Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 11 (Chăm sóc hỗ trợ tâm lý học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THPT)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 11 với chủ đề Chăm sóc hỗ trợ tâm lý học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THPT. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 204 02/02/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 11

(Chăm sóc hỗ trợ tâm lý học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THPT)

1. Quan niệm về chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh

Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí. cho HS lứa tuổi THPT đóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục THPT. Bởi vì đây là lứa tuổi có nhiều chuyển biến phức tạp về mặt tâm lí và thể chất.

Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho HS lứa tuổi THPT là quá trình tác động có chủ định của GV đến HS nhằm giúp các em vượt qua những rào cản về tâm lí trong cuộc sống cũng như khi tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và xã hội. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho HS là một quá trình vì nó đi từ những hiểu biết của người GV về HS đến việc phát hiện những vướng mắc về mặt tâm lí của HS. Từ đó, có những tác động tích cực giúp HS có những điều chỉnh kịp thời trong hành vi của mình.

Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho HS bao gồm cả hoạt động hướng dẫn và tư vấn tâm lí. Tất nhiên, đó chỉ là những hoạt động mang tích chất hướng dẫn, tư vấn để can thiệp tích cực vào thái dộ, tình cảm và hành vi của HS. Việc tư vấn phải dực trên cơ sở hiểu biết và mối quan hệ tình cảm thầy – trò được tạo dựng trong quá trình dạy học.

Một số trường hợp cụ thể trong chăm sóc, hỗ trợ tâm lí HS THPT:

- Giúp HS vượt qua sự căng thẳng

Căng thẳng là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm lí con người. Căng thẳng là một thực tế của cuộc sống. Nó là thương số của áp lực cuộc sống và nội lực bản thân của mỗi người. Khi căng thẳng, con người thường có các biểu hiện về sinh lí, cảm xúc, nhận thức và hành vi. Sự căng thẳng thường gây cho con người những áp lực khiến con người mà đặc biệt là HS ở tuổi này có những hành vi thiếu tích cực.

Về nguyên tắc, để làm giảm bớt sự căng thẳng về tâm lí cho HS cần giảm bớt áp lực đối với trẻ đồng thời gia tăng nội lực của bản thân. Tuy nhiên, việc giảm bớt áp lực của cuộc sống và những hoạt động cơ bản cho trẻ không đơn giản. Phương hướng chung là giúp các em sắp xếp thời gian hợp lí và giúp các em biết cách lập kế hoạch để sắp xếp công việc theo một lịch trình hợp lí, khoa học.

Nếu sự căng thẳng là do suy nghĩ của các em tạo ra thì người GV cần gần gũi, tạo cho các em niềm tin vào mình để từ đó được các em mạnh dạn tâm sự, giãi bày. Trên cơ sở đó, người GV mới tìm được cách thích hợp để giúp các em giải tỏa những căng thẳng.

- Giúp HS THPT vượt qua những rào cản về giới tính

Có thể nói, ý thức về giới tính phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi HS THPT. Điều này thể hiện rõ trong đời sống tình cảm của các em. Hiện nay, một số HS THPT có những biểu hiện lệch lạc trong quan hệ bạn bè khác giới tính. Một số em thậm chí có những hành vi không đúng mực: đua đòi, chơi bời, bỏ bê việc học hoặc sa vào các tệ nạn,…

Sự phát triển giới về phương diện xã hội – tâm lí của trẻ nói chung và HS lứa tuổi THPT nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của giáo dục và văn hóa gia đình. Bên cạnh đó thì sự tác động của bạn bè cùng lứa tuổi và các phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Giữa thời đại hiện nay, việc định hướng để HS có một tâm lí ổn định, tích cực thiết nghĩ là điều hết sức quan trọng không chỉ đối với bậc cha mẹ mà còn là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục.

Một số biện pháp giúp HS THPT vượt qua rào cản về giới:

- Làm cho HS cảm thấy an toàn;

- Làm cho HS cảm thấy được yêu thương;

- Làm cho các em thấy được hiểu, được thông cảm;

- Làm cho HS cảm thấy được tôn trọng;

- Làm cho HS cảm thấy bản thân mình có giá trị;

Tóm lại, HS lứa tuổi THPT rất cần được GV hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí.

Cũng như HS ở lứa tuổi này, HS người dân tộc thiểu số cũng có những đặc điểm tâm sinh lí tương tự nhưng điều đáng quan tâm là các em thường có những mặc cảm về hoàn cảnh sống, về lứa tuổi, về ngôn ngữ và một số nét văn hóa khác biệt của dân tộc mình. Với đối tượng này, GV càng phải có những quan tâm đặc biệt hơn nữa trong việc xây dựng mối quan hệ và biện pháp để hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí cho các em.

2. Tư vấn tâm lý cho học sinh THPT

Ở độ tuổi 15-18, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Đa số các em còn lệ thuộc vào cha mẹ về cả kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội. Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ,… Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè,.. Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng,… Và riêng bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai,… Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội,… Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề như thế nào cho hợp lý. Trong những trường hợp như thế, học sinh rất cần đến sự chia sẻ, sự thông hiểu từ người thân: gia đình, bạn bè, thầy cô.

Có thể nói, lứa tuổi 15 – 18 là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô. Và khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống,… Đó là những điều mà người thầy cần phải thực hiện được để đáp ứng nhu cầu được tư vấn tâm lý, một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của học sinh trong nhà trường phổ thông.

3. Chăm sóc và hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT

Để sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ học sinh dân tộc thiểu số người giáo viên cần phải phải nắm được đặc trưng cơ bản của học sinh THPT.

a. Hỗ trợ tâm lý học sinh nữ :

- Giáo viên phải có kiến thức về điều kiện phát triển tâm lý như:

+ Sự biến đổi về thể chất.

+ Sự thay đổi của điều kiện sống.

- Giáo viên phải có kiến thức về đặc điểm tâm lý.

Qua đó giáo viên có thể chăm sóc hỗ trợ về tâm lí đối với học sinh khi học sinh gặp các trường hợp sau:

- Học sinh gặp sự căng thẳng

- Học sinh gặp rào cản về giới.

Giáo viên phải làm cho học sinh cảm thấy an toàn, cảm thấy được yêu thương, nhận thấy được hiểu, được thông cảm, được tôn trọng, học sinh cảm thấy được có giá trị.

b. Học sinh dân tộc thiểu số.

Học sinh là người dân tộc thiểu số thường có độ nhạy cảm về thính giác và thị giác do đặc thù của tập tục sinh sống đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình học tâp tuy nhiên các em còn gặp khó khăn trong lĩnh vực tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ vì đối với học sinh THCS vốn tiếng phổ thông của các em còn nghèo nàn đây là thiệt thòi lớn đối với các em.

Trong quá trình giao tiếp xã hội các am gặp nhiều khó khăn các em muốn thể hiện tình cảm nhưng khó nói thành lời dẫn đến các em thường hay xấu hổ, không mạnh dạn làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức ở lớp cũng như tự học ở nhà

1 204 02/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: