Mẫu biên bản họp gia đình mới nhất năm 2024?
Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình. Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan.
Mẫu biên bản họp gia đình mới nhất năm 2024?
1. Mẫu biên bản họp gia đình mới nhất năm 2023?
2. Biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý không?
Biên bản họp gia đình hiện không được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật nào. Có thể hiểu, văn bản họp gia đình là loại văn bản do các thành viên trong gia đình họp với nhau về một vấn đề liên quan chung đến tất cả các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, biên bản họp gia đình cũng là thoả thuận của các thành viên trong gia đình nên cũng có thể xem đây là một dạng của giao dịch dân sự bởi định nghĩa giao dịch dân sự là:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, văn bản họp gia đình nếu là sự thoả thuận liên quan đến phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự thì đều được xem là giao dịch dân sự.
Căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 để văn bản họp gia đình có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, biên bản họp gia đình cũng được xem là hợp đồng và có giá trị pháp lý nếu có làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên và đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nếu không thì sẽ không có giá trị pháp lý.
Thông thường, văn bản họp gia đình được lập ra để ghi nhận lại sự thoả thuận của các thành viên về việc phân chia tài sản, quản lý và sử dụng tài sản trong đó có nhà, đất, ô tô, xe máy...
Ngoài ra, đây cũng là văn bản được dùng để ghi nhận lại những thoả thuận của các thành viên trong gia đình về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên với nhau như:
- Nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ khi về già.
- Nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái.
- Việc phân chia tài sản chung của cả hộ gia đình…
3. Hồ sơ chứng thực biên bản họp gia đình gồm những gì?
Căn cứ Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các thành viên gia đình có thể thực hiện chứng thực văn bản họp gia đình theo thủ tục dưới đây:
Căn cứ Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ chứng thực biên bản họp gia đình gồm gồm:
- Dự thảo Văn bản họp gia đình.
- Giấy tờ nhân thân của các thành viên trong gia đình: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Do đây là văn bản về các thành viên trong gia đình nên ngoài các giấy tờ nêu trên, còn cần phải có giấy khai sinh, sổ hộ khẩu… để chứng minh các mối quan hệ của người tham gia ký trong văn bản họp gia đình.
- Giấy tờ về nội dung được đề cập đến của văn bản họp: Nếu văn bản họp được sử dụng để thoả thuận phân chia, tặng cho, chuyển quyền… tài sản từ thành viên này sang thành viên khác của gia đình thì cần phải cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến tài sản được chuyển quyền.
Nếu không liên quan đến tài sản nhưng thoả thuận về nghĩa vụ của các bên thì cũng cần cung cấp các giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ này.
Lưu ý: Các giấy tờ trong trường hợp này là bản sao. Các thành viên phải mang theo bản chính để đối chiếu.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết biên bản họp gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định vè cơ quan có thẩm quyền giải quyết biên bản họp gia đình gồm:
- Phòng tư pháp cấp huyện: Chứng thực hợp đồng, giao dịch có tài sản là động sản, văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản là động sản.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã: Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, thực hiện quyền của người sử dụng đất, về nhà ở, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản; văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là động sản, quyền của người sử dụng đất, nhà ở.
- Cơ quan đại diện chứng thực hợp đồng, giao dịch mà tài sản là động sản.
Thời hạn chứng thực là ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ, yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu các bên gửi yêu cầu sau 15 giờ.
Chi phí chứng thực hợp đồng, giao dịch là 50.000 đồng/trường hợp theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC.
Xem thêm các chương trình khác: