Giải SBT Toán 10 trang 69 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Toán 10 trang 69 Tập 2 trong Bài tập cuối chương 9 Toán lớp 10 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 10 trang 69.

1 253 09/12/2022


Giải SBT Toán 10 trang 69 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài 9.24 trang 69 SBT Toán 10 Tập 2: Gieo ba con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc bằng 7.

Lời giải:

Số kết quả khi gieo ba con xúc xắc cân đối và đồng chất là: 6 . 6 . 6 = 216.

Do đó, n(Ω) = 216.

Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc bằng 7”.

A = {(a, b, c): a + b + c = 7} với a, b, c lần lượt là số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc.

Ta có:

(a, b, c) = (1, 1, 5), khi hoán vị ta có 3 cách {(1, 1, 5); (1, 5, 1); (5, 1, 1)}

(a, b, c) = (1, 2, 4), khi hoán vị ta có 6 cách {(1, 2, 4}; (1, 4, 2); (2, 1, 4); (4, 1, 2}; (4, 2, 1); (2, 4, 1)}

(a, b, c) = (1, 3, 3), khi hoán vị ta có 3 cách {(1, 3, 3); (3, 1, 3); (3, 3, 1)}

(a, b, c) = (2, 2, 3), khi hoán vị ta có 3 cách {(3, 2, 2); (2, 3, 2); (2, 2, 3)}

Do đó, n(A) = 3 + 6 + 3 + 3 = 15.

Vậy P(A) = n(A)n(Ω)=15216=572 .

Bài 9.25 trang 69 SBT Toán 10 Tập 2: Một cửa hàng bán ba loại kem: xoài, sô cô la và sữa. Một học sinh chọn mua ba cốc kem một cách ngẫu nhiên. Tính xác suất để ba cốc kem chọn được thuộc hai loại.

Lời giải:

Kí hiệu A là kem xoài, B là kem sô cô la, C là kem sữa

Ta có không gian mẫu:

Ω = {AAA; BBB; CCC; ABC; ABB; ACC; BCC; BAA; CAA; CBB}

Do đó, n(Ω) = 10.

Gọi E là biến cố: “Ba cốc kem chọn thuộc hai loại”. Ta có:

E ={ABB; ACC; BCC; BAA; CAA; CBB}

n(E) = 6

Vậy P(E) = n(E)n(Ω)=610=0,6 .

Bài 9.26 trang 69 SBT Toán 10 Tập 2: Hai thầy trò đến dự một buổi hội thảo. Ban tổ chức xếp ngẫu nhiên 6 đại biểu trong đó có hai thầy trò ngồi trên một chiếc ghế dài. Tính xác suất để hai thầy trò ngồi cạnh nhau.

Lời giải:

Số cách xếp ngẫu nhiên 6 đại biểu trong đó có hai thầy trò ngồi trên một chiếc ghế dài là: 6! = 720, do đó, n(Ω) = 720.

Gọi biến cố E: “Hai thầy trò ngồi cạnh nhau”.

Trên chiếc ghế dài, giả sử ta đếm số từ 1 đến 6 tương ứng mỗi số là mỗi vị trí của một đại biểu.

Công đoạn 1: Xếp hai thầy trò ngồi cạnh nhau, có 10 cách xếp:

(1, 2), (2, 1), (2, 3), (3, 2), (3, 4), (4, 3), (4, 5), (5, 4), (5, 6), (6, 5)

Công đoạn 2: Xếp 4 đại biểu còn lại vào 4 chiếc ghế còn lại có: 4! = 24 (cách)

Do đó, theo quy tắc nhân, ta có: 10 . 24 = 240 cách xếp hai thầy trò ngồi cạnh nhau, do đó, n(E) = 240.

Vậy P(E) = n(E)n(Ω)=240720=13 .

Bài 9.27 trang 69 SBT Toán 10 Tập 2: Có ba cặp vợ chồng, trong đó có hai vợ chồng ông bà An đến dự một bữa tiệc. Họ được xếp ngẫu nhiên ngồi xung quanh một chiếc bàn tròn.

a) Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử.

Hai cách xếp chỗ ngồi quanh bàn tròn được coi là như nhau nếu đối với mỗi người A trong nhóm, trong hai cách xếp đó, người ngồi bên trái A và bên phải A không thay đổi.

b) Tính xác suất để hai vợ chồng ông bà An ngồi cạnh nhau.

Lời giải:

a)

Mỗi cách xếp chỗ ngồi quanh bàn tròn là một phần tử của không gian mẫu. Giả sử 6 chiếc ghế quanh bàn tròn được đánh số là 1, 2,…..6 và xi kí hiệu là người ngồi ở ghế mang số i. Khi đó, mỗi cách xếp 6 người này (x1, x2, x3, x4, x5, x6) cho ta một hoán vị của tập hợp 6 người. Có tất cả 6! cách xếp chỗ ngồi cho họ.

Vì ngồi xung quanh 1 chiếc bàn tròn nên 6 cách xếp sau đây được xem là giống nhau. Mặc dù số ghế họ ngồi có thay đổi nhưng vị trí tương đối giữa 6 người đó là không thay đổi.

(x1, x2, x3, x4, x5, x6); (x2, x3, x4, x5, x6, x1);  (x3, x4, x5, x6, x1, x2);

(x4, x5, x6, x1, x2, x3); (x5, x6, x1, x2, x3, x4); (x6, x1, x2, x3, x4, x5)

Vậy chỉ có 6! : 6 = 120 cách xếp. Do đó, n(Ω) = 120.

b)

Gọi E là biến cố: “Hai ông bà An ngồi cạnh nhau”.

Ta coi hai ông bà An ngồi chung 1 ghế. Như vậy có 5! : 5 = 4! = 24 cách xếp. Vì hai ông bà An có thể đổi chỗ cho nhau nên có 24.2! = 48 cách xếp để hai ông bà An ngồi cạnh nhau, do đó, n(E) = 48.

Vậy P(E) = n(E)n(Ω)=48120=25=0,4 .

Bài 9.28 trang 69 SBT Toán 10 Tập 2: Một chiếc hộp đựng 6 quả cầu trắng, 4 quả cầu đỏ và 2 quả cầu đen. Chọn ngẫu nhiên 6 quả cầu. Tính xác suất để chọn được 3 quả trắng, 2 quả đỏ và 1 quả đen.

Lời giải:

Số cách chọn ngẫu nhiên 6 quả cầu trong số 6 + 4 + 2 = 12 quả cầu là: C126  = 924 cách, do đó, n(Ω) = 924.

Gọi E là biến cố: “Chọn được 3 quả trắng, 2 quả đỏ và 1 quả đen”.

Chọn 3 quả cầu trắng từ 6 quả cầu trắng có C63  = 20 cách;

Chọn 2 quả cầu đỏ từ 4 quả cầu đỏ có C42  = 6 cách;

Chọn 1 quả cầu đen từ 2 quả cầu đen có 2 cách.

Do đó, theo quy tắc nhân, n(E) = 20 . 6 . 2 = 240.

Vậy P(E) = n(E)n(Ω)=240924=2077 .

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Toán 10 trang 67 Tập 2

Giải SBT Toán 10 trang 68 Tập 2

1 253 09/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: