TOP 40 câu Trắc nghiệm Mắt (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 48: Mắt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 48.

1 10,032 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 48: Mắt

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 48: Mắt

Câu 1. Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như

A. gương cầu lồi.

B. gương cầu lõm.

C. thấu kính hội tụ.

D. thấu kính phân kì.

Đáp án: C

Giải thích:

Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như thấu kính hội tụ.

Câu 2. Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách

A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

B. thay đổi đường kính của con ngươi.

C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

Đáp án: C

Giải thích:

Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh (co giãn thể thủy tinh).

Câu 3. Bộ phận quan trọng nhất của mắt là

A. thể thủy tinh và thấu kính.

B. thể thủy tinh và màng lưới.

C. màng lưới và võng mạc.

D. con ngươi và thấu kính.

Đáp án: B

Giải thích:

Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc).

Câu 4. Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.

B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.

C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.

D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.

Đáp án: D

Giải thích:

A – sai. Vì điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được.

B – sai. Vì điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt có thể nhìn rõ được.

C – sai. Vì ở điểm cực viễn mắt có thể nhìn rõ được mà không cần điều tiết.

D – đúng.

Câu 5. Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là

A. ảnh ảo nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo lớn hơn vật.

C. ảnh thật nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật lớn hơn vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 6. Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là

A. tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.

B. tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.

C. tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.

D. tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là cùng tạo ra ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 7. Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở

A. điểm cực cận.

B. điểm cực viễn.

C. khoảng cực cận.

D. khoảng cực viễn.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể thủy tinh có tiêu cự dài nhất.

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng.

Đặc điểm cấu tạo của mắt là

A. thể thủy tinh là một thấu kính phân kì.

B. tiêu cự của thể thủy tinh không thay đổi được.

C. khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới mắt không thay đổi.

D. màng lưới mắt đóng vai trò như vật kính của máy ảnh.

Đáp án: C

Giải thích:

A – sai. Vì thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ.

B – sai. Vì tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi được.

C – đúng.

D – sai. Vì màng lưới mắt đóng vai trò như màn hứng ảnh của máy ảnh.

Câu 9. Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất.

B. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa.

C. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi.

D. Mắt tốt khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D – đúng.

B – sai. Vì khi nhìn vật ở xa vô cực (điểm cực viễn) thì mắt không phải điều tiết.

Câu 10. Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở

A. thể thủy tinh của mắt.

B. võng mạc của mắt.

C. con ngươi của mắt.

D. lòng đen của mắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở võng mạc của mắt.

Câu 11. Khi nhìn lâu một vật mà muốn đỡ mỏi mắt người ta thường để vật ở

A. điểm cực cận CC.

B. điểm cực viễn CV.

C. trong khoảng thấy rõ của mắt từ cực cận CC đến cực viễn CV.

D. ngoài khoảng cực viễn của mắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi nhìn lâu một vật mà muốn đỡ mỏi mắt người ta thường để vật ở điểm cực viễn CV. Vì khi đó mắt không phải điều tiết mà vẫn nhìn rõ được vật.

Câu 12. Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12 m cách chỗ Hằng đứng 25 m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là

A. 3,125 mm.

B. 3,125 cm.

C. 7,2 mm.

D. 7,2 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

Đổi 1,5 cm = 0,015 m.

Ta có: hh'=dd'h'=h.d'd=12.0,01525=0,0072m=7,2mm

Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là 7,2 mm.

Câu 13. Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như tấm cảm biến thu ảnh trong máy ảnh kỹ thuật số?

A. Giác mạc.

B. Võng mạc.

C. Con ngươi.

D. Lòng đen.

Đáp án: B

Giải thích:

Võng mạc của mắt đóng vai trò như tấm cảm biến thu ảnh trong máy ảnh kỹ thuật số.

Câu 14. Tiêu cự của thể thủy tinh là ngắn nhất khi mắt quan sát vật ở

A. điểm cực cận.

B. điểm cực viễn.

C. khoảng cực cận.

D. khoảng cực viễn.

Đáp án: A

Giải thích:

Hướng dẫn giải

Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu cự ngắn nhất).

Câu 15. Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng

A. từ điểm cực cận đến mắt.

B. từ điểm cực viễn đến vô cực.

C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. từ điểm cực viễn đến mắt.

Đáp án: C

Giải thích:

Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng giới hạn nhìn rõ của mắt. Khoảng giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

Câu 16. Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là

A. thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.

B. màng lưới có thể thay đổi độ cong.

C. thể thủy tinh có thể di chuyển được.

D. màng lưới có thể di chuyển được.

Đáp án: A

Giải thích:

Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.

Câu 17. Khi quan sát một vật từ xa tiến lại gần mắt thì

A. cơ vòng đỡ thể thủy tinh giãn ra.

B. thể thủy tinh dẹt đi.

C. tiêu cự của thể thủy tinh giảm đi.

D. vị trí ảnh của vật qua mắt thay đổi.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi quan sát một vật từ xa tiến lại gần mắt thì tiêu cự của thể thủy tinh giảm đi.

Câu 18. Khi mắt quan sát một vật ở điểm cực cận

A. cơ vòng đỡ thể thủy tinh không co bóp.

B. tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất.

C. mắt nhìn lâu không bị mỏi mắt.

D. mắt không phải điều tiết.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi mắt quan sát một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất. Khi đó mắt phải điều tiết nhiều nhất.

Câu 19. Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?

A. Làm tăng độ lớn của vật.

B. Làm tăng khoảng cách đến vật.

C. Làm ảnh của vật hiện lên trên màng lưới.

D. Cả ba phương án đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự điều tiết của mắt có tác dụng làm ảnh của vật hiện lên trên màng lưới.

Câu 20. Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ của mắt?

A. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

B. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.

C. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.

D. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

Đáp án: A

Giải thích:

Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.

Câu 21. Một người đứng cách một tòa nhà 250 m để quan sát thì ảnh của nó hiện lên trong mắt cao 0,3 cm. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2 cm. Chiều cao của tòa nhà đó là

A. 37 m.

B. 37,5 m.

C. 38 m.

D. 38,5 m.

Đáp án: B

Giải thích:

Đổi 0,3 cm = 0,003 m; 2 cm = 0,02 m.

Ta có: hh'=dd'h=h'.dd'=0,003.2500,02=37,5m

Chiều cao của tòa nhà đó là 37,5 m.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng khi so sánh mắt với máy ảnh?

A. Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.

B. Phim đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.

C. Tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

So sánh mắt với máy ảnh:

+ Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.

+ Phim đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.

+ Tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi.

A, B, C – đều đúng.

Câu 23. Trên hình vẽ, ánh sáng xuất phát từ một vật ở rất xa truyền đến mắt bình thường và ảnh hiện trên màng lưới. Hãy cho biết, tiêu điểm F của thể thủy tinh ở vị trí nào?

https://i3.wp.com/conkec.com/sites/default/files/48.h2.jpg

A. Trên màng lưới.

B. Trước màng lưới.

C. Sau màng lưới.

D. Trên thể thủy tinh.

Đáp án: A

Giải thích:

Ánh sáng xuất phát từ một vật ở rất xa truyền đến mắt bình thường và ảnh hiện trên màng lưới, khi đó tiêu điểm F của thể thủy tinh ở trên màng lưới.

Câu 24. Trong trường hợp nào sau đây, mắt không phải điều tiết?

A. Nhìn vật gần mắt hơn điểm cực cận.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận,

C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

D. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

Đáp án: D

Giải thích:

Mắt không phải điều tiết khi nhìn vật ở điểm cực viễn.

Câu 25. Một người quan sát một cái cây cao 8 m, cách chỗ đứng 25 m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2 cm. Chiều cao của ảnh cái cây trong mắt là

https://i3.wp.com/conkec.com/sites/default/files/capture_373.png

A. 3,13 cm.

B. 0,32 cm.

C. 0,64 cm.

D. 6,25 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

Đổi 2 cm = 0,02 m.

Ta có: hh'=dd'h'=h.d'd=8.0,0225=0,0064m=0,64cm

Chiều cao của ảnh cái cây trong mắt là 0,64 cm.

Câu 26. Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2 cm. Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt

A. 0 cm.

B. 2 cm.

C. 5 cm.

D. vô cùng.

Đáp án: B

Giải thích:

Một người nhìn rõ một vật khi ảnh ở trên võng mạc.

Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt chính bằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt và bằng 2 cm.

Câu 27. Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí

A. trên thể thủy tinh của mắt.

B. trước màng lưới của mắt.

C. trên màng lưới của mắt.

D. sau màng lưới của mắt.

Đáp án: C

Giải thích:

Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở trên màng lưới của mắt.

Câu 28. Câu nào sau đây là đúng.

A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh.

B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh.

C. Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng không tinh vi bằng máy ảnh.

D. Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng tinh vi hơn máy ảnh nhiều.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh nên mắt tương đối giống với máy ảnh nhưng có nhiều bộ phận phức tạp và tinh vi hơn máy ảnh.

Câu 29. Cây phượng của trường cao 10 m, một em học sinh đứng cách cây 20 m thì ảnh của cây trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu nếu biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt em học sinh là 2 cm?

A. 1 cm.

B. 1,5 cm.

C. 2 cm.

D. 0,5 cm.

Đáp án: A

Giải thích:

Đổi 2 cm = 0,02 m.

Ta có: hh'=dd'h'=h.d'd=10.0,0220=0,01m=1cm

Chiều cao ảnh của cây phượng trên màng lưới mắt bạn học sinh là 1 cm.

Câu 30. Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở

A. trước màng lưới của mắt.

B. trên màng lưới của mắt.

C. sau màng lưới của mắt.

D. trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Hướng dẫn giải

Dù mắt có phải điều tiết hay không phải điều tiết khi muốn nhìn thấy vật thì ảnh của vật mà ta nhìn phải hiện trên màng lưới của mắt.

Câu 31. Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở

A. Trước màng lưới của mắt.

B. Trên màng lưới của mắt.

C. Sau màng lưới của mắt.

D. Trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: Dù mắt có phải điều tiết hay không điều tiết thì muốn nhìn thấy vật thì ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới của mắt

Câu 32. Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:

A. Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

B. Thay đổi đường kính của con ngươi.

C. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

D. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

Đáp án: C

Giải thích:

Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh)

Câu 33. Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.

B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.

C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.

D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.

Đáp án: D

Giải thích:

A - sai vì: Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn

B - sai vì: Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận và khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất

C - sai vì: Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn

D - đúng

Câu 34. Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất.

B. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa.

C. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi.

D. Mắt tốt, khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Khi nhìn vật ở xa vô cực (điểm cực viễn) mắt không phải điều tiết

Câu 35. Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng

A. từ điểm cực cận đến mắt.

B. từ điểm cực viễn đến vô cực.

C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. từ điểm cực viễn đến mắt.

Đáp án: C

Giải thích:

Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt

=> Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng giới hạn nhìn rõ này.

Câu 36. Tiêu cự của thể thủy tinh là ngắn nhất khi mắt quan sát vật ở

A. điểm cực cận

B. điểm cực viễn

C. khoảng cực cận

D. khoảng cực viễn

Đáp án: A

Giải thích:

Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu cự ngắn nhất)

Câu 37. Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.

A. 0,5cm

B. 1,0cm

C. 1,5cm

D. 2,0cm

Đáp án: B

Giải thích:

d=20m

d′=2cm=0,02m

h=10m

Ta có:

1

Câu 38. Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2cm. Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt

A. 0cm

B. 2cm

C. 5cm

D. vô cùng

Đáp án: B

Giải thích:

Một người nhìn rõ một vật => ảnh ở trên võng mạc.

Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt chính bằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt và bằng 2cm.

Câu 39. Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

A. Thể thủy tinh và thấu kính

B. Thể thủy tinh và màng lưới

C. Màng lưới và võng mạc

D. Con ngươi và thấu kính

Đáp án: B

Giải thích:

Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc)

Câu 40. Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là

A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

B. Ảnh ảo lớn hơn vật.

C. Ảnh thật nhỏ hơn vật.

D. Ảnh thật lớn hơn vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Mắt cận và mắt lão có đáp án

Trắc nghiệm Kính lúp có đáp án

Trắc nghiệm Bài tập quang hình học có đáp án

Trắc nghiệm Ánh sáng trắng và ánh sáng màu có đáp án

Trắc nghiệm Sự phân tích ánh sáng trắng có đáp án

1 10,032 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: