Lý thuyết Chia hết và chia có dư, Tính chất chia hết của một tổng – Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 6: Chia hết và chia có dư, Tính chất chia hết của một tổng chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 508 lượt xem


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 6: Chia hết và chia có dư, Tính chất chia hết của một tổng - Chân trời sáng tạo

1. Chia hết và chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b khác 0. Ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b . q + r, trong đó 0 ≤ r < b. Ta gọi q và r lần lượt là thương và số dư trong phép chia a cho b.

− Nếu r = 0 tức a = b . q, ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a ⋮ b và ta có phép chia hết a : b = q . a

− Nếu r ≠ 0, ta nói a không hết cho b, kí hiệu a ̸ b và ta có phép chia có dư.

Ví dụ: Hãy tìm số dư trong phép chia mỗi số sau đây cho 3: 279; 517; 8 126.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 279 = 93 . 3 + 0

Do đó 279 chia hết cho 3.

Ta có: 517 = 172 . 3 + 1

Do đó 517 chia cho 3 dư 1.

Ta có: 8 126 = 2 708 . 3 + 2

Do đó 8 126 chia cho 3 dư 2.

Vậy 279 chia hết cho 3; 517 chia cho 3 dư 1; 8 126 chia cho 3 dư 2.

2. Tính chất chia hết của một tổng

Tính chất 1

Cho a, b, n là các số tự nhiên, n khác 0.

Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì (a + b) ⋮ n và (a − b) ⋮ n (a ≥ b)

Nếu a ⋮ n, b ⋮ n và c ⋮ n thì (a + b + c) ⋮ n.

Ví dụ: Tổng sau có chia hết cho 8 không?

132 . 8 + 24 . 2022.

Hướng dẫn giải

Vì 8 ⋮ 8 nên 132 . 8 ⋮ 8;

Vì 24 ⋮ 8 nên 24 . 2022 ⋮ 8.

Ta có 132 . 8 ⋮ 8 và 24 . 2022 ⋮ 8.

Do đó (132 . 8 + 24 . 2022) ⋮ 8.

Vậy tổng đã cho chia hết cho 8.

Tính chất 2

Cho a, b, n là các số tự nhiên, n khác 0 (a ≥ b).

Nếu a ̸ n và b ⋮ n thì (a + b) ̸ n và (a − b) ̸ n.

Nếu a ⋮ n và b ̸ n thì (a + b) ̸ n và (a − b) ̸ n.

Nếu a ̸ n, b ⋮ n và c ⋮ n thì (a + b + c) ̸ n.

Nếu trong một tổng chỉ có đúng một số hạng không chia hết cho một số, các số hạng còn lại đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

Ví dụ: Tổng sau có chia hết cho 12 không?

36 . 75 + 15.

Hướng dẫn giải

Vì 36 ⋮ 12 nên 36 . 75 ⋮ 12

Ta có 36 . 75 ⋮ 12 và 15 ̸ 12.

Do đó (36 . 75 + 15) ̸ 12.

Vậy tổng đã cho không chia hết cho 12.

Bài tập tự luyện

Bài 1. Không tính tổng, hãy kiểm tra:

a) 6 + 9 + 15 có chia hết cho 3 không?

b) 75 + 12 có chia hết cho 15 không?

c) 10 + 15 + 12 có chia hết cho 3 không?

Hướng dẫn giải

a) Vì 6 ⋮ 3; 9 ⋮ 3; 15 ⋮ 3 nên (6 + 9 + 15) ⋮ 3.

Vậy 6 + 9 + 15 chia hết cho 3.

b) Vì 75 ⋮ 15 và 12 ̸ 15 nên (75 + 12) ̸ 15.

Vậy 75 + 12 không chia hết cho 15.

c) Vì 10 ⋮ 5; 15 ⋮ 5; 12 ̸ 5 nên (10 + 15 + 12) ̸ 5

Vậy 10 + 15 + 12 không chia hết cho 5.

Bài 2. Cho tổng M = 105 + 72 + x. Để M chia hết cho 3 thì x phải như thế nào?

Hướng dẫn giải

Vì 105 ⋮ 3; 72 ⋮ 3 nên để M = 105 + 72 + x chia hết cho 3 thì x ⋮ 3.

Vậy để M chia hết cho 3 thì x phải chia hết cho 3.

Bài 3. Tìm d để Chia hết và chia có dư, Tính chất chia hết của một tổng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 2.

Hướng dẫn giải

Điều kiện để d vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 thì:

d là số chẵn và (9 + 3 + 5 + d) ⋮ 3.

Ta có: (9 + 3 + 5 + d) = 17 + d.

Để (17 + d) ⋮ 3 thì d = 1 hoặc d = 4.

Mà d là số chẵn nên d = 4.

Vậy để Chia hết và chia có dư, Tính chất chia hết của một tổng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 2 thì d = 4.

B. Trắc nghiệm Chia hết và chia có dư, Tính chất chia hết của một tổng (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Câu 1Nếu a không chia hết cho 2 và b chia hết cho 2 thì tổng a + b

A. chia hết cho 2    

B. không chia hết cho 2

C. có tận cùng là 2 

D. có tận cùng là 1; 3; 7; 9

Đáp án: B

Giải thích:

Theo tính chất 2:  

Nếu a không chia hết cho và b chia hết cho thì a + b không chia hết cho 2.

Câu 2Tổng nào sau đây chia hết cho 7

A. 49 + 70     

B. 14 + 51    

C. 7 + 134       

D. 10 + 16

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 

497; 70 (49 + 70)7 (theo tính chất 1).

Câu 3. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. 25025

B. 517

C. 3616

D. 4818

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 25.10 = 250 nên 25025.

Câu 4. 1560:15 bằng

A. 14

B. 104

C. 41

D. 401

Đáp án: B

Giải thích:

TOP 40 câu Trắc nghiệm Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy  1560 = 15.104. Hay thương của phép chia 1560 cho 15 là 104.

Câu 5. Khẳng định nào sau đây sai?

A. 199̸2

B. 199̸3

C. 199̸7

D. 19911

Đáp án: D

Giải thích:

199 đều không chia hết cho 2, 3, 7 và 11 nên 199̸11.

Câu 6. Cho am và bm và cm với m là số tự nhiên khác 0. Các số a,b,c là số tự nhiên tùy ý.

Khẳng định nào sau đây chưa đúng?

A. (a + b)m

B. (a − b)m

C. (a + b + c)m

D. (b + c)m

Đáp án: B

Giải thích:

(a − b)m sai vì thiếu điều kiện a ≥ b.

Câu 7Nếu x2 và y4 thì tổng x + y chia hết cho

A. 2  

B. 4

C. 8 

D. không xác định

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: x2;y y (x + y)2.

Câu 8. Nếu x12 và y8 thì hiệu x − y chia hết cho

A. 6                                  

B. 3                                 

C. 4                                

D. 12

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: x12  x4 và y y4

Vì x4; y (x−y)4

Câu 9Chọn câu sai.

A. 49+105+399 chia hết cho 7                    .                            

B. 84+48+120 không chia hết cho 8                    

C. 18+54+12 chia hết cho 9                    

D. 18+54+12 không chia hết cho 9     

Đáp án: C

Giải thích:

+) Vì 497; 1057; 399 (49+105+399)7 (theo tính chất 1) nên A đúng

+) Vì 488; 1208 mà 84 không chia hết cho 8 nên 84+48+120 không chia hết cho 8 nên đúng

+) Vì 189; 549 mà 12 không chia hết cho 9 nên 18+54+12 không chia hết cho 9 nên sai, D đúng

Câu 10Cho tổng M = 75 + 120 + x. Với giá trị nào của xx dưới đây thì M3?

A. 7

B. 5

C. 4

D. 12

Đáp án: D

Giải thích:

Vì 753; 1203 nên để M = 75 + 120 + x chia hết cho 3 thì x3 nên ta chọn x = 12

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Lý thuyết Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính

Lý thuyết Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

Lý thuyết Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

Lý thuyết Bài 9: Ước và bội

1 508 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: