Giải SBT Toán 10 trang 38 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Toán 10 trang 38 Tập 2 trong Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách Toán lớp 10 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 10 trang 38.

1 315 09/12/2022


Giải SBT Toán 10 trang 38 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài 7.11 trang 38 SBT Toán 10 Tập 2: Tính góc giữa các cặp đường thẳng sau:

a) d: y – 1 = 0 và k: x – y + 4 = 0;

b) a:x=3+ty=2t  và b: 3x + y + 1 = 0;

c) m:x=1ty=23t n:x=4t'y=3t' .

Lời giải:

a)

Gọi φ là góc giữa hai đường thẳng d và k. Từ giả thiết ta có nd=0;1,nk=1;1 . Do đó, theo công thức tính góc của hai đường thẳng thì

cosφ=cosnd,  nk=nd.nkndnk=0.1+1.102+12.12+12=12.

φ=45°

Vậy góc giữa hai đường thẳng là φ = 45°.

b)

Gọi φ là góc giữa hai đường thẳng a và b. Từ giả thiết ta có ua=1;2,nb=3;1

nên ub=1;3 . Do đó, theo công thức tính góc của hai đường thẳng thì

cosφ=cosua,  ub=ua.ubuaub=1.1+2.312+22.32+12=22φ=45°

Vậy góc giữa hai đường thẳng a và b là φ = 45°.

c)

Gọi φ là góc giữa hai đường thẳng m và n. Từ giả thiết ta có um=1;3,un=1;3.  Do đó theo công thức tính góc giữa hai đường thẳng thì

cosφ=cosum,  un=um.unumun=1.1+3.312+32.12+32=12φ=60°

Vậy góc giữa hai đường thẳng m và n là φ = 60°.

Bài 7.12 trang 38 SBT Toán 10 Tập 2: Cho hai đường thẳng d: 2x + y + 1 = 0 và k: 2x + 5y – 3 = 0.

a) Chứng minh rằng hai đường thẳng cắt nhau. Tìm giao điểm của hai đường thẳng đó.

b) Tính tang của góc giữa hai đường thẳng.

Lời giải:

a)

Xét d: 2x + y + 1 = 0 và k: 2x + 5y – 3 = 0 ta có:

a1 = 2, b1 = 1, c1 = 1

a2 = 2, b2 = 5, c2 = –3

Xét tỉ số:

a1a2=22=1;b1b2=15;c1c2=13=13a1a2b1b2c1c2

Do đó, d và k cắt nhau (điều cần phải chứng minh).

Giao điểm của hai đường thẳng có tọa độ là nghiệm của hệ phương trình:

2x+y+1=02x+5y3=02x+y=12x+5y=3x=1y=1

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là (–1; 1).

b)

Gọi φ là góc giữa hai đường thẳng d và k.

Từ giả thiết ta có nd=2;1,nk=2;5

Do đó, theo công thức tính góc của hai đường thẳng thì:

cosφ=cosnd,nk=nd.nkndnk=2.2+1.522+12.22+52=9145

Vì φ là góc giữa hai đường thẳng nên 0° ≤ φ ≤ 90°, hơn nữa cosφ ≠ 0 và cosφ ≠ 1 nên ta có: 0° < φ < 90°, suy ra tanφ > 0.

Lại có: 1 + tan2φ = 1cos2φ .

Do đó, tan2φ=1cos2φ1=145811=6481tanφ=89 .

Bài 7.13 trang 38 SBT Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng Oxy, tìm điểm M thuộc trục Ox sao cho khoảng cách từ M đến đường thẳng ∆: 3x + y – 3= 0 bằng 10 .

Lời giải:

Do M thuộc Ox nên toạ độ của M có dạng M(m; 0).

Từ giả thiết ta có:

dM,Δ=3m+0332+12=10

|3m – 3| = 10 (*)

TH1: 3m – 3 ≥ 0 hay m ≥ 1

Khi đó, ta có:

(*) 3m – 3 = 10 m = 133 (thỏa mãn)

TH2: 3m – 3 < 0 hay m < 1

Khi đó, ta có:

(*) –3m + 3 = 10 m =  73(thỏa mãn)

Vậy có hai điểm thoả mãn là M1133;0;M273;0 .

Bài 7.14 trang 38 SBT Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng ∆: 2x + y – 5 = 0.

a) Viết phương trình đường thẳng d qua điểm A(3; 1) và song song với đường thẳng ∆.

b) Viết phương trình đường thẳng k đi qua điểm B(–1; 0) và vuông góc với đường thẳng ∆.

c) Lập phương trình đường thẳng a song song với đường thẳng ∆ và cách điểm O một khoảng bằng 5 .

Lời giải:

a)

Đường thẳng d qua điểm A(3; 1) và song song với đường thẳng ∆ nên nhận vectơ pháp tuyến bằng vectơ pháp tuyến của ∆ là: n = (2; 1)

Phương trình đường thẳng d là:

2(x – 3) + 1(y – 1) = 0

2x + y – 6 – 1 = 0

2x + y – 7 = 0.

b)

Đường thẳng k đi qua điểm B(–1; 0) và vuông góc với đường thẳng ∆ nên vectơ pháp tuyến của k vuông góc với vectơ pháp tuyến của ∆. Do n = (2; 1) là một vectơ pháp tuyến của ∆ nên n' = (1; –2) là một vectơ pháp tuyến của d.

Phương trình đường thẳng k là:

1.[x – (–1)] – 2.(y – 0) = 0

x – 2y + 1 = 0.

c)

Đường thẳng a song song với đường thẳng ∆ nên nhận vectơ pháp tuyến bằng vectơ pháp tuyến của ∆ là: n = (2; 1)

Do đó, phương trình đường thẳng a có dạng: 2x + y + c = 0 với c ≠ –5.

Theo công thức tính khoảng cách ta có

dO;a=2.0+0+c22+12=5

|c| = 5

c = ±5

Mà c ≠ –5 nên c = 5

Vậy phương trình đường thẳng a là: 2x + y + 5 = 0.

Bài 7.15 trang 38 SBT Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có A(2; –1), B(2; –2) và C(0; –1).

a) Tính độ dài đường cao của tam giác ABC kẻ từ A.

b) Tính diện tích tam giác ABC.

c) Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Lời giải:

a)

Độ dài đường cao của tam giác ABC kẻ từ A chính là khoảng cách từ điểm A đến cạnh BC.

Đường thẳng BC nhận BC =2;  1  là một vectơ chỉ phương. Do đó n=1;2  là một vectơ pháp tuyến của BC.

Đường thẳng BC đi qua đểm B(2; –2) và có một vectơ pháp tuyến là n=1;2 nên có phương trình tổng quát là:

1(x – 2) + 2.[y – (–2)] = 0

x + 2y – 2 + 4 = 0

x + 2y + 2 = 0

Theo công thức tính khoảng cách, ta có dA,BC=2+2.1+212+22=25

Vậy độ dài đường cao của tam giác ABC kẻ từ A là: 25  (đvđd).

b)

BC =2;   1

Ta có BC=(2)2+12=5  (đvđd)

SABC=12dA;BC.BC=12.25.5=1 (đvdt).

c)

AB=(0;1)AB=02+(1)2=1 (đvđd)

AC=(2;0)AC=(2)2+02=2 (đvđd)

BC=5.

Vậy bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC là

r=SABCp=11+5+22=23+5=352(đvđd).

Bài 7.16 trang 38 SBT Toán 10 Tập 2: Cho đường thẳng d: x – 2y + 1 = 0 và điểm A(–2; 2).

a) Chứng minh A không thuộc đường thẳng d.

b) Tìm toạ độ hình chiếu vuông góc của A trên đường thẳng d.

c) Xác định điểm đối xứng của A qua đường thẳng d.

Lời giải:

a)

Thay toạ độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta có:

–2 – 2.2 + 1 = –5 ≠ 0

Vậy điểm A không thuộc đường thẳng d (điều cần phải chứng minh).

b)

Gọi ∆ là đường thẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng d. Khi đó ∆ nhận vectơ chỉ phương ud=2;1  của đường thẳng d là một vectơ pháp tuyến nên phương trình ∆ là:

2(x + 2) + 1(y – 2) = 0

2x + y + 4 – 2 = 0

2x + y + 2 = 0

Hình chiếu vuông góc H của điểm A trên đường thẳng d là giao điểm của đường thẳng d và ∆. Do đó, toạ độ của điểm H là nghiệm của hệ phương trình:

Vậy H(–1; 0).

c)

Gọi A'(xA’; yA’) là điểm đối xứng với A qua d. Khi đó H là trung điểm của AA’.

Ta có:

xH = (xA + xA’) : 2   xA’ ­­­­­­= 2xH – xA = 2.(–1) – (–2) = 0

yH = (yA + yA’) : 2   yA’ ­­­­­­= 2yH – yA = 2.0 – 2 = –2

Vậy A’(0; –2).

Bài 7.17 trang 38 SBT Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho hai điểm A(–3; 0), B(1; –2) và đường thẳng d: x + y – 1 = 0.

a) Chứng minh rằng hai điểm A và B nằm cùng phía so với đường thẳng d.

b) Điểm M thay đổi trên đường thẳng d. Tìm giá trị nhỏ nhất của chu vi tam giác ABM.

Lời giải:

a)

Ta có (–3 + 0 – 1).(1 – 2 – 1) = 8 > 0 nên theo tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ta có A, B nằm cùng phía so với đường thẳng d.

b)

Dựa vào phương trình đường thẳng d ta có:

x + y – 1 = 0

y = 1 – x

Do M thuộc đường thẳng d nên toạ độ của điểm M có dạng M(t; 1– t).

Chu vi tam giác ABM là: AB + MA + MB

Mà AB luôn không đổi nên chu vi tam giác ABM nhỏ nhất khi và chỉ khi MA + MB nhỏ nhất.

Lấy A’ đối xứng với A qua đường thẳng d. Khi đó ta có:

MA + MB = MA’ + MB ≥ A’B

Dấu bằng xảy ra khi M = A’B ∩ d

Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên d. Khi đó AH đi qua điểm A(–3;0) và nhận vectơ chỉ phương ud=1;1  của đường thẳng d là vectơ pháp tuyến nên phương trình của AH là:

1(x + 3) – 1(y – 0) = 0

x – y + 3  = 0

Vậy toạ độ điểm H là nghiệm của hệ phương trình

x+y1=0xy+3=0x+y=1xy=3x=1y=2

Suy ra H(–1; 2). Mặt khác, H là trung điểm của AA’ nên ta có:

xH = (xA + xA’) : 2   xA’ ­­­­­­= 2xH – xA = 2.(–1) – (–3) = 1

yH = (yA + yA’) : 2   yA’ ­­­­­­= 2yH – yA = 2.2 – 0 = 4

Do đó, ta có A’(1; 4)

Ta có A'B=0;6  là một vectơ chỉ phương của đường thẳng A’B. Do đó A’B là đường thẳng đi qua đểm A’(1; 4) và nhận n=1;0  là một vectơ pháp tuyến. Phương trình của đường thẳng A’B là:

1(x – 1) + 0(y – 4) = 0

x – 1 = 0

Vậy toạ độ điểm M là nghiệm của hệ phương trình

x+y1=0x1=01+y1=0x=1x=1y=0

Do đó ta có M(1; 0).

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Toán 10 trang 37 Tập 2

Giải SBT Toán 10 trang 39 Tập 2

1 315 09/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: