẶC ĐƠN VỊ)

……………………..

Số :…………

No: ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Independence – Freedom – Happiness

GIẤY GIỚI THIỆU

LETTER OF INTRODUCTION

 

Kính gửi: …………………….........……

Kindly Attn: …………….................……

Trân trọng giới thiệu Ông/ Bà: ………………

We has the honor to introduce Mr/Ms: ………

Chức vụ:…………………………………………

Position:…………………………………………

Số chứng minh nhân dân:………………………

Identity card number: …………………………

Được cử đến:……………………………………

Being assigned to: ……………………………

Để:………………………………………………

……………………………………………………

For the purpose of: ……………………………

……………………………………………………

Đề nghị: …………………………………………

We respecfully request: ………………………

Hỗ trợ Ông/ Bà ……… hoàn thành nhiệm vụ.

to assist Mr/ Ms ………………… for the task completion.

Giấy giới thiệu này có giá trị từ ……

Valid from: …………………………

Đến ………………………………….

until ………………………………..

Ngày……. Tháng ……… năm …….

Date………………………….

ĐẠI DIỆN ………………………………………

REPRESENT ………………………………………

Ký và đóng dấu

(sign and seal)

Tên: ……………………………….

Name: ……………………………….

Chức vụ: ……………………………..

Position:……………………………..

6. Mẫu giấy giới thiệu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng

Mẫu Giấy giới thiệu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng ((Mẫu số 15B-HSB) được ban hành kèm theo Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH năm 2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội:

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH/TP ...

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: /

V/v chuyển hồ sơ chờ hưởng chế độ ...

....., ngày ... tháng ... năm .....

GIẤY GIỚI THIỆU CHUYỂN HỒ SƠ

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố .....

Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố ..... chuyển hồ sơ chờ hưởng chế độ (1) .....của ông/bà ..... số sổ BHXH .....đến Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố .....để tiếp tục quản lý.

Hồ sơ gồm có:

- .........................................................................

- .........................................................................

- .........................................................................

GIÁM ĐỐC

(ký, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Ghi rõ loại chế độ chờ hưởng là hưu trí hoặc trợ cấp hàng tháng.

7. Giấy giới thiệu đi đăng ký xe

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------

GIẤY GIỚI THIỆU

 

Kính gửi: Công an quận ....................................................

ĐẠI HỌC..............................................

Trân trọng giới thiệu

Anh (chị) .............................................................................................

Ngày sinh:……......……./…...........……../…........…….Giới tính: Nam/N

CMND số:............................... ngày cấp ....../......./......... Nơi cấp:................................

Hiện là sinh viên năm lớp .......... Khoa: ...................................

Khóa học..............................hệ đào tạo .............................................

Đến liên hệ: tại Công an Quận .....................để làm thủ tục đăng ký xe..........

Rất mong sự giúp đỡ của: Qúy Công an Quận ...................để sinh viên:.......................hoàn thành nhiệm vụ.

............, ngày ...... tháng ..... năm .....

                                                                                      HIỆU TRƯỞNG

Lời kết: Hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về giấy giới thiệu thông qua những thông tin trên đây của Vietjack. Mong rằng những mẫu giấy giới thiệu được Vietjack.me tổng hợp sẽ giúp bạn hoàn thành giấy giới thiệu phù hợp với mục đích của mình mà vẫn đúng chuẩn.

1 402 lượt xem