Giáo án Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm mới nhất - Hóa học 12

Với Giáo án Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm mới nhất Hóa học lớp 12 được biên soạn bám sát sách Hóa học 12 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 759 21/09/2022
Tải về


Giáo án Hóa học 12 Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

Hiểu được:

- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

- Tính chất hoá học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

2. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.

3. Thái độ: Hứng thú với môn học

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Năng lực:

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

3. Năng lực giao tiếp

4. Năng lực sử dung ngôn ngữ

5. Năng lực thực hành hóa học

6. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

7. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Hoá chất: Chất rắn: Na; Dung dịch CuSO4, phenolphtalein; H2O cất.

- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn

2. Học sinh: đọc trước bài

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Đàm thoại

- Hoạt động nhóm.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

1.2. Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua kiểm tra đầu giờ.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung kiến thức

GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

NV1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, và tính chất vật lý của kim loại kiềm

NV2: Tìm hiểu tính chất hóa học của KLK

- Từ đặc điểm cấu tạo của kim loại kiềm, dự đoán tính chất hóa học chung?

- KLK tác dụng được với những chất nào? Viết các phương trình phản ứng minh họa. Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng?

- GV cho HS tiến hành TN kiểm chứng Na tác dụng với H2O

NV3: Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế

GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày (GV chỉ định HS)

Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, yêu cầu nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức

- Khi đốt cháy các kim loại kiềm cháy với ngọn lửa màu khác nhau: Màu của ngọn lửa: Li - đỏ tía, Na - vàng, K - tím, Rb- tím hồng, Cs - xanh da trời.

- Hs thảo luận và trình bày

- HS đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Thuộc nhóm IA

- Gồm: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr*.

Cấu hình electron nguyên tử: ns1

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.

- Nguyên nhân: Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

- Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá khá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.

M → M+ + e

- Tính khử tăng dần từ Liti đến xesi.

- Trong các hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá + 1.

1. Tác dụng với phi kim

Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm:

a. Tác dụng với oxi:

- Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit (Na2O2).

2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit).

- Natri cháy trong không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo ra natri oxit (Na2O)

4Na + O2 → 2Na2O (natri oxit).

b. Tác dụng với clo:

2K + 2Cl2 → 2KCl

..........................................

Tài liệu còn nhiều trang, mời các bạn tải xuống để xem đầy đủ!

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Giáo án Kim loại kiềm thổ

Giáo án Kim loại kiềm thổ (tiết 2, 3)

Giáo án Nhôm và hợp chất của nhôm

Giáo án Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 2)

Giáo án Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 3)

1 759 21/09/2022
Tải về