Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 16 (Hồ sơ dạy học đáp ứng đổi mới PPDH học cấp THPT)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 16 với chủ đề Hồ sơ dạy học đáp ứng đổi mới PPDH học cấp THPT. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 280 06/02/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT Module 16

(Hồ sơ dạy học đáp ứng đổi mới PPDH học cấp THPT)

1. Hồ sơ dạy học là gì?

Hồ sơ dạy học là tập hợp các kế hoạch, số sách, tài liệu chuyên môn của môn học được chuẩn bị trước theo sự chỉ đạo của nhà trường và sự phân công của tổ chuyên môn giúp GV thực thi dạy học trong quá trình công tác để đạt được mục tiêu chất lượng dạy học đã đề ra.

Việc đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc xây dựng và quản lí, bảo quản hồ sơ dạy các môn học ở các trường THPT đã được triển khai từ cách đây hàng chục năm. Tuy nhiên, đến nay, việc hướng dẫn xây dựng, quản lí sử dụng hồ sơ dạy học hầu như chưa có bước đổi mới nào đáng kể; thậm chí, một số GV và cán bộ quản lí chưa hiểu rõ và chưa xây dựng được những tiêu chí của một bài học theo tinh thần đổi mới. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện buộc mọi GV phải tìm cách đổi mới xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học. Chúng ta sẽ nghiên cứu đổi mới dần dần từng công đoạn một của việc xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học các môn học (nắm bắt mục tiêu bài học; xây dựng kế hoạch bài học theo tinh thần mới; tổ chức cho HS hoạt động học tập...); tiến tới đổi mới hoàn toàn việc dạy và học các môn học ở cấp trưng học.

2. Sơ đồ hệ thống hồ sơ dạy học của môn học

1. Hồ sơ tổ chuyên môn (CM) là tập hợp các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, những tài liệu chuyên môn về chương trình, khung phân phối chương trình, các chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu của môn học; các kế hoạch phân công dạy học, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, đăng kí thi đua, đăng kí học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ... Hồ sơ này do tổ trưởng chuyên môn chủ trì xây dựng.

2. Thông tin chung là các thông số cho biết sơ bộ tên môn học, cấp học, lớp học, phạm vi chuyên môn, GV dạy... Thông tin này do GV bộ môn xây dựng.

3. Số bồi dưỡng chuyên môn cá nhân (BDCMCN) là những tích lũy ghi chép và tự bồi dưỡng của GV trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, hoặc tự bồi dưỡng về các lĩnh vc:

- Nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa.

- Các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực bộ môn.

- Các kĩ năng dạy tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục.

- Các kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học bộ môn.

- Các kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

- Tự làm thiết bị dạy học.

- Kinh nghiệm dạy học phân hóa HS yếu kém.

- Kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi.

- Kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên.

- Những kinh nghiệm về sư phạm, giáo dục khác.

Số này do GV ghi chép trong quá trình công tác nhiều năm.

4. Số dự giờ là văn bản ghi các đánh giá của GV về tiết dạy của đồng nghiệp theo các tiêu chí tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình công tác. Số dự giờ do GV xây dựng và ghi chép khi dự giờ thăm lớp đồng nghiệp.

5. Số điểm cá nhân là văn bản ghi chép tóm tắt những đặc điểm của HS về bộ môn và các đánh giá kiểm tra thường xuyên và định kì trong quá trình HS theo học môn học. Số điểm cá nhân do GV bộ môn xây dựng và ghi chép thường xuyên.

6. Số mượn thiết bị dạy học là số ghi chép mượn phương tiện, thiết bị dạy học của GV với nhà trường thường xuyên trong quá trình công tác. Số này do nhà trường xây dựng và quản lí.

7. Số báo giảng ghi kế hoạch lịch dạy học của GV bộ môn theo kế hoạch tuần, học kì và cả năm phù hợp với thời khóa biểu của nhà trường. Ni dung ghi chi tiết cho từng tiết dạy: tên bài dạy, lớp dạy, thiết bị dạy học. Người phụ trách thiết bị dạy học của trường sẽ căn cứ vào số này để hỗ trợ cho GV chuẩn bị thiết bị dạy học. Số này do GV bộ môn xây dựng trước ít nhất 1 tuần trước thực hiện.

8. Kế hoạch bài dạy (giáo án)

Giáo án là bản kế hoạch chuẩn bị trước ca GV, ước lượng những hoạt động học tập ca HS trong tiết học, đ xuất những tình hung có thể gặp phải và d kiến cách giải quyết để giúp HS thực hiện được mục tiêu bài dạy. Đây là tài liệu quan trọng nhất, bt buộc đi với mọi GV khi dạy học. Nội dung ca giáo án thể hiện phương pháp dạy học của GV, hoạt động của HS, kiến thức cơ bản.

Kiểu bài dạy. Tùy từng đặc trưng môn học, có những kiểu bài dạy và cấu trúc giáo án khác nhau.

Thông thường có các kiểu bài dạy sau đây:

- Bài dạy lí thuyết, xây dng các kiến thức, kĩ năng mới.

- Bài dạy bài tập, vận dụng các kiến thức lí thuyết vào việc giải quyết các vấn đ thực tin hoặc giải các bài tập.

- Bài dạy ôn tập, hệ thống khắc sâu lại các kiến thức đã học.

- Bài dạy thực hành, vận dụng và rèn luyện các kĩ năng thực hành, củng c các kiến thức đã học.

- Tiết kim tra là dạng đặc biệt của bài dạy đuợc soạn theo cấu trúc riêng.

Ngoài ra, tùy theo từng môn có các kiểu bài dạy ngoài thực địa, trong phòng học bộ môn, tham quan dã ngoại...

c. Một số chú ý khi lập kế hoạch bài dạy: Giáo viên sẽ lập kế hoạch khác nhau.

- Đi với các tiết tổ chc các hoạt động học tập trên lớp.

- Đi với các tiết thực hành.

- Đi với các tiết kiểm tra.

- Đi với các tiết tổ chc dạy học ngoài thực địa, trong phòng học bộ môn.

- T chc tham quan dã ngoại.

3. Quy trình xây dng hồ sơ dạy học

- Bước 1: Tổ chuyên môn thảo luận trao đổi về các văn bản chỉ đạo của các cấp, xây dng kế hoạch tổ chuyên môn bao gồm: chương trình, sách giáo khoa, khung phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, khung ma trận đề kiểm tra, những vấn đề về sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, những vấn đề về phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học tích cực...

- Bước 2: Hoàn thiện các thông tin chung.

- Bước 3: Tìm hiểu và cập nht số bồi dưỡng chuyên môn cá nhân: Khung phân phối chương trình, các chuẩn kiến thức kĩ năng, sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực...

- Bước 4: Tìm hiểu và cập nhật số dự giờ, số mượn thiết bị dạy học, xây dựng số điểm cá nhân.

- Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài dạy. Dựa vào thời khóa biểu để xây dựng số báo giảng.

4. Quy trình ra đề kiềm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong hồ sơ dạy học

Do có những nội dung trong chuẩn kiến thức, kĩ năng còn được mô tả một cách chung chung, khái quát nên để đánh giá được kết quả học tập của HS một cách khách quan, công bằng và khoa học thì việc soạn câu hỏi theo chuẩn kiến thức, kĩ năng có thể thực hiện theo quy trình sau:

- Bước 1: Phân loại các chuẩn kiến thức, kĩ năng theo cấp độ nhận thức (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng).

- Bước 2: Xác định các thao tác, hoạt động tương ứng của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá.

- Bước 3: Xác định một số dạng toán cơ bản và những sai lầm thường gặp của HS khi làm bài kiểm tra.

- c 4: Xây dựng bảng trọng số của bộ câu hỏi.

- Bước 5: Biên soạn, thử nghiệm, phân tích, hoàn thiện bộ câu hỏi.

5. Việc biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện

- Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.

- Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra.

- Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Bước 4. Tổ hợp câu hỏi theo ma trận đề.

- Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm.

- Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.

Ma trận đề là một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % s điểm, số lượng câu hỏi và tổng s điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng s điểm quy định cho tng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

6. Tìm hiểu việc sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học

Sử dụng:

- Giáo án được GV xây dựng, cập nhật thường xuyên và sử dụng trong quá trình dạy, được nhà trường kiểm tra thường xuyên theo quy định.

- Số báo giảng được cập nhật trước ít nhất 1 tuần khi dạy, GV và viên chức thiết bị dạy học căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bài dạy.

- Số mượn thiết bị dạy học cũng được cập nhật trước ít nhất 1 tuần khi dạy, GV và viên chức thiết bị dạy học căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bài dạy.

- Số dự giờ được GV sử dụng và cập nhật thường xuyên theo quy định.

- Số bồi dưõng chuyên môn được GV ghi chép và cập nhật thường xuyên.

Tất cá các số sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được nhà trường kiểm tra thường xuyên và đột xuất.

* Bảo quản:

- GV có trách nhiệm cập nhật và bảo quản giáo án, số báo giảng, số dự giờ, số bồi dưỡng chuyên môn.

- Tổ trưởng chuyên môn bảo quản kế hoạch của tổ chuyên môn

- GV và viên chức thiết bị dạy học cập nhật và bảo quản số thiết bị dạy học

Tất cả các số sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được GV và nhà trường bảo quản theo quy định.

* Bổ sung:

Tất cả các số sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được GV cập nhật bổ sung theo quy định.

7. Tìm hiểu các năng lực cần thiết ở người giáo viên THPT trong xây dựng và phát triển hồ sơ dạy học

Trước yêu cầu xây dựng và phát triển hồ sơ dạy học trường THPT, đòi hỏi người GV phi được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức dạy học:

- GV phải biết tìm kiếm, nghiên cứu thông tin mới, tài liệu tham khảo, các tình huống ứng dụng trong thực tiễn để rèn luyện cho HS. Để bắt nhịp được với đổi mới của giáo dục phổ thông và sự phát triển của khoa học công nghệ, người GV phải tìm kiếm tài liệu tham khảo, nghiên cứu thông tin. Trong điều kiện thông tin bùng nổ, tài liệu nghiên cứu đa dạng, phong phú người GV phải có năng lực tìm kiếm lựa chọn tài liệu, nghiên cứu thu nhận, xử lí thông tin, mới đem lại kết quả. Mặt khác, để rèn luyện HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, GV phải biết tìm kiếm các tình huống ứng dụng.

- GV phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hành, ngoại khóa, sử dụng các thiết bị dạy học. GV phải biết sắp xếp và xác định rõ mức độ cho các hoạt động thực hành, các hoạt động ngoại khóa, xác định những yêu cầu cụ thể và nội dung hoạt động tương ứng cùng các hướng dẫn cần thiết về tổ chức các hoạt động này. GV cũng phải có năng lực sử dụng các phương tiện dạy học nhất là phương tiện công nghệ thông tin để phát huy vai trò quan trọng của nó trong quá trình dạy học.

- GV phải có kĩ năng, kĩ thuật dạy học phù hợp yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Để thực hiện được phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của HS, GV cần phải có những kĩ năng, kĩ thuật dạy học phù hợp. Đó là những kĩ năng dạy học mới đã được giới thiệu nhưng chưa được phổ biến trong tất cả GV như: kĩ năng dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học như một đối tượng giáo dục, kĩ năng sử dụng các phương tiện nghe nhìn phục vụ cho dạy học, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, kĩ năng làm các bộ công cụ đánh giá kết quả học tập... Những kĩ năng dạy học GV đã có nhưng nay cần phải đổi mới như: kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, kĩ năng lập kế hoạch bài học, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ năng hướng dẫn thực hành, kĩ năng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, kĩ năng thiết lập các chiến lược dạy học...

Nguyên nhân của tình trạng này có thể có nhiều, trong đó có một số nguyên nhân ch yếu sau;

- Nhận thức của một số GV còn hạn chế, chưa thấy s cp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đặc biệt là việc xây dng và quản lí hồ sơ dạy học. Nhiều GV cho rằng c dạy tốt theo phuơng pháp cũ cũng có thể chuyển tải được hết nội dung kiến thức của sách giáo khoa cho HS và đảm bảo đuợc một tỉ lệ HS đuợc lên lớp, như thế là việc dạy học đã có hiệu quả tốt. Họ cho rằng hồ sơ dạy học không liên quan gì đến quá trình dạy học, việc lên lớp không có hồ sơ dạy học vẫn xảy ra các trường học.

- Một số cán bộ quản lí và GV quan niệm việc xây dng, quản lí hồ sơ dạy học được tiến hành lâu nay là việc chuẩn bị, s dụng những thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu bản trong (overhead), máy vi tính, projector, thí nghiệm ảo, Microsoft Power Point... trong giờ học. Họ thực s chưa thấy được s khác biệt căn bản giữa mục tiêu của bài học mà chúng ta kì vọng hiện nay và mục tiêu của bài dạy trước đây.

- Một số GV có mong muốn tích cc tìm cách đổi mới xây dng và quản lí hồ sơ dạy học một cách thực s, nhưng vì chưa nắm được mục tiêu và đặc điểm của s đổi mới nên đã đi theo những hướng chưa thật chính xác.

- Một khó khăn rất lớn ảnh hưởng đến việc xây dng, quản lí hồ sơ dạy học phục vụ đổi mới dạy học cp THPT là khối lượng kiến thức của chương trình còn quá tải, trong khi đó thời lượng dành cho mỗi môn học lại quá hạn chế. Thời gian của mi tiết học THPT chỉ có 45 phút nên khó khăn cho việc tổ chức dạy học theo phương pháp mới.

- Vấn đề sĩ số của lớp học quá lớn nhiều trường THPT trọng điểm của các tỉnh, thành ph (mỗi lớp có thể lên đến 50, 60 HS) cũng là khó khăn cho việc xây dụng hồ sơ dạy học. Sĩ số đó lớn gấp đôi, hoặc gấp ba sĩ số của một lớp học cp này của các nước trên thế gii, với những lớp đông như vậy, ngay việc quản lí trật t của lớp trong tiết học đã là khó khăn, nên GV rất khó khăn trong tổ chức cho HS hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng.

- Hiện nay trang thiết bị dạy học của các trường THPT mặc dù đã được đầu tư trang bị nhưng còn rất hạn chế, thiếu đồng bộ. Trường lớp được xây dng theo các quy cách cũ, không thuận lợi cho việc bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học.

- Cũng cần phi nêu thêm một nguyên nhân ảnh hưng tuy gián tiếp nhưng có tác động rất lớn đến quá trình đổi mới xây dng và quản lí hồ sơ dạy học bậc THPT là s đổi mới chậm chập việc đánh giá kết quả học tập của HS. Hiện nay, mục đích của các kì thi còn nặng v kiểm tra nội dung, chưa chú trọng đánh giá năng lc của người học. Đồng thời việc đánh giá kết quả giảng dạy của GV cũng chưa thật quan tâm đến vấn đề xây dng hồ sơ dạy học phục vụ đổi mi giáo dục. Chẳng hạn, khi dự giờ thao giảng, nhiều người chỉ chăm chú xem GV dạy chính xác hay không chính xác, có đặt nhiều câu hi hay không, có bị "cháy" giáo án hay không?... Họ ít khi chú ý phân tích xem cách thức mà GV tổ chức cho HS hoạt động học tập trong tiết học có phù hợp hay không? (T khâu chuẩn bị cho đến khi thực thi dạy học) Hiệu quả dạy học của tiết học cao hay thấp? vậy GV ít chú trọng đến vấn đề xây dựng hồ sơ dạy học.

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân ảnh hưng đến việc xây dng và quản lí hồ sơ dạy học các môn học bậc THPT, chứng ta còn có thể nêu thêm những nguyên nhân khác tùy theo đặc thù của từng vùng min, môn học cụ thể.

1 280 06/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: