Giáo án Điều chế kim loại (tiết 2) mới nhất - Hóa học 12

Với Giáo án Điều chế kim loại (tiết 2) mới nhất Hóa học lớp 12 được biên soạn bám sát sách Hóa học 12 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 967 21/09/2022
Tải về


Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại (tiết 2)

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Hiểu được:

Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).

2. Kĩ năng

- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.

- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.

- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.

3. Thái độ: Hứng thú với môn học

4. Trọng tâm: Các phương pháp điều chế kim loại.

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Năng lực:

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

3. Năng lực giao tiếp

4. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

5. Năng lực tư duy

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.

2. Học sinh: Ôn tập tính chất kim loại, học bài cũ

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Phát vấn - Hoạt động nhóm - Trực quan

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

1.2. Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua kiểm tra đầu giờ

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung

GV giao nhiệm vụ cho HS

Nhóm 1, 3: Tìm hiểu điện phân hợp chất nóng chảy

- Trình bày nguyên tắc, phạm vi áp dụng điện phân hợp chất nóng chảy

- Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở các điện cực và PTHH chung của sự điện phân khi điện phân nóng chảy Al2O3, MgCl2.

Nhóm 2, 4: Tìm hiểu điện phân dung dịch

- Trình bày nguyên tắc, phạm vi áp dụng điện phân dung dịch

- Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở các điện cực và PTHH chung của sự điện phân khi điện phân dung dịch CuCl2

GV yêu cầu các nhóm trình bày (do GV chỉ định), nhóm nào trình bày thì nhóm còn lại bổ sung, nhận xét

GV chốt lại kiến thức

Trong bình (bể) điện phân:

Catot (-): xảy ra sự khử (quá trình thu e)

Anot (+): xảy ra sự oxi hoá (qt nhường e).

- GV giới thiệu với HS: các quá trình điện phân đang xét đều thực hiện với điện cực trơ.

GV giới thiệu công thức Farađây dùng để tính lượng chất thu được ở các điện cực và giải thích các kí hiệu có trong công thức.

GV nêu cho học sinh một số chú ý khi giải toán điện phân

- Xác định đúng thứ tự nhường, nhận e ở các điện cực.

- Xác định được thời điểm dừng điện phân.

- Gv lấy ví dụ cụ thể để giải thích các đại lượng trong công thức.

GV yêu cầu học sinh viết công thức tính ne (số mol e trao đổi) và số mol chất bị điện phân trong thời gian t.

Hs thảo luận và trình bày

Hs khác bổ sung, nhận xét

Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

3. Phương pháp điện phân

a) Điện phân hợp chất nóng chảy

 Nguyên tắc: Khử các ion kim loại bằng dòng điện bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của kim loại.

 Phạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al.

Thí dụ 1: Điện phân Al2O3 nóng chảy để điều chế Al.

Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại (tiết 2) mới nhất

Thí dụ 2: Điện phân MgCl2 nóng chảy để điều chế Mg.

Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại (tiết 2) mới nhất

b) Điện phân dung dịch

Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại (tiết 2) mới nhất Nguyên tắc: Điện phân dung dịch muối của kim loại.

Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại (tiết 2) mới nhất Phạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại có độ hoạt động hoá học trung bình hoặc yếu.

Thí dụ: Điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu.

Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại (tiết 2) mới nhất

c) Tính lượng chất thu được ở các điện cực

Dựa vào công thức Farađây: m = Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại (tiết 2) mới nhất, trong đó:

m: Khối lượng chất thu được ở điện cực (g).

A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.

n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận

I: Cường độ dòng điện (ampe).

t: Thời gian điện phân (giây).

..........................................

Tài liệu còn nhiều trang, mời các bạn tải xuống để xem đầy đủ!

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Giáo án Luyện tập: Tính chất của kim loại

Giáo án Luyện tâp: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Giáo án Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

Giáo án Ôn tập học kì 1

Giáo án Ôn tập học kì 1 (tiết 2)

1 967 21/09/2022
Tải về