TOP 40 câu Trắc nghiệm Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì (có đáp án 2024) – Vật lí 9
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 45.
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Câu 1. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ cao như thế nào?
A. Lớn hơn vật.
B. Nhỏ hơn vật.
C. Bằng vật.
D. Bằng một nửa vật.
Đáp án: B
Giải thích:
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 2. Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy
A. dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
B. dòng chữ như khi nhìn bình thường.
C. dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
D. không nhìn được dòng chữ.
Đáp án: C
Giải thích:
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật nên khi dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ ta thấy dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
Câu 3. Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 20 cm. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là A’B’. Khoảng cách d’ từ A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị nào sau đây?
A. 10 cm.
B. 15 cm.
C. 25 cm.
D. 5 cm.
Đáp án: C
Giải thích:
Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính phân kì không thể lớn hơn tiêu cự của thấu kính phân kì. Do đó, khoảng cách d’ từ A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị 25 cm.
Câu 4. Ảnh của một vật thật được tạo bởi một thấu kính phân kì không bao giờ
A. là ảnh thật.
B. là ảnh ảo.
C. cùng chiều.
D. nhỏ hơn vật.
Đáp án: A
Giải thích:
Ảnh của một vật thật được tạo bởi một thấu kính phân kì không bao giờ là ảnh thật.
Câu 5. Chọn câu trả lời đúng.
Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính, ta thu được ảnh S’ như hình. O là quang tâm của thấu kính.
A. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ.
B. Thấu kính trên là thấu kính phân kì.
C. S’ là ảnh thật.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: B
Giải thích:
Ảnh S’ nằm giữa điểm sáng S và thấu kính.
Thấu kính trên là thấu kính phân kì.
Câu 6. Một vật nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì và ở rất xa thấu kính. Ảnh của nó qua thấu kính là
A. ảnh thật.
B. ảnh ngược chiều.
C. ảnh ngược chiều với vật và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
D. ảnh cùng chiều với vật và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Đáp án: D
Giải thích:
Một vật nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì và ở rất xa thấu kính. Ảnh của nó qua thấu kính là ảnh cùng chiều với vật và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Câu 7. Một vật AB cao 4 cm đặt trước một thấu kính phân kì cách thấu kính 30 cm. Ta thu được một ảnh cách thấu kính 15 cm như hình.
Ảnh đó là
A. ảnh thật cao 2 cm.
B. ảnh ảo cao 2 cm.
C. ảnh thật cao 4 cm.
D. ảnh ảo cao 2 cm.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta thấy, A’B’ là đường trung bình của .
Do đó
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo. Vậy ảnh đó là ảnh ảo cao 2 cm.
Câu 8. Một nguồn sáng điểm S nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh S’ của nó qua thấu kính
A. nằm trên trục chính.
B. nằm ngoài trục chính.
C. không hứng được trên màn.
D. A và C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Một nguồn sáng điểm S nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh S’ của nó qua thấu kính luôn là ảnh ảo và nằm trên trục chính.
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.
Một thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là mặt cầu lõm bán kính R. Một vật AB đặt trước thấu kính ta thu được ảnh A’B’ có kích thước A’B’ = AB.
A. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ.
B. A’B’ là ảnh thật.
C. A’B’ là ảnh ảo.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: C
Giải thích:
- Thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là mặt cầu lõm là thấu kính phân kì.
- Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
A, B, D – sai, C – đúng.
Câu 10. Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ và được tạo bởi thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ
A. đều ngược chiều với vật.
B. đều cùng chiều với vật.
C. đều lớn hơn vật.
D. đều nhỏ hơn vật.
Đáp án: B
Giải thích:
Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ và được tạo bởi thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ đều cùng chiều với vật.
Câu 11. Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì
A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.
B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.
C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.
D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Đáp án: B
Giải thích:
Ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.
Câu 12. Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm?
A. Đặt trong khoảng tiêu cự.
B. Đặt ngoài khoảng tiêu cự.
C. Đặt tại tiêu điểm.
D. Đặt rất xa.
Đáp án: D
Giải thích:
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Câu 13. Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào không phù hợp với thấu kính phân kì?
A. Vật đặt trước thấu kính cho ảnh ảo.
B. Ảnh luôn lớn hơn vật.
C. Ảnh và vật luôn cùng chiều.
D. Ảnh nằm gần thấu kính hơn so với vật.
Đáp án: B
Giải thích:
A, C, D – đúng.
B – sai. Vì thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 14. Vật AB đặt trước một thấu kính cho ảnh A'B', ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Điều kiện thêm nào sau đây cho phép khẳng định thấu kính đó là thấu kính phân kì?
A. Ảnh là ảnh ảo.
B. Ảnh cao hơn vật.
C. Ảnh thấp hơn vật.
D. Ảnh bằng vật.
Đáp án: C
Giải thích:
- Ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính nên ảnh đó là ảnh ảo.
- Vì thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật, do đó bổ sung thêm điều kiện ảnh thấp hơn vật thì có thể khẳng định đó là thấu kính phân kì.
Câu 15. Chọn câu trả lời sai.
Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cho ảnh A’B như hình.
Khi đó
A. thấu kính là thấu kính hội tụ.
B. thấu kính là thấu kính phân kì.
C. A’B’ là ảnh ảo.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: B
Giải thích:
- Ảnh A’B’ cùng chiều với AB nên A’B’ là ảnh ảo.
- Ảnh ảo A’B’ lớn hơn AB nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.
A, C, D – đúng, B – sai.
Câu 16. Chọn câu trả lời đúng nhất.
Một thấu kính có hai mặt cong gồm mặt cầu lồi bán kính R1 bằng 20 cm và mặt cầu lõm bán kính R2 bằng 10 cm. Một vật AB đặt trước thấu kính ta thu được ảnh A’B’.
A. Thấu kính trên là thấu kính phân kì.
B. A’B’ là ảnh thật.
C. A’B’ là ảnh ảo.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Bán kính mặt cầu lồi lớn hơn mặt cầu lõm nên thấu kính trên là thấu kính phân kì. - Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nên A’B’ là ảnh ảo.
A, C – đúng, B – sai.
Câu 17. Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2 thì
A. A1B1 < A2B2.
B. A1B1 = A2B2.
C. A1B1 > A2B2.
D. A1B1 ≥ A2B2.
Đáp án: A
Giải thích:
- Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật (A2B2 > AB)
- Vật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật (A1B1 < AB)
A1B1 < A2B2.
Câu 18. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có độ cao như thế nào?
A. Lớn hơn vật.
B. Nhỏ hơn vật.
C. Bằng vật.
D. Lớn gấp 2 lần vật.
Đáp án: B
Giải thích:
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
Câu 19. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ
A. càng lớn và càng gần thấu kính.
B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
C. càng lớn và càng xa thấu kính.
D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.
Đáp án: A
Giải thích:
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ càng lớn và càng gần thấu kính.
Câu 20. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cho ảnh A’B’ như hình.
Khi đó
A. thấu kính là thấu kính hội tụ.
B. thấu kính là thấu kính phân kì.
C. A’B’ là ảnh ảo.
D. cả B và C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta thấy:
+ A’B’ cùng chiều với AB nên A’B’ là ảnh ảo.
+ A’B’ nhỏ hơn AB
Thấu kính trên là thấu kính phân kì.
A – sai, B và C đúng.
Câu 21. Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ và được tạo bởi thấu kính phân kì khác nhau ở điểm nào?
A. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ lớn hơn ảnh tạo bởi thấu kính phân kì.
B. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ nhỏ hơn ảnh tạo bởi thấu kính phân kì.
C. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ nhỏ hơn vật.
D. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ lớn hơn vật.
Đáp án: A
Giải thích:
- Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật.
- Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ lớn hơn ảnh tạo bởi thấu kính phân kì.
Câu 22. Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 8 cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64 cm trở lại. Tiêu cự của thấu kính phân kì là
A. 40 cm.
B. 64 cm.
C. 56 cm.
D. 72 cm.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì ảnh của tất cả các vật nằm trước thấu kính phân kì đều là ảnh ảo nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính, nên tiêu cự của thấu kính phân kì này là: 64 cm – 8 cm = 56 cm.
Câu 23. Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cách thấu kính một đoạn bằng bao nhiêu?
A. d' = 5 cm.
B. d' = 4,8 cm.
C. d' = 5,2 cm.
D. d' = 5,5 cm.
Đáp án: B
Giải thích:
Sử dụng công thức thấu kính phân kì ta có:
Câu 24. Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kì. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là
A. .
B. .
C. 2f.
D. f.
Đáp án: A
Giải thích:
Sử dụng công thức thấu kính phân kì ta có:
Câu 25. Cho trục của một thấu kính, A’B’ là ảnh của AB như hình vẽ:
Hãy xác định tiêu cự của thấu kính. Biết ảnh A’B’ chỉ cao bằng vật AB và khoảng cách giữa ảnh và vật là 2,4 cm.
A. f = 1,8 cm.
B. f = 1,6 cm.
C. f = 1,5 cm.
D. f = 1,7 cm.
Đáp án: A
Giải thích:
- A’B’ là ảnh ảo, nhỏ hơn vật nên thấu kính trên là thấu kính phân kì.
- Ảnh A’B’ chỉ cao bằng vật AB nên ta có:
- Sử dụng công thức thấu kính phân kì ta có:
Câu 26. Trên hình vẽ cho biết vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm, điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA = 36cm. Khoảng cách từ ảnh A'B' đến thấu kính là
A. OA' = 9cm.
B. OA' = 12cm.
C. OA' = 24cm.
D. Một giá trị khác.
Đáp án: A
Giải thích:
Sử dụng công thức thấu kính phân kì ta có:
hay OA’ = 9 cm.
Câu 27. Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh cùng chiều và nhỏ hơn chính ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Đáp án: D
Giải thích:
- Ảnh cùng chiều với vật nên ảnh đó là ảnh ảo.
- Chỉ có thấu kính phân kì mới cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
Câu 28. Chọn phương án đúng về cách vẽ ảnh A'B' của vật sáng AB trong các trường hợp sau.
A.
B.
C.
D.
Đáp án: C
Giải thích:
A – sai. Vì ảnh A′B′ là ảnh ảo phải vẽ nét đứt.
B – sai. Vì tia đi qua quang tâm thì truyền thẳng.
C – đúng.
D – sai. Vì ảnh A′B′ là ảnh ảo phải vẽ nét đứt.
Câu 29. Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì
A. h = h’.
B. h = 2h’.
C. h’ = 2h.
D. h < h’.
Đáp án: B
Giải thích:
Sử dụng công thức thấu kính phân kì ta có:
Ta lại có:
Câu 30. Chọn câu trả lời đúng
Cho hình vẽ, trong đó: xy là trục chính của một thấu kính. S là một điểm sáng. S’ là ảnh của S qua thấu kính.
A. S’ là ảnh thật.
B. S’ là ảnh ảo.
C. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ.
D. Giao điểm của đường thẳng nối SS’ với xy là tiêu điểm F của thấu kính.
Đáp án: B
Giải thích:
Nhận xét:
+ S và S’ cùng phía so với trục chính xy nên ảnh S’ là ảnh ảo.
+ Giao điểm của S’ và S là quang tâm O của thấu kính.
+ S' nằm gần trục chính hơn vật S nên thấu kính trên là thấu kính phân kì.
A, C, D – sai, B – đúng.
Câu 31. Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
A. Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo
B. Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến
C. Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
D. Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 32. Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 33. Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính:
A. ở tại quang tâm.
B. ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
C. ở khác phía so với vật.
D. ở rất xa so với tiêu điểm.
Đáp án: B
Giải thích:
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Câu 34. Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
A. đều cùng chiều với vật.
B. đều ngược chiều với vật.
C. đều lớn hơn vật.
D. đều nhỏ hơn vật.
Đáp án: A
Giải thích:
A - đúng
B - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì đều cùng chiều với vật
C - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ lớn hơn vật còn ảnh ảo của vật qua thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
D - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ lớn hơn vật còn ảnh ảo của vật qua thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
Câu 35. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ
A. càng lớn và càng gần thấu kính.
B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
C. càng lớn và càng xa thấu kính.
D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.
Đáp án: A
Giải thích:
Sử dụng đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ càng lớn và càng gần thấu kính.
Câu 36. Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm:
A. Đặt trong khoảng tiêu cự.
B. Đặt ngoài khoảng tiêu cự.
C. Đặt tại tiêu điểm.
D. Đặt rất xa.
Đáp án: D
Giải thích:
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Câu 37. Chọn phương án đúng về cách vẽ ảnh (A'B' ) của vật sáng (AB ) trong các trường hợp sau:
A.
B.
C.
D.
Đáp án: C
Giải thích:
A - sai vì: ảnh A′B′ là ảnh ảo
B - sai vì: tia đi qua quang tâm thì truyền thẳng
D - sai vì: ảnh A′B′ là ảnh ảo
Câu 38. Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A'B' có độ cao là h' thì:
A. h = h′
B. h = 2h′
C. h′ = 2h
D. h < h′
Đáp án: B
Giải thích:
+ Ta có:
+ Ta suy ra:
Câu 39. Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2 thì:
A. A1B1 < A2B2
B. A1B1 = A2B2
C. A1B1 > A2B2
D. A1B1 ≥ A2B2
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có:
+ Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật
+ Vật qua thấu kính phân kì luông cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
→ → A1B1 < A2B2
Câu 40. Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f , có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' cao bằng nửa vật AB khi:
A. OA<f
B. OA=f
C. OA>f
D. OA=2f
Đáp án: B
Giải thích:
Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A′B′ cao bằng nửa vật AB khi OA=OF′=f
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Sự tạo ảnh trong máy ảnh (có đáp án
Trắc nghiệm Mắt cận và mắt lão có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án