Giáo án điện tử Toán lớp 4 (Cánh diều) Bài 11: Luyện tập (trang 28, 29, 30)
Với Giáo án PPT Bài 11: Luyện tập (trang 28, 29, 30) Toán lớp 4 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Toán lớp 4 Bài 11.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Cánh diều bản PPT (cả năm) đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài giảng điện tử Toán lớp 4 Bài 11: Luyện tập (trang 28, 29, 30)
................................
................................
................................
Giáo án Toán lớp 4 Bài 11: Luyện tập (trang 28, 29, 30)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Luyện tập về đọc, viết, so sánh các số có nhiều chữ số, làm tròn số đến hàng trăm nghìn.
- Nhận biết số chẵn, số lẻ.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học: Thông qua giải các bài tập.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng, sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ ghi các hàng từ trăm triệu đến đơn vị trong đó bỏ trống các ô để HS có thể điền và viết số.
2. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG: a. Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. b. Cách tiến hành: |
|||||||||||
- GV viết số lên bảng, yêu cầu HS xung phong trả lời. Ví dụ: Xác định chữ số ở các hàng trong số: 149 597 876 - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc về số trong phạm vi lớp triệu. Cô trò mình sau đây sẽ cùng ôn tập kiến thức này trong “Bài 11: Luyện tập”. |
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay phát biểu. - Kết quả: + Lớp triệu: Hàng trăm triệu: 1 Hàng chục triệu: 4 Hàng triệu: 9 + Lớp nghìn: Hàng trăm nghìn: 5 Hàng chục nghìn: 9 Hàng nghìn: 7 + Lớp đơn vị: Hàng trăm: 8 Hàng chục: 7 Hàng đơn vị: 6 - HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập. |
||||||||||
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Nhận biết các số đứng ở từng hàng, đọc số. - Nhận biết số chẵn, lẻ. - Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần và làm tròn số đến hàng trăm nghìn. b. Cách thức tiến hành |
|||||||||||
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Thực hiện (theo mẫu): - GV cho HS làm bài cá nhân, nhận biết các số đứng ở từng hàng, chọn số thích hợp trong ô , và đọc số. - GV yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo. Hai HS trình bày kết quả, lớp nhận xét. - GV chữa bài, lưu ý trường hợp có chữ số 0 ở các hàng. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Viết các số sau rồi cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0: Ba mươi chín nghìn, sáu trăm nghìn, tám mươi lăm triệu, hai mươi triệu, bảy trăm triệu. - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở ghi, thực hiện viết số và đếm theo yêu cầu. - GV gọi một số HS đọc kết quả, lớp nhận xét. - GV chữa bài. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Số chẵn, số lẻ - Kiến thức: + Số chia hết cho 2 là số chẵn. Chẳng hạn: 0, 2, 4, 6, 8…, 156, 158, 160,… là các số chẵn. Ghi chú: Số chia hết cho 2 là số chia cho 2 không còn dư. + Số không chia hết cho 2 là số lẻ. Chẳng hạn: 1, 3, 5, 7, 9,…, 567, 569, 571,… là các số lẻ. Ghi chú: Số không chia hết cho 2 là số chia cho 2 còn dư 1. a) Trong các số 41, 42, 43, 100, 3 015, 60 868, số nào là số chẵn? Số nào là số lẻ? b) Nhận xét về chữ số tận cùng trong các số lẻ, các số chẵn ở câu a. c) Đọc thông tin sau rồi lấy ví dụ minh họa: - Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2. - Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2. - GV cho HS hoạt động nhóm 4, đọc khung kiến thức, lấy ra một vài số cụ thể, thực hiện phép chia cho 2 rồi nhận xét về số dư của phép chia. - GV giới thiệu HS về số chẵn, số lẻ và đặc điểm của chúng. - GV cùng HS chữa bài từng câu. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 a) Nêu số chẵn thích hợp cho mỗi ô ? sau: 280, 282, 284, ?, ?, 290. b) Nêu số lẻ thích hợp cho mỗi ô ? sau: 8 167, 8 169, 8 171, ?, ?, 8 177. - GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện tính toán để điền số thích hợp vào ô ? - GV chú ý HS: Hai số chẵn liên tiếp hay hai số lẻ liên tiếp cách nhau 2 đơn vị. - GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày kết quả. - GV chữa bài. Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5 Viết một số có bốn chữ số rồi đố bạn số đó là số chẵn hay số lẻ. - GV cho HS hoạt động nhóm 4 người. Một bạn nêu một số có 4 chữ số tùy ý, chỉ một bạn trong nhóm cho biết đó là số chẵn hay số lẻ. Bạn trả lời đúng thì tiếp tục nêu một số và yêu cầu thành viên khác trong nhóm trả lời. Cứ luân phiên như thế cho đến khi các thành viên đều tham gia chơi và trả lời. - GV có thể yêu cầu một số nhóm thể hiện một trường hợp chơi của nhóm mình. Cho cả lớp nhận xét và khẳng định lại cách nhận biết số chẵn và số lẻ dựa vào chữ số tận cùng. - GV đánh giá phần chơi. Nhiệm vụ 6: Hoàn thành BT6 Em hãy chỉ đường giúp chú Mèo tìm được cuộn len bị thất lạc bằng cách đi theo con đường ghi các số chẵn: - GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện tìm đường đi cho chú mèo dựa vào gợi ý “Đi theo con đường ghi các số chẵn”. - GV mời một nhóm lên chỉ ra con đường dẫn chú mèo đến cuộn len. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 7: Hoàn thành BT7 Bảng dưới đây cho biết thông tin về dân số của một số tỉnh, thành phố ở nước ta năm 2020: a) Em hãy đọc số dân của các tỉnh, thành phố đó theo thứ tự tăng dần. b) Em hãy làm tròn số dân của các tỉnh, thành phố đó đến hàng trăm nghìn.
- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện sắp xếp số dân của các tỉnh, thành phố và làm tròn đến hàng trăm nghìn. - GV mời một số HS đọc số dân. - GV thu chấm vở của 3 HS. - GV nhận xét, chữa bài. |
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: (bảng dưới) - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: + Ba mươi chín nghìn: 39 000. Số 39 000 có 5 chữ số và có 3 chữ số 0. + Sáu trăm nghìn: 600 000. Số 600 000 có 6 chữ số và có 5 chữ số 0. + Tám mươi lăm triệu: 85 000 000. Số 85 000 000 có 8 chữ số và có 6 chữ số 0. + Hai mươi triệu: 20 000 000. Số 20 000 000 có 8 chữ số và có 7 chữ số 0. + Bảy trăm triệu: 700 000 000. Số 700 000 000 có 9 chữ số và có 8 chữ số 0. - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - HS ghi vở, tiếp thu kiến thức. - Kết quả: a) Trong các số 41, 42, 43, 100, 3 015, 60 868: - Số chẵn là: 42, 100, 60 868 - Số lẻ là: 41, 43, 3 015 b) Chữ số tận cùng trong các số chẵn ở câu a là 0, 2, 8. Chữ số tận cùng trong các số lẻ ở câu a là 1, 3, 5. c) Ví dụ các số chia hết cho 2 là: 730, 231 594, 51 486,… Ví dụ các số không chia hết cho 2 là: 93, 10 237, 23 059,… - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) 280, 282, 284, 286, 288, 290 b) 8 167, 8 169, 8 171, 8 173, 8 175, 8 177 - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: + Đố: Số 1 396 là số chẵn hay số lẻ? + Trả lời: Số 1 396 là số chẵn. - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Chú mèo đi theo đường màu đỏ sẽ tìm được cuộn len. - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Ta có: 1 169 500 < 1 337 600 < 1 870 200 < 2 580 600 → Số dân của các tỉnh, thành phố đó theo thứ tự tăng dần là: 1 169 500, 1 337 600, 1 870 200, 2 580 600. b) + Số dân của tỉnh Thái Bình khi làm tròn đến hàng trăm nghìn là 1 900 000. + Số dân của thành phố Đà Nẵng khi làm tròn đến hàng trăm nghìn là 1 200 000. + Số dân của tỉnh Bình Dương khi làm tròn đến hàng trăm nghìn là 2 600 000. + Số dân của tỉnh Quảng Ninh khi làm tròn đến hàng trăm nghìn là 1 300 000. |
................................
................................
................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo