Giáo án Hóa học 12 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng mới nhất
Với Giáo án Hóa học 12 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng mới nhất được biên soạn bám sát sách Hóa 12 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Hóa học 12 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
Giáo án Hợp chất của sắt (tiết 2)
Giáo án Crom và hợp chất của crom
Giáo án Crom và hợp chất của crom (tiết 2)
Giáo án Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
Giáo án Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
Giáo án Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Giáo án Hóa học 12 Bài 31: Sắt
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh trình bày được:
+ Học sinh trình bày được vị trí, đặc điểm cấu hình và lớp electron ngoài cùng. Suy ra cấu hình Fe2+, Fe3+ từ đó suy ra tính chất của sắt.
+ Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).
+ Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
2. Kĩ năng
+ Có những kỹ năng cần thiết như dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của sắt; Làm việc nhóm, thuyết trình thông tin, phản biện.
+ Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của sắt
+ Tính thành phần phần trăm về khối lượng sắt, muối sắt hoặc oxit sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.
3. Thái độ
+ Học sinh có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập, trong nghiên cứu, trong hoạt động nhóm.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, các loại vật liệu bằng sắt, có ý thức tìm tòi sáng tạo tận dung những nguyên liệu có sẵn.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về tính chất hóa học của sắt
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học và cuộc sống: biết được các tính năng ứng dụng của sắt, biết phương pháp bảo vệ đồ dùng, vật liệu sử dụng bằng sắt hợp lí.
- Năng lực tính toán qua việc giải thích các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
Các năng lực khác
- Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (tìm những thông tin về tính chất, ứng dụng của kim loại sắt và các biện pháp chống ăn mòn kim loại)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến nhận định của bản thân.
- Thông qua bài học, học sinh có thể:
+ Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày.
+ Có khả năng tự tìm kiếm chọn lọc thông tin cũng như liên kết thông tin rời rạc từ nhiều bài học, nhiều bộ môn khác nhau thành một hệ thống thông tin duy nhất.
+ Có khả năng đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
+ Có khả năng làm chủ công việc, làm chủ thời gian.
+ Có ý thức cộng đồng.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Đồ dùng dạy học:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Dụng cụ, hóa chất: bình khí O2 và bình khí Cl2 (điều chế trước), dây sắt, đinh sắt, dd H2SO4 loãng, HNO3, dd CuSO4, dd HCl, dd NaOH.
- Dụng cụ: Bộ thí nghiệm: ống nghiệm, giá sắt, đèn cồn.
- Giáo án, phiếu học tập, bảng biểu.
- Máy chiếu, Laptop.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lựa chọn và sự phân công.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp sử dụng: Phương pháp góc, trao đổi nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ: không
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Quan sát một số hình ảnh trong thực tế: đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và các công trình hiện đại có sử dụng đến kim loại sắt.
- Vấn đề đặt ra cho học sinh: Vì sao sắt được con người sử dụng từ rất lâu nhưng đến nay sắt vẫn là kim loại được dùng rất phổ biến?
Hoạt động 2: Chuẩn bị cho việc học tập theo góc. Chuẩn bị nghiên cứu hoạt động ở các góc.
Thời gian |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Đồ dùng, TBDH |
5 phút |
- Giới thiệu các góc và nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc (3 góc) |
- Ngồi theo nhóm. - Quan sát và lắng nghe. - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn góc theo tổ. |
Máy chiếu |
..........................................
Tài liệu còn nhiều trang, mời các bạn tải xuống để xem đầy đủ!
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 hay, chi tiết khác:
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12