TOP 40 câu Trắc nghiệm Tổng kết chương 3: Quang học (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 58: Tổng kết chương 3: Quang học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 58.

1 2,414 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 58: Tổng kết chương 3: Quang học

Câu 1. Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.

B. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.

C. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.

D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

Ánh sáng từ viên bi tới mặt phân cách bị khúc xạ, đổi phương truyền sáng do đó ta chỉ nhìn thấy ảnh của viên bi (khác vị trí so với viên bi), nên khó xác định vị trí của viên bi.

Câu 2. Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.

C. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn

D. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

- Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

Tùy từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.

Câu 3. Chiếu một tia sáng từ nước vào không khí với góc tới bằng 30o thì

A. góc khúc xạ nhỏ hơn 30o.

B. góc khúc xạ bằng 30o.

C. góc khúc xạ lớn hơn 30o.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Do đó, khi góc tới bằng 30o thì góc khúc xạ lớn hơn 30o.

Câu 4. Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng? Vì sao?

A. Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí.

B. Một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng vì một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.

Câu 5. Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là

A. 30 cm.

B. 120 cm.

C. 60 cm.

D. 90 cm.

Đáp án: A

Giải thích:

Tiêu cự của thấu kính là f=FF'2=602=30cm

Câu 6. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau.

Một thấu kính hội tụ có thể có

A. hai mặt lồi.

B. một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính lớn hơn.

C. một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính nhỏ hơn.

D. một mặt phẳng và một mặt lồi.

Đáp án: B

Giải thích:

A, D, C – đúng.

B – sai. Vì một thấu kính hội tụ có thể có một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính nhỏ hơn.

Câu 7. Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính có ảnh qua thấu kính là A’B’. Ảnh A’B’ không thể có đặc điểm nào sau đây?

A. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Đáp án: D

Giải thích:

Thấu kính hội tụ không bao giờ cho ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 8. Chọn câu trả lời sai.

Đối với thấu kính hội tụ: một vật đặt trong khoảng OF luôn cho

A. ảnh ngược chiều và nhỏ hơn vật.

B. ảnh cùng chiều với vật.

C. ảnh lớn hơn vật.

D. ảnh ảo.

Đáp án: A

Giải thích:

Đối với thấu kính hội tụ: một vật đặt trong khoảng OF luôn cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

D, B, C – đúng; A – sai.

Câu 9. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau.

Đối với thấu kính phân kì

A. tia sáng đi qua quang tâm O sẽ truyền thẳng.

B. tia sáng tới có phương kéo dài qua tiêu điểm vật chính F thì tia ló song song với trục chính.

C. tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.

D. tia sáng tới qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì tia ló không song song với trục chính.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – đúng.

C – sai. Vì đối với thấu kính phân kì, tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló sẽ có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.

Câu 10. Vật liệu nào được dùng làm thấu kính?

A. Đồng.

B. Thủy tinh trong.

C. Nhôm.

D. Sắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Thấu kính thường được làm bằng vật liệu trong suốt nên thủy tinh trong được dùng để làm thấu kính.

Câu 11. Chọn câu trả lời đúng.

Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính, ta thu được ảnh S’ như hình. O là quang tâm của thấu kính.

A. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ.

B. S’ là ảnh thật.

C. Thấu kính trên là thấu kính phân kì.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Ảnh S’ nằm giữa điểm sáng S và thấu kính.

Thấu kính trên là thấu kính phân kì.

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng nhất.

Một thấu kính có hai mặt cong gồm mặt cầu lồi bán kính R1 bằng 20 cm và mặt cầu lõm bán kính R2 bằng 10 cm. Một vật AB đặt trước thấu kính ta thu được ảnh A’B’.

A. Thấu kính trên là thấu kính phân kì.

B. A’B’ là ảnh ảo.

C. A’B’ là ảnh thật.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Bán kính mặt cầu lồi lớn hơn mặt cầu lõm nên thấu kính trên là thấu kính phân kì. - Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nên A’B’ là ảnh ảo.

A, B – đúng, C – sai.

Câu 13. Gọi f = OF = khoảng cách từ quang tâm O của vật kính của máy ảnh tới tiêu điểm chính F của nó. Để chụp được ảnh của một vật trên phim, ta phải đặt vật cách vật kính một khoảng d sao cho

A. d > 2f.

B. d = f.

C. f < d < 2f.

D. d < f.

Đáp án: A

Giải thích:

Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ, ảnh chụp của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Do đó, vật cần chụp phải đặt cách vật kính máy ảnh khoảng cách d > 2f.

Câu 14. Buồng tối của máy ảnh có chức năng

A. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy.

B. ghi lại ảnh của vật.

C. không cho ánh sáng lọt vào máy.

D. tạo ảnh thật của vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Buồng tối của máy ảnh có chức năng không cho ánh sáng ngoài lọt vào, chỉ có ánh sáng của vật sáng truyền vào tác động lên phim.

Câu 15. Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.

B. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.

C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.

D. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai. Vì điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được.

D – sai. Vì điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt có thể nhìn rõ được.

C – sai. Vì ở điểm cực viễn mắt có thể nhìn rõ được mà không cần điều tiết.

B – đúng.

Câu 16. Chọn câu trả lời đúng.

Đặc điểm cấu tạo của mắt là

A. khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới mắt không thay đổi.

B. tiêu cự của thể thủy tinh không thay đổi được.

C. thể thủy tinh là một thấu kính phân kì.

D. màng lưới mắt đóng vai trò như vật kính của máy ảnh.

Đáp án: A

Giải thích:

C – sai. Vì thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ.

B – sai. Vì tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi được.

A – đúng.

D – sai. Vì màng lưới mắt đóng vai trò như màn hứng ảnh của máy ảnh.

Câu 17. Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50 cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính

A. hội tụ có tiêu cự 50 cm.

B. phân kì có tiêu cự 50 cm.

C. hội tụ có tiêu cự 25 cm.

D. phân kì có tiêu cự 25 cm.

Đáp án: B

Giải thích:

- Mắt của người này có khoảng cực viễn là 50 cm

Người này bị tật cận thị và phải đeo kính phân kì.

- Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt

Tiêu cự của thấu kính phân kì phù hợp chính bằng khoảng cực viễn và bằng 50 cm.

Câu 18. Khoảng cực cận của mắt lão

A. bằng khoảng cực cận của mắt thường.

B. lớn hơn khoảng cực cận của mắt thường.

C. nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt thường.

D. nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt cận.

Đáp án: B

Giải thích:

Mặt lão chỉ nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần.

Khoảng cực cận của mắt cận lớn hơn khoảng cực cận của mắt thường.

Câu 19. Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải

A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.

B. đặt vật bất cứ vị trí nào.

C. đặt vật sát vào mặt kính.

D. đặt vật trong khoảng tiêu cự.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải đặt vật trong khoảng tiêu cự.

Câu 20. Có thể dùng kính lúp để quan sát

A. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.

B. một con vi trùng.

C. trận bóng đá trên sân vận động.

D. kích thước của nguyên tử.

Đáp án: A

Giải thích:

A – dùng kính lúp để quan sát.

B – dùng kính hiển vi để quan sát.

C – chỉ cần dùng mắt thường để quan sát.

D – dùng kính siêu hiển vi để quan sát.

Câu 21. Chiếu ánh sáng màu đỏ vào toàn bộ bề mặt của một tờ giấy trắng thì tờ giấy có màu nào dưới đây?

A. trắng.

B. da cam.

C. đỏ.

D. xanh lam.

Đáp án: C

Giải thích:

Vật màu trắng phản xạ tốt ánh sáng các màu khác nên ánh sáng đỏ chiếu vào vật màu trắng thì ta nhìn vật đó có màu đỏ.

Câu 22. Chiếu ánh sáng xanh qua kính lọc tím, ta thấy ánh sáng thu được có màu

A. tối.

B. tím.

C. trắng.

D. xanh.

Đáp án: A

Giải thích:

Chiếu ánh sáng xanh qua kính lọc tím, ta thấy ánh sáng thu được có màu tối.

Câu 23. Dụng cụ có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng thành các chùm ánh sáng màu khác nhau:

A. lăng kính.

B. đĩa CD.

C. tấm lọc màu.

D. cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Dụng cụ có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng thành các chùm ánh sáng màu khác nhau là đĩa CD và lăng kính.

Câu 24. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Khi tổng hợp các ánh sáng có màu từ ... đến ... ta có thể được ánh sáng trắng.

A. đỏ - tím.

B. trắng – đen.

C. xanh – tím.

D. đỏ - lục.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi tổng hợp các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím ta có thể được ánh sáng trắng.

Câu 25. Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam với cùng tỉ lệ về cường độ ta thu được ánh sáng màu:

A. tím.

B. vàng.

C. lục.

D. xanh da trời.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam với cùng tỉ lệ về cường độ ta thu được ánh sáng màu tím

Câu 26. Những màu nào sau đây là màu cơ bản?

A. Lục, lam, đỏ.

B. Đỏ, vàng, tím.

C. Hồng, lam, tím.

D. Lục, vàng, tím.

Đáp án: A

Giải thích:

Những màu cơ bản là đỏ, lục và lam.

Câu 27. Ánh sáng tán xạ trên vật được truyền đi

A. theo phương của ánh sáng tới.

B. vuông góc với phương của ánh sáng tới.

C. song song với phương của ánh sáng tới.

D. theo mọi phương.

Đáp án: D

Giải thích:

Ánh sáng tán xạ trên vật được truyền đi theo mọi phương.

Câu 28. Chiếu một ánh sáng đỏ lên một tờ giấy màu xanh lục, ta thấy tờ giấy có màu:

A. trắng.

B. đỏ.

C. đen.

D. tùy theo cường độ ánh sáng đỏ chiếu vào.

Đáp án: C

Giải thích:

Chiếu một ánh sáng đỏ lên một tờ giấy màu xanh lục, ta thấy tờ giấy có màu đen vì màu xanh lục tán xạ kém ánh sáng màu đỏ.

Câu 29. Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau đây:

Vật màu nào thì tán xạ mạnh .... (1) .., nhưng tán xạ kém ... (2) ...

A. ánh sáng màu đó – ánh sáng màu khác.

B. ánh sáng màu khác - ánh sáng màu đó .

C. ánh sáng trắng – ánh sáng đen.

D. ánh sáng màu – ánh sáng đen.

Đáp án: A

Giải thích:

Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng màu khác.

Câu 30. Chọn từ thích hợp, điền vào chỗ trống trong câu sau đây:

Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào bộ pin lắp trên các vệ tinh làm cho bộ pin phát điện. Đó là ...... của ánh sáng.

A. tác dụng nhiệt.

B. tác dụng sinh học.

C. tác dụng quang điện.

D. tác dụng sinh học và tác dụng nhiệt.

Đáp án: C

Giải thích:

Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào bộ pin lắp trên các vệ tinh làm cho bộ pin phát điện. Đó là tác dụng quang điện của ánh sáng.

Câu 31. Điều nào không đúng khi nói về mắt?

A. Hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và màng lưới.

B. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ làm bằng vật chất trong suốt và mềm.

C. Màng lưới là một màng mà khi ta nhìn thấy ảnh của vật sẽ thể hiện rõ trên đó.

D. Thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như buồng tối ở máy ảnh.

Đáp án: D

Câu 32. Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là:

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

Đáp án: B

Câu 33. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16 cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính là:

A. 8 cm

B. 16 cm

C. 32 cm

D. 48 cm

Đáp án: D

Câu 34. Trong tác dụng sinh học của ánh sáng. Năng lượng ánh sáng đã biến thành

A. Nhiệt năng

B. Quang năng

C. Năng lượng cần thiết

D. Cơ năng

Đáp án: C

Câu 35. Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh cho bởi thấu kính phân kì?

A. Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.

B. Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật.

D. Tất cả mọi trường hợp vật đặt trước thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Đáp án: D

Câu 36. Ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh là:

A. ảnh thật, ngược chiều vật

B. ảnh thật, cùng chiều vật

C. ảnh ảo, ngược chiều vật

D. ảnh ảo, cùng chiều vật

Đáp án: A

Câu 37. Chọn phát biểu không đúng

A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.

B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

C. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.

D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.

Đáp án: C

Câu 38. Dùng máy ảnh mà vật kính cách phim 5cm để chụp ảnh của một người cao 1,6m, đứng cách máy 4m. Chiều cao của ảnh là:

A. 3 cm

B. 2 cm

C. 1 cm

D. 4 cm

Đáp án: B

Câu 39. Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì?

A. Tổng hợp ánh sáng

B. Nhuộm màu cho ánh sáng

C. Phân tích ánh sáng

D. Khúc xạ ánh sáng

Đáp án: C

Câu 40. Vật màu đỏ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.

B. Tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

C. Tán xạ mạnh tất cả các màu.

D. Tán xạ kém tất cả các màu.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tổng kết chương 3: Quang học có đáp án

Trắc nghiệm Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng có đáp án

Trắc nghiệm Định luật bảo toàn năng lượng có đáp án

Trắc nghiệm Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện có đáp án

Trắc nghiệm Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân có đáp án

1 2,414 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: