Lý thuyết Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên – Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 575 lượt xem


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên - Chân trời sáng tạo

1. Nhân hai số nguyên khác dấu

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu

− Tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là một số nguyên âm.

− Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (−) trước kết quả nhận được.

Chú ý: Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:

(+ a) . (−b) = − a . b

(− a) . (+ b) = − a . b

Ví dụ: Tính:

a) (−9) . 4;

b) 6 . (−11);

c) (−14) . 50.

Hướng dẫn giải

a) (−9) . 4 = −(9.  4) = − 36;

b) 6 . (−11) = − (6 . 11) = −66;

c) (−14) . 50 = − (14 . 50) = − 700.

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu

− Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.

− Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng.

Chú ý:

• Cho hai số nguyên dương a và b, ta có: (−a) . (−b) = (+a) . (+b) = a . b.

• Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn luôn là một số nguyên dương.

Ví dụ: Tính:

a) 15 . 6;

b) (−55) . (−10);

c) (+22) . (+11).

Hướng dẫn giải

a) 15 . 6 = 90;

b) (−55) . (−10) = 55 . 10 = 550;

c) (+22) . (+11) = 22 . 11 = 242.

3. Tính chất của phép nhân các số nguyên

a) Tính chất giao hoán

Phép nhân hai số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là:

a . b = b . a

Chú ý:

• a . 1 = 1 . a = a;

• a . 0 = 0 . a = 0.

• Cho hai số nguyên x, y:

Nếu x . y = 0 thì x = 0 hoặc y = 0.

Ví dụ: Nếu (a + 5) . (a – 14) = 0 thì

a + 5 = 0 hoặc a – 14 = 0.

Suy ra a = –5 hoặc a = 14.

b) Tính chất kết hợp

Phép nhân các số nguyên có tính chất kết hợp:

(a . b) . c = a . (b . c)

Chú ý: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân, ta có thể viết tích của nhiều số nguyên:

a . b . c = a . (b . c) = (a . b) . c.

Ví dụ:

[(−4) . (−5)] . 8 = (−4) . [(−5) . 8]

= (−4) . (−5) . 8 = 4 . 5 . 8

= 20 . 8 = 160.

c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép cộng:

a(b + c) = ab + ac

Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a(b − c) = ab – ac

Ví dụ: Thực hiện phép tính:

(−5) . 29 + (−5) . (−99) + (−5) . (−30).

Hướng dẫn giải

(−5) . 29 + (−5) . (−99) + (−5) . (−30)

= (−5) . [29 + (−99) + (−30)]

= (−5) . [(−70) + (−30)]

= (−5) . (−100)

= 5 . 100

= 500.

4. Quan hệ chia hết và phép chia trong tập hợp số nguyên

Cho , và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì

• Ta nói a chia hết cho b, kí hiệu là a ⋮ b.

• Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích.

Ta gọi q là thương của phép chia a cho b, kí hiệu là a : b = q.

Ví dụ: Ta có: (−15) = 3 . (−5) nên ta nói:

• (−15) chia hết cho (−5);

• (−15) : (−5) = 3;

• 3 là thương của phép chia (−15) cho (−5).

5. Bội và ước của một số nguyên

Cho , . Nếu a ⋮ b thì ta nói a là bội của b là b là ước của a.

Ví dụ: Ta có (−15) ⋮ (−5) nên ta nói (−15) là bội của (−5) và (−5) là ước của (−15).

Nếu c vừa là ước của a, vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b.

Ví dụ: Vì 4 vừa là ước của 8 vừa là ước của 12 nên 4 là ước chung của 8 và 12.

Bài tập tự luyện

Bài 1. Tính: 

a) (−3) . 8;

b) (−14) . (−25);

c) (+12) . (−40);

Hướng dẫn giải

a) (−3) . 8 = − (3 . 8) = − 24;

b) (−14) . (−25) = 14 . 25 = 350;

c) (+12) . (−40) = − (12 . 40) = −480.

Bài 2: Tìm x, biết:

30(x + 2) − 6(x − 5) − 22x = 100.

Hướng dẫn giải

30(x + 2) − 6(x − 5) − 22x = 100

(30x + 60) − (6x − 30) − 22x = 100

30x + 60 − 6x + 30 − 22x = 100

30x – 6x − 22x = 100 – 60 − 30

2x = 10

x = 5

Vậy x = 5.

Bài 4: Tìm số nguyên a để 5 ⋮ (a – 1).

Hướng dẫn giải

 Để 5 ⋮ (a – 1) () thì  a – 1  Ư(5) = {−5; −1; 1; 5}.

Ta có bảng sau:

a – 1

−5

−1

1

5

a

− 4

0

2

6

Vậy để 5 ⋮ (a – 1) thì a  {− 4; 0; 2; 6}.

B. Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Câu 1. Tính (−42).(−5) được kết quả là:

A. −210

B. 210

C. −47

D. 37

Đáp án: B

Giải thích:

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu ta có:

 (−42).(−5) = 42.5 = 210

Câu 2. Chọn câu sai.

A. (−5).25 = −125                         

B. 6.(−15) = −90                            

C. 125.(−20) = −250                          

D. 225.(−18) = −4050

Đáp án: C

Giải thích:

Đáp án A: (−5).25 = −125 nên A đúng.

Đáp án B: 66.(−15) = −90 nên B đúng.

Đáp án C: 125.(−20) = −2500 ≠ −250 nên CC sai.

Đáp án D: 225.(−18) = −4050 nên D đúng.

Câu 3. Chọn câu đúng.

A. (−20).(−5) = −100

B. (−50).(−12) = 600

C. (−18).25 = −400   

D. 11.(−11) = −1111

Đáp án: B

Giải thích:

Đáp án A: (−20).(−5) = 100 nên A sai.

Đáp án B: (−50).(−12) = 600 nên B đúng.

Đáp án C: (−18).25 = −450 ≠ −400 nên C sai.

Đáp án D: 11.(−11) = −121 ≠ −1111 nên D sai.

Câu 4. Tích (−3).(−3).(−3).(−3).(−3).(−3).(−3) bằng

A. 38 

B. −37   

C. 37                  

D. (−3)8

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

(−3).(−3).(−3).(−3).(−3).(−3).(−3)

= (−3)7

= −37

Câu 5. Tính nhanh (−5).125.(−8).20.(−2) ta được kết quả là

A. −200000

B. −2000000

C. 200000

D. −100000

Đáp án: A

Giải thích:

(−5).125.(−8).20.(−2)

= [125.(−8)].[(−5).20].(−2)

= −(125.8).[−(5.20)].(−2)

= (−1000).(−100).(−2)

= 100000.(−2)

= −200000

Câu 6. Chọn câu đúng.

A. (−23).(−16)  > 23.(−16)

B. (−23).(−16) = 23.(−16)   

C. (−23).(−16) < 23.(−16) 

D. (−23).16  > 23.(−6)

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án A: 

(−23).(−16) > 23.(−16) đúng vì VT > 0, VP < 0

Đáp án B: 

(−23).(−16) = 23.(−16) sai vì VT > 0, VP < 0 nên VT ≠ VP

Đáp án C: 

(−23).(−16) < 23.(−16) sai vì VT > 0, VP < 0 nên VT > VP

Đáp án D:

(−23).16 > 23.(−6) sai vì: (−23).16 = −368 và 23.(−6) = −138

 mà −368 < −138 nên (−23).16 < 23.(−6)

Câu 7. Tính hợp lý A = −43.18 − 82.43 − 43.100

A. 0  

B. −86000

C. −8600 

D. −4300

Đáp án: C

Giải thích:

A = −43.18 − 82.43 − 43.100

A = 43.(−18 – 82 − 100)

A = 43.[−(18 + 82 + 100)]

A = 43.(−200)

A = −8600

Câu 8. Cho Q = −135.17 − 121.17 − 256.(−17), chọn câu đúng.

A. −17

B. 0

C. 1700

D. −1700

Đáp án: B

Giải thích:

Q = −135.17 − 121.17 − 256.(−17)

Q = −135.17 − 121.17 + 256.17

Q = 17.(−135 – 121 + 256)

Q = 17.(−256 + 256)

Q = 17.0

Q = 0

Câu 9. Cho (−4).(x − 3) = 20. Tìm x:

A. 8

B. −5

C. −2 

D. Một kết quả khác

Đáp án: C

Giải thích:

Vì (−4).(−5) = 4.5= 20 nên để (−4).(x−3) = 20 thì x – 3 = −5

Khi đó ta có:

x −3 = −5

x = −5 + 3

x = −2

Vậy x = −2.

Câu 10. Tìm xZ biết (1 − 3x) = −8.

A. x = 1

B. x = −1

C. x = −2

D. Không có x

Đáp án: A

Giải thích:

(1−3x)= −8

(1−3x)= (−2)3

1 − 3x = −2

3x = 1 − (−2)

3x = 3

x = 3:3

x =1

Vậy x = 1

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

1 575 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: