Cho Hình 7, biết AB = AC và BE là tia phân giác của góc ABC; CF là tia phân giác của góc ACB

Lời giải Bài 4 trang 49 SBT Toán 7 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

1 689 lượt xem


Giải SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tam giác cân

Bài 4 trang 49 SBT Toán 7 Tập 2:

Cho Hình 7, biết AB = AC và BE là tia phân giác của ABC^; CF là tia phân giác của ACB^. Chứng minh rằng:

a) ΔABE = ΔACF;

b) Tam giác OEF cân.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Tam giác cân (ảnh 1)

Lời giải

GT

ABC AB = AC,

BE là tia phân giác của ABC^,

CF là tia phân giác của ACB^.

KL

a) ΔABE = ΔACF;

b) Tam giác OEF cân.

Chứng minh (Hình 7):

a) Vì AB = AC (giả thiết) nên tam giác ABC cân tại A.

Suy ra ABC^=ACB^ (tính chất)          (1)

Ta có BE là tia phân giác của ABC^ (giả thiết)

Nên ABE^=EBC^=12ABC^ (tính chất tia phân giác) (2)

Lại có CF là tia phân giác của ACB^ (giả thiết)

Nên ACF^=FCB^=12ACB^ (tính chất tia phân giác) (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra ACF^=FCB^=ABE^=EBC^.

Xét ΔABE và ΔACF có:

A^ là góc chung,

AB = BC (giả thiết),

ABE^=ACF^ (chứng minh trên).

Do đó ΔABE = ΔACF (g.c.g).

Vậy ΔABE = ΔACF.

b)ΔABE = ΔACF (chứng minh câu a).

n BE = CF (hai cạnh tương ứng).

Xét ΔOBC có OBC^=OCB^ (do EBC^=FCB^)

Do đó ΔOBC cân tại O.

Suy ra OB = OC (tính chất tam giác cân).

Ta có: BE = OB + OE, CF = OC + OF.

Mà BE = CF, OB = OC (chứng minh trên).

Suy ra OE = OF

Do đó ΔOEF cân tại O.

Vậy tam giác OEF cân tại O.

1 689 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: