Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 23 (Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh)
Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 23 với chủ đề Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mời thầy cô và các bạn đón xem:
Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 23
(Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh)
1. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
a. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá
- Công khai hoá nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình; khuyến khích, động viên việc học tập.
- Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
- Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
b. Ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá
Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí.
- Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên, cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngựợc" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.
+ Về giáo dưỡng: Kiểm tra, đánh giá chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết.
+ Về mặt phát triển năng lực nhận thức: Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.
+ Về mặt giáo dục: Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập; có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn; củng cố lòng tin vào khả năng của mình; nâng cao ý thức tự giác; khắc phục tính chủ quan tự mãn trong học tập.
- Đối với giáo viên: Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.
- Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
c. Vai trò của kiểm tra đánh giá
Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chú trọng đến dạy cái gì mà cần quan tâm đến dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lí giáo dục. Nếu kiểm tra, đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lục. Vậy đổi mới kiểm tra, đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành Giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra, đánh giá đúng thục tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
2. Mối quan hệ giữa giảng dạy - đánh giá
- Giảng dạy và đánh giá thường được xem là hai mặt không thể tách rời của hoạt động dạy học và chúng có tác dụng tương hỗ lẫn nhau
- Đánh giá học tập cần phải dựa trên nền tảng thông tin mà hoạt động giảng dạy cung cấp.
- Chất lương giảng dạy được phát triển liên tục trên cơ sở thường xuyên xử lí thông tin từ đánh giá học tập; từ sự tìm hiểu yêu cầu, ưu - nhược điểm của người học và từ đánh giá giảng dạy cùng các yếu tố tác động đến học tập của nó.
- Điểm/xếp loại (hạng) chúng cần phải dựa trên kết quả của chuỗi những đánh giá quá trình.
3.Yêu cầu đối mới công tác kiềm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học
-Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;
-Trong quá trình dạy học, GV cần kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kì thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành (với cả môn thực nghiệm).
-Điểm kiểm tra thực hành đối với các môn thực nghiệm: điểm hệ số 1,giáo viên căn cứ vào quy trình thí nghiệm một bài thực hành (được thống nhất trước trong toàn tỉnh) theo hướng dẫn, rồi thu và chấm lấy điểm thực hành.
-Các bài kiểm tra định kì (kiểm tra 1 tiết kiểm tra học kì và kiểm tra cuối năm học) cần được biên soạn trên cơ sở thiết kế ma trận cho mỗi đề.
-Bài kiểm tra 45 phút nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ nội dung kiến thức và điểm phần trắc nghiệm khách quan tối đa là 50%). Bài kiểm tra cuối học kì nên tiến hành dưới hình thức 100% tự luận. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải luyện tập cho học sinh thích ứng với cấu trúc đề thi và hình thức thi tốt nghiệp phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm.
4. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá
a. Các yêu cầu cơ bản của việc đánh giá
- Đảm bảo tính khách quan, chính xác: Phản ánh chính xác kết quả như mỗi tồn tại, trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.
- Đảm bảo tính toàn diện: Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.
- Đảm bảo tính hệ thống: Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.
- Đảm bảo tính công khai và tính phát triển: Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả đựơc công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.
- Đảm bảo tính công bằng: Đảm bảo bằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được kết quả đánh giá như nhau.
B. Định hướng chỉ đạo, đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chăt chẽ của các cấp quản lí giáo dục: Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một bộ phận của đổi mới phương pháp dạy học nói riêng và đổi mới giáo dục phổ thông nói chung. Việc đổi mới phải đi từ tổng kết thực tiến để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Các cấp quản lí giáo dục chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng hướng dẫn các cơ quan quản lí giáo dục cấp dưới đến các trường học, các tổ chuyên môn và từng giáo viênn trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng giáo viên và các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học.
- Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là giáo viên cùng bộ môn: Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá, cần phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm, giáo viên cốt cán chuyên môn để hỗ trợ giáo viên mới, giáo viên tay nghề chưa cao, không để giáo viên nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kinh nghiệm ra đề sao cho bảo đảm chất lượng, kinh nghiệm kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Cần lấy ý kiến xây dựng của học sinh để hoàn thiện phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá chỉ mang lại kết quả khi học sinh phát huy được vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo; biết đổi mới phuơng pháp học tập; biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu thập ý kiến xây dựng của học sinh để giúp giáo viên đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện phuơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá là hết sức cần thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và người học.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học: Đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và đổi mới phương pháp học tập của học sinh; kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Đổi mới kiểm tra, đánh giá chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh. Sau mỗi kì kiểm tra, giáo viên cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của giáo viên. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, giáo viên phải biết “khai thác lỗi" để giúp học sinh tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện phương pháp học tập, phuơng pháp tư duy. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên, đầu tư nâng cấp cơ sờ vật chất, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.
- Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với đổi mới phương pháp dạy học: khi đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới công tác quản lí.Từ đó, sẽ giúp giáo viên và các cơ quan quản lí xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và các cấp quản lí đề ra giải pháp quản lí phù hợp.
- Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với các phong trào khác trong nhà trường: Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá vào trọng tâm cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người". Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cục, chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới phuơng pháp dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra, đánh giá nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo " và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ". Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lương giáo dục toàn diện.
- Định hướng và yêu cầu chung về đổi mới đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thông (ban hành theo Quyết định số ........... ngày...tháng...năm...). Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mọi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất luợng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập. Đánh giá cần phải:
+ Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực.
+ Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỉ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, từng cấp học.
+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác. Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp. Đổi mới đánh giá phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh; đảm bảo tính khách quan, chính xác,công bằng.
+ Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỉ năng và yêu cầu về thái độ với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint