Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 7 (Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 7 với chủ đề Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 720 02/02/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 7

(Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT)

I. Khái niệm về tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và xác định chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của người giáo viên đối với học sinh THPT

1. Các khái niệm tham vấn, tư vấn, hướng dẫn là gì?

'Tham vấn là quá trình trợ giúp con người có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi nhà tham vấn cần phải dành một thời gian nhất định và sử dụng các kỹ năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối tượng tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai những giải pháp trong điều kiện cho phép.

'Tham vấn là việc áp dụng các lí thuyết tâm lí và các kỹ năng giao tiếp để giải quyết các vấn đề, nỗi lo lắng hay nguyện vọng cá nhân của khách hàng.

Tham vấn là một tiến trình có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nó diễn ra trong suốt khoảng thời gian để thân chủ cảm nhận được vấn đề của họ. Đó là một tiến trình hướng tới kiến thúc và hướng đến đạo lí làm người .

Tham vấn là một sự tương tác (chia sẻ - trợ giúp). Đó là quá trình trò chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là thân chú phẳi nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản chất của mình. Nhà tham vấn phải có sự kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên. Sự tương tác này phải dựa trên quan niệm tâm linh và các quan điểm nghề nghiệp, đòi hỏi sự tiến tới trung thục ở cả hai phía và kết quả là phải giúp cho thân chú hìểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhận bản thân mình.

Tham vấn là “tạo ra những triển vọng và khả năng mới cho thân chủ để họ thay đổi cuộc sổng của mình" trong đó nhà tham vấn đóng vai trò chủ động thiết lập nên mổi quan hệ hợp tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trợ giúp thân chủ “hiểu hoàn cảnh của mình một cách rõ ràng hơn; nhận diện vấn đề để cải thiện tình huống; lựa chọn những cách thức phù hợp với giá trị, tình cảm và nhu cầu của mình; tự quyết định và hành động theo những quyết định đó; có khả năng đuơng đầu tốt hơn với vấn đề".

TƯ VẤN LÀ GÌ?

Định nghĩa 1: Tư vấn là tiến trình tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của mình giúp người được tư vấn thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình.

Có thể tóm tắt khái niệm tư vấn bằng 4 chữ T: Tiến trình, tương tác, thấu hiểu, tự giải quýêt.

- Tiến trình: Tư vấn cần một khoảng thời gian , có thể không phải chỉ gặp gỡ 1 lần, mà có khi rất nhiều lần mới có kết quả rõ rệt. Tư vấn là tiến trình bởi nó là một hoạt động có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc.

- Tương tác: Tư vấn không phải là người tư vấn khuyên bảo người được tư vấn phải làm gì, mà đó là cuộc trao đổi hai chiều.

- Thấu hiểu: Tư vấn giúp người được tư vấn nhận ra mình là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào, có thế mạnh, điểm yếu nào, đã sử dụng những biện pháp nào cho tình huống của mình, tại sao chưa có kết quả, những cái được và cái mất khi sử dụng một biện pháp giải quýêt nào đó.

- Tự giải quyết: Tư vấn không quýêt định thay. Trên cơ sở thấu hiểu hoàn cảnh của mình, người được tư vấn phải cân nhắc, lựa chọn biện pháp nào phù hợp nhất cho bản thân mình.

Định nghĩa 2 : Tư vấn là một quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến người được tư vấn nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương án giải quyết khác nhau, trên cơ sở đó người được tư vấn có thể tự tin lựa chọn phương án, cách giải quyết tình huống phù hợp nhất với bản thân nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm vụ

Định nghĩa 3 : Là một quá trình tăng cường việc học liên quan đến sự phát triển của công việc, sự nghiệp hoặc chuyên môn. Tư vấn thường thông qua kênh giao tiếp không chính thống giữa một người được cho là có kiến thức liên quan rộng hơn, hiểu bết hơn hoặc có kinh nghiệm hơn (người tư vấn) và một người được cho là ít kiến thức liên quan hơn, ít hiểu biết hơn hoặc có ít kinh nghiệm hơn (người được hướng dẫn/tư vấn)

HƯỚNG DẪN LÀ GÌ ?

Định nghĩa 1 : Chỉ bảo, dắt dẫn cho biết phương hướng, cách thức tiến hành một hoạt động nào đó.

Định nghĩa 2 : Hướng dẫn là quá trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu.

2. Xác định chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của người giáo viên đối với học sinh trung học phổ thông

Sự nghiệp “trồng người" cao cả này được toàn xã hội tin cậy và giao phó cho người thầy giáo. Vì vậy, lao động sư phạm của người thầy giáo là một dạng lao động nghề nghiệp có những nét đặc thù do mục đích, đổi tượng và công cụ lao động sư phạm quy định. Thầy cô giáo chính là lực luợng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất luợng cao cho xã hội. Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh. Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều chức năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.

- Chức năng đầu tiên phải kể đến trong nghề nghiệp của người thầy giáo chính là chức năng giảng dạy. Căn cứ vào mục tìêu, chương trình, nội dung môn học, thầy giáo bằng năng lực của mình xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của học sinh và tổ chúc cho các em lĩnh hội tri thức khoa học.. Ngày' nay cỏ rất nhìều phương tiện kĩ thuật hiện đại có thể đưa thông tin đến cho mọi người thông qua rất nhìều hình thức như các chương trình dạy học, chương trình phổ biến kiến thúc trên sóng truyền hình, sóng phát thanh, các sân chơi trên sóng truyền hình, các trang mạng... Tuy nhìên tất cả những cái đỏ đều không thay thế được vai trò của người thầy. Tất nhiên về sau này, khi đã trưởng thành mọi người sẽ làm giàu vốn tri thức của mình chủ yếu bằng con đường tự học, nhưng những kiến thức đầu tiên mà mọi người có được đều in đậm bóng dáng của người thầy và cũng chính thầy giáo là người đã làm cho học trò của minh thấy được ý nghĩa của việc học, hứng thú học hỏi và giúp cho mọi người có được cách học để tiếp tục tự học trong suổt cuộc đời.

- Chức năng quan trọng hơn cả của người thầy giáo là chức năng giáo dục. Mục đích lao động sư phạm của người giáo viên là giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hoà, chuẩn bị cho họ moi mặt thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực cần thiết để họ tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Nói cách khác, lao động sư phạm của ngựời thầy' giáo góp phần sáng tạo ra những cá nhân biết làm chủ bản thân và xã hội, biết sáng tạo và huởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần , sản phẩm của hoạt động sư phạm chính là nhân cách phát triển toàn diện của học sinh - tổ hợp của những phẩm chất và năng lục theo một cấu trúc nhất định, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Căn cứ vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo, thầy giáo sẽ hình dung trước cần phẳi giáo dục cho từng học sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình để đạt tới hình mẫu trọn vẹn của con người mới. Thầy cô giáo không chỉ đóng vai là nguời truyền đạt tri thức khoa học, kỹ thuật mà phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi... bảo đảm cho người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí những tri thức đó. Quan trọng hơn cả là người giáo viên phải quan tâm phát triển ờ người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần thẩm mỹ , tạo nên bản sắc tài trí của loài người, vừa kế thừa phát triển những giá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại. Bên cạnh đó việc giáo dục hướng nghiệp cũng được nhìn nhận như một phần của giáo dục toàn diện học sinh. Nhiệm vụ của giáo vĩên trong việc giáo dục hướng nghiệp bao gồm phát triển những thái độ tích cực và sự tôn trọng đối với mọi công việc chân chính, có thái độ học tập tích cực để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai cũng như biết cách đương đầu với những khó khăn và đưa ra được quyết định đúng đắn cho sự lựa chọn nghề nghiệp của minh.

- Thầy giáo dù ờ bất cứ cấp bậc nào cũng là người đảm nhận chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh và cha mẹ của các em. Vì sao người thầy' lại phải thực hiện chức năng này? Như đã nói ở trên, con người không được sinh ra để phẳn ứng một cách hữu hiệu với môi trường xung quanh một cách tự nhiên, bằng tiến trình trưởng thành thông thường và quá trình đó diễn ra một cách nhẹ nhàng. Trái lại đây là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp và sự hình thành nhân cách của mọi người chịu ảnh huờng sâu sắc của kinh nghiệm mà người đó trải qua, mặt khác trong quá trình này mọi người đều phẳi đối diện với không ít nguy cơ. Chính vì vậy có lẽ hầu như không có người nào không một lần bị tổn thương trong cuộc hành trình này, thậm chí một số người còn chịu tổn thương quá nặng đến mức mất đi cá tính của mình. Học sinh của chúng ta, dù là những học sinh nhỏ nhất cũng đã là những người đã trải qua kinh nghiệm cuộc sống cho đến thời điểm đó và có thể trong các em đã hằn đầy thương tích từ chính trong quá trình sống của mình, với những tổn thương này, phản ứng của các em với các tác động giáo dục nhìều khi là đi ngược lại với mong muổn của các nhà sư phạm. Do đó, nhận diện được những khó khăn này và trợ giúp để các em phát triển một cách lành mạnh chính là chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của các thầy cô giáo, xét trong một khía cạnh khác, trong tiến trình trưởng thành, có nhìều lúc học sinh cảm thấy có nhu cầu mãnh liệt là nói chuyện với một người ở ngoài gia đình của mình. Đó là một khía cạnh của sự khám phá “tôi là ai" và cũng là một nhu cầu bình thường của giới trẻ. Thầy cô giáo cũng thường là sự lựa chọn của học sinh khi muốn giải bày tâm sự. Tuy nhiên người thầy giáo cũng cần thận trọng để không làm giảm đi sự kính trọng những người thân trong gia đình của học sinh.

- Cuộc sống tuổi học đường với các mối quan hệ thầy trò, bè bạn, quan hệ gia đình... cũng giống như một xã hội thu nhỏ với tính chất vô cùng phức tạp. Có những học sinh rơi vào hoàn cảnh khó khăn như: cha mẹ quá bận rộn với công việc, cha mẹ bất hòa hoặc ly dị, cha mẹ đi làm än ... Thiếu sự quan tâm của cha mẹ, các em dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ vào con đường hư hỏng, phạm pháp, có em sớm vướng vào chuyện yêu đương, khiến việc học hành bị sao nhãng, sa sút. có em mâu thuẫn gay gắt với giáo vĩên, bất bình vì thầy cô giáo đốii xử không công bằng hoặc thầy cô không tôn trọng các em. Nhìều em học kém vì không có phương pháp hoặc chịu áp lục nặng nề từ cha mẹ, thầy cô trong vấn đề học tập và định hướng nghề nghiệp. Các em còn gặp nhìều lúng túng, vướng mắc trong cách cư xử với bạn bè, đặc biệt là với bạn khác giới, thắc mắc về sức khỏe giới tính, về sự phát triển cơ thể... Những khó khăn tâm lí trên rất dễ tạo ra tâm trạng bi quan, chán nản, tự ti về bản thân hoặc mất nìềm tin vào người khác. Nếu không được giải quyết kịp thời, những khó khăn tâm lí có thể dẫn các em đến hành vi tìêu cực hoặc gây ra trạng thái stress kéo dài, dẫn đến trầm cảm... ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của các em. Như vậy, học sinh trong tiến trình được giáo dục sẽ luôn luôn cần một người nào đó để chuyện trò. Như sự tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của thầy giáo, học sinh sẽ đối diện được với vấn đề của mình, tìm kiếm được cách thức giải quyết hợp lí và có cơ hội học hỏi để trưởng thành.

Thầy cô giáo có một vị thế lí tưởng để đắp ứng nhu cầu tham vấn, hướng dẫn cho học sinh nhờ chính vào các đặc điểm trong nghề nghiệp của họ. Trước hết là ở khía cạnh thời gian, theo tác giả Robert L. Gibson và Marianne H. Mitchell hầu hết các giáo vĩên tiếp xúc với học sinh của họ hàng ngày, vì vậy chính thầy cô là người hiểu học sinh nhất, có khả năng thiết lập những quan hệ dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng chung; giáo viên trở thành sợi dây đầu tiên trong việc kết nối học sinh với chương trình tâm lí học đường. Giáo viên cũng là người mà học sinh luôn ngưỡng mộ về sự hiểu biết của họ bởi thầy cô giáo không chỉ nắm vững và có hiểu biết rộng những kiến thức thuộc lĩnh vục chuyên môn mình phụ trách mà còn có hiểu biết về nhìều lĩnh vực trong cuộc sổng, chính nhờ vổn kiến thức này, thầy cô giáo luôn là đối tượng mà các em học sinh lựa chọn khi gặp khó khăn.

2. Các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn,hướng dẫn cho học sinh THPT. Hai lĩnh vực thường được thầy/cô sử dụng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh

A. Nêu các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh THPT?

I. Giới thiệu

Học sinh THPT nằm ở giai đoạn giữa và cuổi của tuổi vị thành niên- giai đoạn phát triển đánh dấu sụ chuyển tiếp giữa thế giới trẻ em và thế giới người lớn. Do tính chất phúc tạp cửa lứa tuổi nên đã cỏ rất nhiều quan điểm, lí thuyết khác nhau bàn về tính chất cửa thời thanh niên. Điều đỏ cũng cho thấy ở lứa tuổi này, thanh niên học sinh phải đổi mặt với rất nhiều thách thức cả về sinh học tâm lí và xã hội. Để giúp học sinh đối mặt và vượt qua những thách thức này, cần xác định được những khó khăn mà các em cỏ thể gặp phải và từ đó xây dựng những chương trình tham vấn, tư vấn, hướng dẫn phù hợp.

II. Mục tiêu

- Giáo viên THPT nắm đuợc những khó khăn đặc trưng cửa học sinh THPT để từ đó xác định được các lĩnh vực tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cơ bản cho học sinh ở lứa tuổi này.

-Có thể xác định được nội dung tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho những đối tượng học sinh cụ thể.

- Có thái độ đứng đắn và phù hợp với những nội dung tham vấn, tư vấn, hướng dẫn có tính nhạy cảm.

III. Các hoạt động

1. Hoạt động 1: Xác định những khó khăn đặc trưng của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.

a.Hoạt động học tập.

b.Hình ảnh bản thân.

c.Giao tiếp với bạn.

d. Sự phát triển thể chất tâm lí và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.

e. Nghề nghiệp

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu và phân tích nội dung các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cơ bản cho học sinh trung học phổ thông.

a. Tham vấn, tư vấn và hướng dẫn học tập.

b. Tư vấn chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.

c. Tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT.

d. Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh

e. Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè

f. Tham gia các hoạt động xã hội

g. Thẩm mỹ, v. v…

Nhà trường bố trí giáo viên tâm lý hoặc cán bộ Đoàn có khả năng giải đáp, hoặc mời chuyên gia theo định kỳ thực hiện công tác tư vấn theo các nội dung trên, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực.

h. Nhà trường cần quan tâm định hướng để học sinh có cách hiểu tích cực, hiểu đúng về những lợi ích từ các trang mạng xã hội cũng như những hạn chế, tiêu cực của nó đối với xã hội nói chung và học sinh nói riêng. Hướng dẫn học sinh ý thức được việc đưa các nội dung thông tin cá nhân lên mạng xã hội dễ bị kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến uy nhân phẩm, danh dự và uy tín của bản thân, gia đình và nhà trường.

Trong trường THPT cần hướng dẫn tư vấn những vấn đề gì?

1. Hướng dẫn/ tư vấn về giáo dục

- Giúp học sinh kém nhằm khắc phục hiện tượng lưu ban, bỏ học

- Giúp học sinh trung bình để duy trì và cải thiện lực học của bản thân

- Giúp học sinh khá để nâng cao sự tiến bộ của các em.

2. Hướng dẫn/ tư vấn về nghề nghiệp:

- Cho đồng nghiệp: trong dạy học và giáo dục

- Cho học sinh: Hướng nghiệp

3. Hướng dẫn/ tư vấn ứng xử cá nhân và cộng đồng:

- Giúp mỗi người hiểu được bản thân mình

- Có kỹ năng sống chung với người khác

- Hiểu được các cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực

Tuy nhiên, khi hướng dẫn, tư vấn cho học sinh, giáo viên cần chú ý các vấn đề dưới đây:

- Giúp học sinh biết cách điều chỉnh thói quen, hành vi trong cuộc sống.

- Động viên học sinh tham gia vào các hoạt động trong nhà trường nhằm phát huy năng lực của họ trong các hoạt động cá nhân và cộng đồng.

- Thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ học sinh trong việc lập kế hoạch học tập, phát triển mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

- Giúp học sinh trong việc tự đánh giá, tự hiểu biết và tự định hướng, tạo cho họ khả năng đưa ra các quyết định phù hợp với những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.

- Giúp học sinh phát triển sức khoẻ cũng như thái độ và các giá trị tích cực.

- Giúp học sinh thu được sự hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực học tập, hoạt động thông qua việc thu lượm kỹ năng và thái độ làm việc hoặc tham gia vào các hoạt động của nhà trường, cộng đồng.

- Khuyến khích học sinh lập kế hoạch và sử dụng tốt các hoạt động giải trí.

- Giúp học sinh hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, các giá trị, tiềm năng và những hạn chế của bản thân.

B. Hai lĩnh vực nào thường được Thầy/ Cô sử dụng để tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh ?

1. Tham vấn, tư vấn và hướng dẫn học tập.

2. Tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT.

1 720 02/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: