TOP 40 câu Trắc nghiệm Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 59.

1 11,013 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

Câu 1. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành nhiệt năng?

A. quạt máy.

B. bàn là điện.

C. máy khoan.

D. máy bơm nước.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D là các thiết bị điện chủ yếu biến điện năng thành cơ năng.

Câu 2. Thiết bị nào sau đây tích lũy điện năng dưới dạng hóa năng?

A. Pin Mặt Trời.

B. Ắc quy, pin, pin khô.

C. Máy phát điện một chiều.

D. Đi – na – mô xe đạp.

Đáp án: B

Giải thích:

Ắc quy, pin, pin khô tích lũy điện năng dưới dạng hóa năng.

Câu 3. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành nhiệt năng?

A. Máy bơm nước.

B. Máy khoan.

C. Tua bin.

D. Nồi cơm điện.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C là các thiết bị điện chủ yếu biến điện năng thành cơ năng.

Câu 4. Khi đi xe đạp vào ban đêm, đi – na – mô trên xe làm bóng đèn sáng. Quá trình năng lượng đã biến đổi theo thứ tự nào dưới đây?

A. Cơ năng, hóa năng, quang năng.

B. Điện năng, cơ năng, quang năng.

C. Cơ năng, điện năng, quang năng.

D. Điện năng, hóa năng, quang năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đi xe đạp vào ban đêm, đi – na – mô trên xe làm bóng đèn sáng. Quá trình năng lượng đã biến đổi theo thứ tự: cơ năng, điện năng, quang năng.

Câu 5. Trong nồi cơm điện đang hoạt động, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?

A. Điện năng.

B. Hóa năng.

C. Cơ năng.

D. Quang năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong nồi cơm điện đang hoạt động, năng lượng điện đã được biến đổi thành nhiệt năng.

Câu 6. Bằng giác quan, ta có thể nhận biết được dòng điện có điện năng, căn cứ vào dấu hiệu nào?

A. Nhận biết được các điện tích chuyển động.

B. Nhận biết được cơ năng hoặc nhiệt năng do điện năng biến đổi thành.

C. Không nhận biết được điện năng vì không có dấu hiệu nào.

D. Nhìn thấy dòng điện.

Đáp án: B

Giải thích:

Bằng giác quan, ta có thể nhận biết được dòng điện có điện năng, căn cứ vào dấu hiệu nhận biết được cơ năng hoặc nhiệt năng do điện năng biến đổi thành.

Câu 7. Chính phủ nước ta khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học, như một nguồn năng lượng thay thế cho xăng truyền thống. Nhận xét nào về lợi ích của xăng sinh học là không chính xác?

A. Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng do có thể chủ động được việc sản xuất từ các nguồn nhiên liệu có thể tái tạo.

B. Giá thành cao, do là sản phẩm sạch, giúp kinh doanh có lợi nhuận cao.

C. Góp phần bảo vệ môi trường, do thải rất ít CO và HC cũng như các khí thải ô nhiễm khác.

D. Giúp phát triển kinh tế nông thôn, do cồn sinh học để pha vào xăng được sản xuất từ các nông sản trồng ở các vùng cao, vùng nông thôn.

Đáp án: B

Giải thích:

Chính phủ nước ta khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học, như một nguồn năng lượng thay thế cho xăng truyền thống. Vì:

- Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng do có thể chủ động được việc sản xuất từ các nguồn nhiên liệu có thể tái tạo.

- Góp phần bảo vệ môi trường, do thải rất ít CO và HC cũng như các khí thải ô nhiễm khác.

- Giúp phát triển kinh tế nông thôn, do cồn sinh học để pha vào xăng được sản xuất từ các nông sản trồng ở các vùng cao, vùng nông thôn.

Câu 8. Khi dòng điện chạy qua bàn là điện, điện năng được chuyển hóa sang

A. cơ năng.

B. quang năng.

C. hóa năng.

D. nhiệt năng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi dòng điện chạy qua bàn là điện, điện năng được chuyển hóa sang nhiệt năng.

Câu 9. Bằng giác quan, ta nhận biết được một vật có cơ năng nhờ dấu hiệu

A. chuyển động.

B. phát sáng.

C. nóng lên.

D. đổi màu.

Đáp án: A

Giải thích:

Bằng giác quan, ta nhận biết được một vật có cơ năng nhờ dấu hiệu chuyển động.

Câu 10. Thả một vật rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất vật không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

A. thế năng của vật đã chuyển thành động năng.

B. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

C. vật bị Trái Đất hút.

D. vật đã thực hiện công.

Đáp án: B

Giải thích:

Thả một vật rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất vật không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 11. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành hóa năng?

A. Bàn là điện.

B. Quạt điện.

C. Bể mạ kim loại bằng điện.

D. Acqui đang cung cấp điện.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai vì điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B sai vì điện năng chuyển hóa thành cơ năng.

D sai vì hóa năng chuyển hóa thành điện năng.

Câu 12. Một người bơi ngược dòng sông, nhưng người đó đứng yên so với một người trên bờ. Câu phát biểu nào sau đây đúng?

A. Người đang bơi ngày càng mệt, mất năng lượng. Năng lượng đó đã chuyển hóa thành cơ năng nên người đó có cơ năng.

B. Người đang bơi không thực hiện công vì vận tốc bơi của người đó trong nước đúng bằng và ngược chiều với vận tốc chảy của dòng sông, nên không có cơ năng.

C. Người đang bơi có thực hiện công vì phải tạo ra lực để cân bằng với lực cản của nước, do đó có cơ năng.

D. Người đang bơi không thực hiện công vì không có sự dịch chuyển so với bờ, do đó không có cơ năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Một người bơi ngược dòng sông, nhưng người đó đứng yên so với một người trên bờ. Người đang bơi có thực hiện công vì phải tạo ra lực để cân bằng với lực cản của nước, do đó có cơ năng.

Câu 13. Một quả bóng cao su đuợc ném từ độ cao h xuống nền đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Trong trường hợp này một phần cơ năng đã chuyển hóa sang dạng năng lượng nào?

A. Một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B. Một phần cơ năng chuyển hóa thành động năng.

C. Một phần cơ năng chuyển hóa thành thế năng.

D. Một phần cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Một phần cơ năng của quả bóng đã biến thành nhiệt năng khi quả bóng đập vào đất, một phần truyền cho không khí do ma sát biến thành nhiệt năng.

Câu 14. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có cơ năng?

A. Quả bóng đang bay lên cao.

B. Xe ô tô đứng yên.

C. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

D. Cánh quạt đứng yên.

Đáp án: A

Giải thích:

B, C, D không có thế năng cũng không có động năng nên không có cơ năng.

Câu 15. Trong nồi nước đang sôi và phun hơi nước ra ngoài, năng lượng được biến đổi từ:

A. hóa năng thành cơ năng.

B. nhiệt năng thành hóa năng.

C. nhiệt năng thành cơ năng.

D. động năng thành thế năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong nồi nước đang sôi và phun hơi nước ra ngoài, năng lượng được biến đổi từ:

nhiệt năng thành cơ năng.

Câu 16. Khi một viên đạn xuyên vào một khối gỗ theo phương nằm ngang cho tới khi dừng lại, câu mô tả nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình xuyên, động năng của viên đạn bị tiêu hao và chuyển hóa thành nhiệt năng làm đạn và gỗ bị biến dạng nóng lên.

B. Trong quá trình xuyên, động năng của viên đạn tăng lên, chuyển thành động năng nên viên đạn và gỗ biến dạng nóng lên.

C. Trong quá trình xuyên, viên đạn đã sinh công, nhiệt năng của gỗ đã chuyển thành thế năng đàn hồi của viên đạn.

D. Trong quá trình xuyên, viên đạn đã sinh công, nhiệt năng của gỗ đã chuyển thành động năng của viên đạn.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi một viên đạn xuyên vào một khối gỗ theo phương nằm ngang cho tới khi dừng lại. Trong quá trình xuyên, động năng của viên đạn bị tiêu hao và chuyển hóa thành nhiệt năng làm đạn và gỗ bị biến dạng nóng lên.

Câu 17. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào biến cơ năng thành điện năng?

A. Quạt máy.

B. Pin Mặt Trời.

C. Đồng hồ lên dây cót.

D. Đi – na – mô gắn trên xe đạp.

Đáp án: D

Giải thích:

A sai vì biến điện năng thành cơ năng.

B sai vì biến quang năng thành điện năng.

C sai vì biến thế năng đàn hồi của dây cót thành động năng của quả lắc.

Câu 18. Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi lần lượt của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

A. Quang năng Động năng Thế năng Nhiệt năng.

B. Quang năng Thế năng Nhiệt năng Động năng.

C. Quang năng Nhiệt năng Thế năng Động năng.

D. Nhiệt năng Thế năng Động năng Quang năng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Nước ở biển nhận ánh sáng Mặt Trời và nóng lên: có sự chuyển hóa quang năng nhiệt năng.

- Nước nóng lên chuyển thành hơi nước: có sự chuyển hóa nhiệt năng thế năng. - - Nước chảy trên suối, sông, về biển: có sự chuyển hóa thế năng động năng.

Câu 19. Trong những biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng âm thanh?

A. Truyền được âm.

B. Làm cho vật nóng lên.

C. Phản chiếu được ánh sáng.

D. Tán xạ được ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

Biểu hiện của năng lượng âm thanh là truyền được âm.

Câu 20. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành cơ năng?

A. Máy sấy tóc.

B. Máy khoan.

C. Acqui đang nạp điện.

D. Bóng đèn bút thử điện.

Đáp án: B

Giải thích:

A sai vì điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

C sai vì điện năng chuyển hóa thành hóa năng.

D sai vì điện năng chuyển hóa thành quang năng.

Câu 21. Trong trường hợp dưới đây, trường hợp nào có cơ năng?

A. Quả bóng đang bay lên cao.

B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.

C. Cánh quạt đang quay.

D. Các trường hợp A, B, C đều có cơ năng.

Đáp án: D

Giải thích:

A – có cả thế năng và động năng.

B – có thế năng.

C – có động năng.

Câu 22. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành cơ năng?

A. Quạt điện.

B. Máy khoan.

C. Máy bơm nước.

D. Cả ba thiết bị trên.

Đáp án: A

Giải thích:

Quạt điện, máy khoan, máy bơm nước đều có sự chuyển hóa từ điện năng thành cơ năng.

Câu 23. Cơ thể người nhận biết trực tiếp dạng năng lượng nào sau đây?

A. Cơ năng.

B. Điện năng.

C. Hóa năng.

D. Quang năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ thể người nhận biết trực tiếp dạng năng lượng cơ năng.

Câu 24. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa từ hóa năng thành cơ năng?

A. Người đạp xe trên đường.

B. Máy khoan đang hoạt động.

C. Acqui đang nạp điện.

D. Bóng đèn bút thử điện đang sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

B sai vì có sự chuyển hóa từ điện năng thành cơ năng.

C sai vì có sự chuyển hóa từ điện năng thành hóa năng.

D sai vì có sự chuyển hóa từ điện năng thành quang năng.

Câu 25. Một quả bóng rổ được ném lên cao, sau khi đạt đến điểm cao nhất, nó rơi xuống mặt đất rồi nảy lên. Quá trình đó đã có sự biến đổi năng lượng như thế nào?

A. Khi bóng đi lên động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Khi bóng đi xuống thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Khi bóng chạm đất và phát ra tiếng động, một phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng và năng lượng âm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Một quả bóng rổ được ném lên cao, sau khi đạt đến điểm cao nhất, nó rơi xuống mặt đất rồi nảy lên.

- Khi bóng đi lên động năng chuyển hóa thành thế năng.

- Khi bóng đi xuống thế năng chuyển hóa thành động năng.

- Khi bóng chạm đất và phát ra tiếng động, một phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng và năng lượng âm.

Câu 26. Ta nhận biết được trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Giữ cho nhiệt độ không đổi.

B. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

C. Làm nóng một vật khác.

D. Nổi được trên mặt nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta nhận biết được trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng làm nóng một vật khác.

Câu 27. Khi đèn pin được bật sáng đã có sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng như thế nào?

A. Hóa năng điện năng quang năng.

B. Điện năng quang năng nhiệt năng.

C Điện năng quang năng.

D. Hóa năng quang năng nhiệt năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi đèn pin được bật sáng đã có sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng: hóa năng điện năng quang năng.

Câu 28. Trong các dụng cụ điện, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp?

A. Nhiệt năng.

B. Hóa năng.

C. Năng lượng từ trường.

D. Tất cả các dạng trên.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong các dụng cụ điện, điện năng được biến đổi thành nhiệt năng để có thể sử dụng trực tiếp.

Câu 29. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn được chuyển hóa thành ... giúp ta đi lại được.

A. động năng.

B. thế năng.

C. nhiệt năng.

D. năng lượng âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn được chuyển hóa thành động năng giúp ta đi lại được.

Câu 30. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Khi một máy sấy hoạt động, có sự chuyển hóa năng lượng từ .... thành cơ năng, nhiệt năng, năng lượng âm.

A. hóa năng.

B. thế năng.

C. điện năng.

D. quang năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi một máy sấy hoạt động, có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành cơ năng, nhiệt năng, năng lượng âm.

Câu 31. Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

A. thế năng xe luôn giảm dần

B. động năng xe luôn giảm dần

C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng

Đáp án: C

Giải thích:

Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

Câu 32. Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

A. Làm cho vật nóng lên

B. Truyền được âm

C. Phản chiếu được ánh sáng

D. Làm cho vật chuyển động

Đáp án: A

Giải thích:

Trường hợp biểu hiện của nhiệt năng là: Làm cho vật nóng lên

Câu 33. Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1), (2) của thiết bị sau.

1

A. (1) Cơ năng, (2) Quang năng

B. (1) Cơ năng, (2) Cơ năng

C. (1) Điện năng, (2) Quang năng

D. (1) Quang năng, (2) Cơ năng

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có, trong thiết bị trên, cơ năng (1) được chuyển hóa thành quang năng (2)

Câu 34. Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?

A. Làm tăng thể tích vật khác

B. Làm nóng một vật khác

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động

D. Nổi trên mặt nước

Đáp án: B

Giải thích:

Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng cung cấp nhiệt năng làm nóng một vật khác

Câu 35. Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?

A. Có thể kéo, đẩy các vật

B. Có thểm làm biến dạng vật khác

C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật

D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác

Đáp án: C

Giải thích:

Bằng các giác quan, căn cứ vào khả năng có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng

Câu 36. Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng:

A. Tảng đá nằm trên mặt đất

B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất

C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước

D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống

Đáp án: A

Giải thích:

Ta nhận biết được 1 vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác ( nhiệt năng)

=>Trường hợp tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng

Câu 37. Có mấy dạng năng lượng:

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Đáp án: C

Giải thích:

Các dạng năng lượng: Cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng, điện năng, năng lượng hạt nhân

Câu 38. Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành:

A. Cơ năng

B. Nhiệt năng

C. Năng lượng hạt nhân

D. A hoặc B

Đáp án: D

Giải thích:

Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng.

Câu 39. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

A. quả bóng bị trái đất hút

B. mặt đất đã cấp động năng cho quả bóng

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng

D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí

Đáp án: D

Giải thích:

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí

Câu 40. Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?

A. Cơ năng

B. Điện năng

C. Hóa năng

D. Quang năng

Đáp án: B

Giải thích:

Trong nồi cơm điện, điện năng đã được biến đổi thành nhiệt năng

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Định luật bảo toàn năng lượng có đáp án

Trắc nghiệm Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện có đáp án

Trắc nghiệm Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân có đáp án

Trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Máy phát điện xoay chiều có đáp án

1 11,013 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: