Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 10 (Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THPT)
Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 10 với chủ đề Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THPT. Mời thầy cô và các bạn đón xem:
Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 10
(Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THPT)
I. Khó khăn tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập
- Khó khăn tâm lí là những trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình con người thực hiện và đạt được mục đích của hoạt động.
Trong sự phát triển giai đoạn lứa tuổi, hoạt động học tập của học sinh THPT giúp các em tiếp thú những tri thức khoa học, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo... góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải việc học lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi mà có những lúc gặp khó khăn, bế tắc mà bản thân học sinh khó giải quyết được, dẫn tới việc học tập trì trệ và kết quả không cao, không đạt được mục đích đề ra... Đó là khi các em đang gặp những khó khăn tâm lí trong học tập.
- Khó khăn tâm lí trong học lập chính là các trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình học tập làm cho học sinh khó đạt hoặc không đạt được mục tiêu học tập. Khó khăn tâm lí được biểu hiện ở các mặt:
- Mặt nhận thức: chú thể chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ hoạt động của minh, chưa đánh giá đúng khả năng của bản thân trong hoạt động. (Đánh giá quá cao hay quá thấp khả năng của bản thân trong hoạt động).
+ Mặt xúc cảm - tình cảm: Thiếu khả năng kiỂm chế xúc cảm, tình cảm, thử ơ với hoạt động.
- Mặt hành vi: Những người có khó khăn tâm lí trong hoạt động thường biểu hiện các hành vi lung tung, nói năng thiếu chính kiến, hoạt động thiếu lôgic, hành vi diễnn ra bộc phát, không làm chủ được trong quá trình hoạt động.
- Có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến những khó khăn tâm lí:
- Nguyên nhân chủ quan có thể là: Những yếu tố bên trong xuất phát từ bản thân nội tâm mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động: Đó là sự thiếu hiểu biết sâu sắc về hoạt động, vốn kinh nghiệm hạn chế, việc thực hiện các thao tác không phù hợp trong quá trình hoạt động.
- Nguyên nhân khách quan có thể là: Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động; Đó là những điều kiện, phương tiện hoạt động, môi trường...
Mức độ của khó khăn tâm lí trong học tập có cả mức độ thấp là những yêu cầu, thú thách các phẩm chất tâm lí học sinh để đạt được mục tiêu và cả mức độ cao làm cản trở động lực tiến hành các hành động học tập đạt đến mục tiêu học lập. Khi ở mức độ cao ấy khó khăn tâm lí trở thành những rào cản tâm lí.
1.Khái niệm về rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ về thông tin kéo theo nội dung học tập của học sinh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục học sinh còn nhiều bất cập đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí, thể chất của học sinh. Mặt khác, từ phía học sinh, hiểu biết của các em về bản thân còn hạn chế, nên ngày càng có nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, trong việc tìm tòi và định hướng giá trị cho bản thân mình cũng như trong các mối quan hệ với bạn bè, với cha mẹ và với các thầy cô giáo. Học sinh THPT với những đặc điểm đặc trưng nổi trội trong sự phát triển tâm lí lứa tuổi thì việc gặp phải những khó khăn tâm lí là tất yếu. Một số khó khăn tâm lí ở một mức độ nào đó có thể trở thành động lực cho hoạt động của học sinh, làm cho các em phấn chấn hơn, cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập, trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn tâm lí ở mức độ cao, phức tạp và nhiều chiều có thể cho học sinh cảm thấy nản chí, không muốn vượt qua, không có động lực tiến hành mọi hoạt động của mình lúc đó, nhũng khó khăn tâm lí này thực sự trở thanh thách thức, trở ngại với các em - tức là các em đang phải đối mặt với những rào cản tâm lí.
Rào cản tầm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những thách thức, trở ngại ở mức độ nhỏ, làm giảm động lực hoạt động của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của hoạt động.
Rào cản tâm lí trong học tập chẳng qua là nhũng khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ở mức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học tập ở học sinh và có ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
2. Nhiệm vụ
* Nhiệm vụ 1: phân tích khái niệm khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Tìm các ví dụ và các luận cú làm rõ khái niệm và một số biểu hiện về khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.
- Phân tích được khái niệm về khó khăn tâm lí trong học tập.
*Nhiêm vụ 2: Làm rõ khái niệm rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập.
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Chỉ ra khái niệm rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập trên cơ sở có sự phân tích về sự khác biệt giữa khái niệm khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.
* Nhiêm vụ 3: Phân tích một hoặc một số ví dụ về khó khăn tâm lí trong học tập và rào cản tâm lí trong học tập.
- Đọcvà tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Phân tích vào một ví dụ để làm nổi bật sự khác biệt của khó khăn tâm lí trong học tập và rào cản tâm lí trong học tập để hình dung ra những biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập.
3. Đánh giá
Câu hỏi 1 Khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập là gì?
Câu hỏi 2 Rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập là gì?
Câu hỏi 3: Hãy chia sẻ và phân tích một tình huống mà anh (chị) biết học sinh đang gặp rào cản tâm lí trong học tập.
II. Phân tích những biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT
1. Thông tin
Cũng gần giống với khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ở một mức độ cao, rào cản tâm lí trong học tập có một số biểu hiện cơ bản như sau:
1.1. Về mặt nhận thức
Nhận thức là nhân tố rất quan trọng trong đời sống tâm lí con người. Nhận thức giúp con người hiểu biết được các sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó con người bày tỏ thái độ tình cảm và có những hành vi tương ứng. Trong thực tiến hoạt động, đúng trước những vấn đề phức tạp của cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực học tập không phải bất kì lúc nào con người cũng có nhận thức đúng, mà còn có lúc chưa đúng, chưa hoàn chỉnh, dẫn tới những khó khăn, trở ngại thậm chí sai lầm trong hoạt động. Đối với học sinh THPT, trong môi trường học tập mới, phức tạp hơn so với môi trường học tập ở THPT, ở học sinh xuất hiện những rào cản tâm lí trong học tập, đó là:
- Nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập ở THPT. Khi học sinh hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng hoạt động của mình, thì hoạt động đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Việc nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập được cơi là một rào cản lớn làm hạn chế kết quả học tập của các em.
- Chủ thể đánh giá chưa đúng về bản thân. Một điều quan trọng là trong quá trình học tập lĩnh hội tri thức; chủ thể cần đánh giá chính xác năng lực của bản thân, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, từ đó lựa chọn cho mình phương pháp học tập sao cho phù hợp. Nếu đánh giá quá cao dẫn tới tự cao tự đại, xem thường nhiệm vụ học tập, xem thường người khác. Nếu đánh giá quá thấp, sẽ có mặc cảm tự ti, lo sợ ảnh hưởng tới kết quả học tập.
- Đánh giá chưa đúng những vấn đề cần học tập: Trong quá trình làm quen với việc học tập ở THPT, học sinh chưa đánh giá chính xác những vấn đề trong học tập, quá coi trọng hoặc quá xem nhẹ, phức tạp vấn đề dẫn tới trong quá trình học tập các em không tự tin vào bản thân, sợ mác sai lầm trong quá trình học tập hoặc đánh giá thấp nội dung học tập nên chưa cố gắng hoặc thụ động trong quá trình học tập, do đó kết quả học tập thường bị ảnh hưởng.
1.2. Về mặt xúc cảm - tình cảm
Đây là thái độ con người thể hiện trong quá trình học tập. Thông thường những học sinh ít gặp rào cản tâm lí trong học tập thường biết làm chú trạng thái cảm xúc của bản thân. Ở một mức độ nhất định, biểu hiện ở sự kiềm chế, biết tạo ra hứng thú, cảm xúc tích cực cho bản thân, biết điều khiển, điều chỉnh những diễn biến tâm lí của mình, đồng thời có phương pháp học tập phù hợp với mới trường học tập mới để đạt mục đích học tập. Đối với những học sinh gặp phải những rào cản tâm lí trong quá trình học tập thường có những biểu hiện như: thiếu khả nàng kiềm chế xúc cảm, tình cảm, thử ở với việc học hành.
1.3. Về mặt hành vi
Đây là biểu hiện cụ thể của chủ thể hoạt động học, là sự phối hợp vận động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bộ não và sự tham gia của các giác quan trong quá trình học tập. Mặt khác, hành vi còn bị quá trình nhận thức và xúc cảm - tình cảm chi phối, chính vì vậy, nếu nhận thức và xúc cảm - tình cảm đúng có thể dẫn đến hành vi thể hiện trong quá trình học tập đúng. Ngược lại nhận thức và xúc cảm- tình cảm chưa đúng thì hành vi học tập có thể chưa đúng hoặc thiếu chính xác.
2. Nhiệm vụ
Nhiêm vụ 1: Làm rõ những biểu hiện về mặt nhận thức của rào cản tâm lí trong học tập:
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Tìm các ví dụ những biểu hiện về mặt nhận thức của rào cản tâm lí trong học tập.
- Phân tích được biểu hiện về mặt nhận thức của rào cản tâm lí trong học tập.
Nhiêm vụ 2: Làm rõ những biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm và hành vi của rào cản tâm lí trong học tập.
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Tìm các ví dụ những biểu hiện về xúc cảm, tình cảm và hành vi của rào cản tâm lí trong học tập.
- Phân tích được biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm và hành vi của rào cản tâm lí trong học tập.
3. Đánh giá
Câu hỏi 1: Biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập về nhận thức là như thế nào?
Câu hỏi 2: Nêu biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập về mặt xúc cảm, tình cảm và hành vi.
Câu hỏi 3: Hãy chia sẻ và phân tích một tình huống mà anh (chị) biết học sinh đang gặp rào cản tâm lí trong học tập, phân tích ở 3 mặt biểu hiện.
III. Xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của rào cản tâm lí đến việc học tập của học sinh THPT
1.Thông tin
1.1.Nguyên nhân của những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh trung học phổ thông
Khi vào học ở trường THPT, học sinh phải làm quen với một môi trường mới (bạnbè, thầy cô, cách học, khối lượng tri thức, nội dung tri thức) cũng khác. Bên cạnh đó còn có yếu tố gia đình, đặc điểm tâm lí lúa tuổi... Điều này khiến nhiều học sinh bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn tâm lí, rất dễ dẫn đến rào cản tâm lí trong quá trình học tập. Vì vậy, việc xác định các nguyên nhân gây ra những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, có thể sắp xếp các nguyên nhân đó thành 2 nhóm: Nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan:
- Thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập.
- Bản thân chưa tích cực chủ động.
- Không tự tin vào bản thân.
- Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí.
- Bản thân không hứng thú với học tập.
- Có cảm giác thiếu sự quan tâm của gia đình, nên chểnh mảng học tập.
- Kiến thức lớp dưới học chưa chắc.
- Chưa biết cách làm quen với cách học tập mới ở THPT.
- Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường học tập ở trường THPT khác THCS.
- lĩnh chất học tập ở cấp THPT.
- Lượng tri thức phải tiếp thu ở TH PT quá lớn.
- Kiến thức ở THPT khó hơn so với THCS.
- Chịu ảnh hưởng lớn từ cách học ở cấp THCS.
- Bố trí thời gian học trên lớp cho các môn học chưa hợp lí.
- Khó khăn về điều kiện vật chất, phương tiện liên quan đến hoạt động học tập.
- Chưa quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường.
- Thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Chưa biết tổ chức hoạt động học tập.
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Thiếu thời gian học tập.
- Áp lực, kì vọng từ cha mẹ, thầy cô giáo quá lớn.
1.2.Ảnh hưởng của những rào cản tâm lí tới việc học tập của học sinh trung học phổ thông
Rào cản tâm lí của học sinh THPT xuất phát từ phía chú quan và khách quan gây nên. Song mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau. Điều này cũng cho thấy rằng rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT là hiện tượng tâm lí có thực. Việc nhận thức đầy đủ những nguyên nhân sẽ giúp cho chúng ta có một số những biện pháp tác động nhất định để phòng, tránh những rào cản tâm lí đó mà các em đang gặp phải, giúp các em học tập có kết quả cao hơn.
Thông thường, rào cản tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập của học sinh. Nó làm giảm động lực học tập, không xác định rõ ràng được động cơ học tập và không hình thành được động Cữ học tập tích cực, làm trì trệ quá trinh tiến hành các thao tác, hành động học lập và không dạt được mục đích học tập.
2.Nhiệm vụ
*Nhiêm vụ l: Phân tích được các nguyên nhân của rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT.
-Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
-Phân tích được các nguyên nhân chủ quan và khách quan của rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT.
*Nhiêm vụ 2: Làm rõ những ảnh hưởng của rào cản tâm lí tới học tập của học sinh THPT.
-Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
-Phân tích được một số ảnh hưởng có thể có của rào cản tâm lí tới học tập của học sinh THPT.
3. Đánh giá
Câu hỏi 1: Nêu các nguyên nhân của rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT.
Câu hỏi 2: Nêu ảnh hưởng của rào cản tâm lí tỏi ho c tập của học sinh THPT.
IV. Tìm hiểu cách phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập
1. Một số biện pháp phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập
-Tích cực học tập tích lũy tri thức.
-Học hỏi kinh nghiệm học tập của những anh chị lớp trên.
-Chủ động trong học tập.
-Rèn luyện phương pháp học tập mới.
-Tích cực phát biểu xây dựng bài trong học tập.
-Tạo tâm thế tự tin sẵn sàng trong học tập.
-Rèn luyện thói quen học tập độc lập.
-Đưa ra ý kiến với giáo viên về phương pháp giảng dạy.
-Bố trí thời gian, không gian hợp lí cho học tập.
-Tích cực tham gia các buổi thảo luận, học tập, ngoại khóa.
-Ôn lại cho vững những kiến thức lớp dưới.
-Nói chuyện, tâm sự với cha mẹ thầy cô.
2.Một số câu hỏi có thế xuất hiện trong quá trình phòng tránh các rào cản tăm lí trong học tập của học sinh trung học phổ thông
- Ứng phó với các rào cản tâm lí có liên quan đến việc ứng phó với các biểu hiện về mặt cảm xúc, hành vi, nhận thức và kĩ năng của các rào cản tâm lí hay không?
- Muốn có phương pháp phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập thì phải làm gì?
- Hỗ trợ phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập cần những nguồn trợ giúp nào từ bên ngoài?
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint