Giáo án Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 3) mới nhất - Hóa học 12
Với Giáo án Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 3) mới nhất Hóa học lớp 12 được biên soạn bám sát sách Hóa học 12 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Hóa học 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 3)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Nêu được:
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm.
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh;
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.
2. Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm, nhận biết ion nhôm
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
3. Thái độ: Tích cực và hứng thú yêu thích học hóa học
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4. Năng lực thực hành hóa học
5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
6. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để tiến hành thí nghiệm
+ Hóa chất: dd Al2(SO4)3, dd NH3, HCl, NaOH.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn....
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung kiến thức |
GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau: NV1: Tìm hiểu Nhôm oxit - Nêu tính chất vật lý, ứng dụng của nhôm oxit? - Trình bày tính chất hóa học? Viết các phương trình phản ứng minh họa? NV 2: Tìm hiểu về Nhôm hiđroxit - Tiến hành TN điều chế Nhôm hiđroxit từ dd muối nhôm và dd amoniac → tính chất vật lý của Nhôm hiđroxit? - Tiến hành TN cho Al(OH)3 tác dụng với dd HCl và dung dịch NaOH → kết luận về tính chất hoá học của Nhôm hiđroxit? |
HS thảo luận theo nhóm nôi dung được giao, sau đó tổng hợp lại các ý kiến chung HS lên trình bày theo yêu cầu của GV HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, năng lực thực hành hóa học |
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM I – NHÔM OXIT 1. Tính chất Tính chất vật lí: Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước, tnc > 20500C. Tính chất hoá học: Là oxit lưỡng tính. * Tác dụng với dung dịch axit Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O * Tác dụng với dung dịch kiềm Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O natri aluminat Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O 2. Ứng dụng: Nhôm oxit tồn tại dưới dạng ngậm nước và dạng khan. Dạng ngậm nước là thành phần của yếu của quặng boxit (Al2O3.2H2O) dung để sản xuất nhôm. Dạng oxit khan, có cấu tạo tinh thể đá quý, hay gặp là: - Corinđon: Dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,... - Trong tinh thể Al2O3, nếu một số ion Al3+ được thay bằng ion Cr3+ ta có hồng ngọc dùng làm đồ trang sức, chân kính đồng hồ, dùng trong kĩ thuật laze. - Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+ và Ti4+ ta có saphia dùng làm đồ trang sức. - Bột nhôm oxit dùng trong công nghiệp sản xuất chất xúc tác cho tổng hợp hữu cơ. |
..........................................
Tài liệu còn nhiều trang, mời các bạn tải xuống để xem đầy đủ!
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 hay, chi tiết khác:
Giáo án Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
Giáo án Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Giáo án Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12