TOP 40 câu Trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 33.

1 4,348 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều

Câu 1. Dòng điện xoay chiều là

A. dòng điện không đổi.

B. dòng điện có một chiều cố định.

C. dòng điện luân phiên đổi chiều.

D. dòng diện có chiều từ trái qua phải.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều.

Câu 2. Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

A. Khi cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.

B. Khi nam châm đang chuyển động thì dừng lại.

C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

Đáp án: D

Giải thích:

Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

Câu 3. Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi

Trắc nghiệm vật lí 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều (P2) - Tech12h

A. nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.

B. nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.

C. nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

D. nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

Câu 4. Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.

Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang

A. trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.

B. không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều không.

C. trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung luôn thay đổi.

D. trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.

Câu 5. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.

C. đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.

D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Đáp án: D

Giải thích:

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

A. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.

B. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.

C. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường.

D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

D – không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. Vì lúc này số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây bằng 0.

Câu 7. Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.

Vật lý 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều

Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là

A. dòng điện xoay chiều.

B. dòng điện có chiều không đổi.

C. không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.

D. không xác định được.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín B là dòng điện xoay chiều. Vì khi đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây sẽ luân phiên tăng, giảm.

Câu 8. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây

A. luôn luôn giảm.

B. luôn luôn tăng.

C. luôn luôn không đổi.

D. luân phiên tăng, giảm

Đáp án: D

Giải thích:

Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm.

Câu 9. Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

A. Đặt một thanh nam châm hình trụ trước một cuộn dây, vuông góc với một tiết diện cuộn dây rồi cho thanh nam châm quay quanh trục của nó.

B. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.

C. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.

D. Đặt thanh nam châm vào trong lòng cuộn dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ. Vì lúc đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn luân phiên tăng giảm.

Câu 10. Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?

A. 1 cách.

B. 2 cách.

C. 3 cách.

D. 4 cách.

Đáp án: B

Giải thích:

Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều.

+ Cách 1: Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.

+ Cách 2: Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường.

Câu 11. Khi nào dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

A. Nam châm đang chuyển động rồi dừng lại.

B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì bị giảm hoặc ngược lại.

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì bị giảm hoặc ngược lại.

Câu 12. Bố trí thí nghiệm như hình:

Làm thí nghiệm như hình 33.1 SGK và chỉ rõ đèn nào sáng trong 2 trường hợp:

Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây.

A. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng.

B. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.

C. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

D. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì hai đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng.

Đáp án: C

Giải thích:

Vì đèn led chỉ cho dòng điện một chiều đi qua nên khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

Dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên ngược nhau.

Lý 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều - Học hỏi Net

Câu 13. Chọn câu trả lời đúng nhất.

Một khung dây dẫn kín được đặt trong một từ trường như hình.

Ta thấy trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều khi:

A. khung dây đang quay quanh trục PQ nằm ngang.

B. khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng.

C. khung dây đang đứng yên.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

- A, C – sai. Vì các đường sức từ của nam châm song song với phương nằm ngang nên không có đường sức từ nào đi qua tiết diện khung dây. Vì vậy, các đường sức từ qua khung dây luôn không đổi và bằng 0.

- B – đúng. Vì khi khung dây quay theo trục AB các đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi và khác 0 xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 14. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện chạy qua quạt điện trong gia đình.

B. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi.

C. Dòng điện chạy trong acquy xe đạp điện.

D. Dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai đầu bóng đèn với hai cực của một viên pin.

Đáp án: A

Giải thích:

A – Sử dụng dòng điện xoay chiều.

B, C, D – Sử dụng dòng điện một chiều.

Câu 15. Nguồn điện nào sau đây có thể tạo ra dòng điện xoay chiều?

A. Pin Vôn ta.

B. Ắc quy.

C. Máy phát điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình.

D. Pin Mặt Trời.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – tạo ra dòng điện 1 chiều.

C – tạo ra dòng điện xoay chiều.

Câu 16. Trên hình vẽ là sơ đồ bố trí một thí nghiệm đơn giản. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. Thông tin nào sau đây về chuyển động của nam châm là đúng?

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/33.97.jpg?itok=5MPKGZCS

A. Nam châm tịnh tiến ra xa cuộn dây.

B. Nam châm tịnh tiến vào trong lòng cuộn dây.

C. Nam châm quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó.

D. Nam châm tịnh tiến theo phương song song với mặt cuộn dây.

Đáp án: C

Giải thích:

Để trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây phải luân phiên tăng, giảm.

Nam châm phải quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó.

Câu 17. Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ, trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều?

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/33.98.jpg?itok=mKHXT3CY

A. Cả nam châm và cuộn dây đều đứng yên.

B. Cả nam châm và cuộn dây quanh quanh trục PQ.

C. Nam châm đứng yên còn cuộn dây quay quanh trục AB.

D. Nam châm và cuộn dây chuyển động tịnh tiến theo một hướng xác định và luôn cách đều nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Để trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều thì nam châm đứng yên còn cuộn dây quay quanh trục AB.

Câu 18. Hình bên dưới vẽ một khung dây kín quay trong từ trường. Thông tin nào sau đây là đúng?

A. Trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.

B. Dòng điện xuất hiện trong khung dây chỉ chạy theo một chiều nhất định.

C. Dòng điện xuất hiện trong khung dây là dòng điện xoay chiều.

D. Dòng điện xuất hiện trong khung dây có cường độ không thay đổi.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây bằng 0 Trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 19. Treo một thanh nam châm lên một sợi dây mềm, thả cho thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng (như hình vẽ). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có đặc điểm gì?

A. Có cường độ không đổi.

B. Có chiều không thay đổi.

C. Có chiều và cường độ luôn thay đổi.

D. Có chiều và cường độ không thay đổi.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có chiều và cường độ luôn thay đổi.

Câu 20. Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều

A. 2 lần.

B. 3 lần.

C. 4 lần.

D. 5 lần.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều 2 lần.

Câu 21. Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là

A. dòng điện xoay chiều.

B. dòng điện có chiều không đổi.

C. không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.

D. không xác định được.

Đáp án: A

Giải thích:

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là dòng điện xoay chiều. Vì khi nam châm dao động quanh vị trí cân bằng OA thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm.

Câu 22. Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều ?

A. Bình điện phân.

B. Đèn pin đang sáng.

C. Quạt trần trong nhà đang quay.

D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – hoạt động bằng dòng điện 1 chiều.

C – hoạt động bằng dòng điện xoay chiều.

Câu 23. Thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?

A. Tủ lạnh.

B. Ấm đun nước.

C. Máy thu thanh dùng pin.

D. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220 V.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – sử dụng dòng điện xoay chiều.

C – sử dụng dòng điện một chiều.

Câu 24. Chọn phát biểu đúng.

A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin.

B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của acquy.

C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi.

D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – sai.

D – đúng, dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.

Câu 25. Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.

B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.

C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.

D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đúng.

D – sai. Vì dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi nên không thể trực tiếp nạp điện cho ắcquy.

Câu 26. Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

A. Đèn điện.

B. Máy sấy tóc.

C. Tủ lạnh.

D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.

Đáp án: A

Giải thích:

Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều. Với dòng điện xoay chiều có tần số là 50 Hz thì đèn sẽ chớp sáng 100 lần mỗi giây, do sự sáng tắt của đèn rất nhanh nên mắt ta không quan sát thấy sự sáng tắt này.

Câu 27. Dòng điện xoay chiều được kí hiệu là

A. DC.

B. AC.

C. CD.

D. CA.

Đáp án: B

Giải thích:

Dòng điện xoay chiều được kí hiệu là AC (là chữ viết tắt của từ tiếng Anh Alternating Current).

Câu 28. Dòng điện xoay chiều trong mạng điện gia đình ở nước ta có tần số là bao nhiêu?

A. 30 Hz.

B. 40 Hz.

C. 50 Hz.

D. 60 Hz.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện xoay chiều trong mạng điện gia đình ở nước ta có tần số là 50 Hz.

Câu 29. Bố trí một mạch như hình.

Khi đóng khóa K

A. miếng sắt bị nam châm điện hút chặt.

B. miếng sắt bị nam châm điện đẩy ra.

C. miếng sắt không bị ảnh hưởng gì.

D. miếng sắt liên tục bị nam châm điện hút, đẩy.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi đóng khóa K, có dòng điện xoay chiều chạy trong nam châm điện. Mỗi khi dòng điện đổi chiều thì nam châm điện đổi cực. Nhưng dù là cực nào hướng về phía thanh sắt thì nam châm điện vẫn luôn hút sắt. Do đó, miếng sắt luôn bị nam châm hút.

Câu 30. Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì hiện tượng gì xảy ra?

A. Kim nam châm đứng yên.

B. Kim nam châm quay một góc 90o.

C. Kim nam châm quay ngược lại.

D. Kim nam châm bị đẩy ra.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi dòng điện đổi chiều thì nam châm điện đổi cực. Do đó kim nam châm sẽ bị quay ngược lại.

Câu 31. Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều là:

+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

+ Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường

Câu 32. Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây

B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ

C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cả hai đều quay quanh một trục

D. Đặt một cuộn dây kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó

Đáp án: B

Giải thích:

Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng diện cảm ứng xoay chiều là khi cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ

Câu 33. Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

A. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang

B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường

C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín

D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Đáp án: D

Giải thích:

Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều là đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 34. Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại

B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

Câu 35. Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.

1

Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:

A. Dòng điện xoay chiều

B. Dòng điện có chiều không đổi

C. Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây

D. Không xác định được

Đáp án: A

Giải thích:

Khi thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín B là dòng điện xoay chiều

Vì, khi thanh nam châm tiến lại gần vị trí cân bằng OA, số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây B sẽ tăng, dòng điện cảm ứng theo một chiều nào đó thì khi thanh nam châm tiến ra xa vị trí cân bằng OA , số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây B sẽ giảm, dòng điện theo chiều ngược lại => dòng điện xoay chiều

Câu 36. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi

D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi

Đáp án: B

Giải thích:

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Câu 37. Dòng điện xoay chiều là:

A. dòng điện luân phiên đổi chiều

B. dòng điện không đổi

C. dòng diện có chiều từ trái qua phải

D. dòng điện có một chiều cố định

Đáp án: A

Giải thích:

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.

Câu 38. Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

1

A. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ

B. Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ

C. Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc

D. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.

=> Các phương án

A, B, C - không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây không đổi

D - xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thay đổi

Câu 39. Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.

1

Chọn phát biểu đúng.Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang

A. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không

B. Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều

C. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung luôn thay đổi

D. Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều không

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì các đường sức từ gửi qua khung dây vẫn luôn bằng không tức là không có sự biến đổi của các đường sức từ.

Vì vậy, trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 40. Bố trí thí nghiệm như hình:

1

Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây.

A. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng

B. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.

C. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

D. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì hai đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng

Đáp án: C

Giải thích:

Vì đèn led chỉ cho dòng điện một chiều đi qua.

Nên khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

Điều đó cho thấy dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên ngược nhau.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Máy phát điện xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Truyền tải điện năng đi xa có đáp án

Trắc nghiệm Máy biến thế có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết chương 2: Điện từ học có đáp án

1 4,348 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: