TOP 40 câu Trắc nghiệm Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 41.

1 5,317 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Câu 1. Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì

A. góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

B. tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.

C. tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°.

D. góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi tia sáng truyền từ nước ra không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

Câu 2. Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

A. góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.

B. góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.

C. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.

D. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

- Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).

Câu 3. Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu, nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì

A. có sự khúc xạ ánh sáng.

B. có sự phản xạ toàn phần.

C. có sự phản xạ ánh sáng.

D. có sự truyền thẳng ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn nên mắt ta có thể nhìn thấy được đồng xu.

https://cdn.vungoi.vn/vungoi/1531658098276_3.PNG

Câu 4. Chiếu một tia sáng từ nước vào không khí với góc tới bằng 30o thì

A. góc khúc xạ lớn hơn 30o.

B. góc khúc xạ bằng 30o.

C. góc khúc xạ nhỏ hơn 30o.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Do đó, khi góc tới bằng 30o thì góc khúc xạ lớn hơn 30o.

Câu 5. Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0o.

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 0o.

Câu 6. Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Điều nào sau đây là sai?

A. i > r.

B. Khi i tăng thì r cũng tăng.

C. Khi i tăng thì r giảm.

D. Khi i = 0o thì r = 0o.

Đáp án: C

Giải thích:

C – sai, vì khi i tăng thì r cũng tăng.

Câu 7. Một cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong, được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

A. Một lần.

B. Hai lần.

C. Ba lần.

D. Bốn lần.

Đáp án: C

Giải thích:

Tia sáng truyền từ chữ O tới mắt người đó đã qua ba lần khúc xạ tại ba mặt phân cách: Không khí – Thủy tinh; Thủy tinh – Nước và Nước – Không khí.

Câu 8. Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.

B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.

C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.

D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D – đúng.

B – sai. Vì tia sáng từ viên sỏi tới mắt ta bị khúc xạ và truyền theo đường gấp khúc.

Câu 9. Hãy chọn câu phát biểu đúng.

A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai. Vì tia tới và tia khúc xạ luôn nằm cùng trong mặt phẳng tới.

C, D – sai. Vì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

B – đúng.

Câu 10. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

A. r < i.

B. r > i.

C. r = i.

D. 2r = i.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới r < i.

Câu 11. Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

A. Góc khúc xạ giảm.

B. Góc khúc xạ tăng.

C. Góc khúc xạ không đổi.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi ta tăng góc tới lên thì góc khúc xạ cũng tăng.

Câu 12. Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh với góc tới bằng 60o thì

A. góc khúc xạ lớn hơn 60o.

B. góc khúc xạ bằng 60o.

C. góc khúc xạ nhỏ hơn 60o.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi chiếu tia sáng từ không khí vào thủy tinh góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Do đó, khi góc tới bằng 60o thì góc khúc xạ nhỏ hơn 60o.

Câu 13. Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.

B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.

D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

Ánh sáng từ viên bi tới mặt phân cách bị khúc xạ, đổi phương truyền sáng do đó ta chỉ nhìn thấy ảnh của viên bi (khác vị trí so với viên bi), nên khó xác định vị trí của viên bi.

Câu 14. Điều nào sai khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới.

B. Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần.

C. Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

D. Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đúng.

D – sai. Vì khi tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 15. Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Góc tới luôn lớn hơn góc khúc xạ.

B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

C. Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o.

D. Khi góc tới bằng 45o thì góc khúc xạ cũng bằng 45o.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đúng.

D – sai. Vì khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Do đó khi góc tới bằng 45o thì góc khúc xạ phải nhỏ hơn 45o.

Câu 16. Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

A. Không lần nào.

B. Một lần.

C. Hai lần.

D. Ba lần.

Đáp án: C

Giải thích:

Tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu 2 lần khúc xạ. Lần thứ nhất từ nước qua thành thủy tinh. Lần thứ hai từ thành thủy tinh qua không khí đến mắt.

Câu 17. Khi tia tới truyền trong không khí đến xiên góc với mặt nước

A. tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn so với tia tới.

B. tia khúc xạ lệch ra xa pháp tuyến hơn so với tia tới

C. tia khúc xạ truyền thẳng qua mặt nước

D. chỉ có tia khúc xạ vào trong nước, không có tia phản xạ trở lại không khí.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi tia tới truyền trong không khí đến xiên góc với mặt nước tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn so với tia tới.

Câu 18. Chọn phát biểu sai.

A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng chỉ xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. Khi tia sáng chiếu xiên góc từ không khí vào nước thì góc tới bao giờ cũng lớn hơn góc khúc xạ.

C. Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o.

D. Góc khúc xạ là góc tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đúng.

D – sai. Vì góc khúc xạ là góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 19. Một người nhìn xuống một điểm sáng S theo phương thẳng đứng. Nếu đặt xen giữa mắt nhìn và điểm sáng S một tấm thủy tinh dày, trong suốt thì sẽ thấy điểm sáng S thay đổi thế nào?

https://i3.wp.com/conkec.com/sites/default/files/41.h4.jpg

A. Ở vị trí S1, xa tấm thủy tinh hơn S.

B. Ở vị trí I, sát tấm thủy tinh.

C. Vẫn ở vị trí cũ S.

D. Ở vị trí S2, xa tấm thủy tinh hơn S.

Đáp án: D

Giải thích:

Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên nếu đặt xen giữa mắt nhìn và điểm sáng S một tấm thủy tinh dày, trong suốt thì sẽ thấy điểm sáng S ở vị trí S2, xa tấm thủy tinh hơn S.

Câu 20. Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 45o thì góc khúc xạ r = 30o. Hỏi khi tia sáng đi từ khối chất trong suốt đó ra ngoài không khí với góc tới 30o thì góc khúc xạ

A. bằng 45o.

B. lớn hơn 45o.

C. nhỏ hơn 45o.

D. bằng 45o.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi tia sáng đi từ khối chất trong suốt đó ra ngoài không khí với góc tới 30o thì góc khúc xạ bằng 45o.

Câu 21. Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng? Vì sao?

A. Một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.

B. Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng vì một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.

Câu 22. Với cùng một góc tới như nhau, biết rằng góc khúc xạ khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước lớn hơn góc khúc xạ ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh. Hỏi khi ánh sáng truyền từ nước vào thủy tinh thì mối liên hệ giữa góc tới và góc khúc xạ như thế nào?

A. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

B. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

C. Góc tới bằng góc khúc xạ.

D. Góc tới bằng 2 lần góc khúc xạ.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi ánh sáng truyền từ nước vào thủy tinh thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 23. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi

A. ánh sáng chiếu từ nước vào không khí và góc tới lớn hơn 48o.

B. ánh sáng chiếu từ không khí vào nước và góc tới lớn hơn 48o.

C. ánh sáng chiếu từ nước vào không khí và góc tới lớn hơn 10o.

D. ánh sáng chiếu từ không khí vào nước và góc tới lớn hơn 48o.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi ánh sáng chiếu từ nước vào không khí và góc tới lớn hơn 48o.

Câu 24. Ghép mỗi phần ở cột A với một phần ở cột B để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

A

B

a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thi

1. góc khúc xạ lớn hơn góc tới

b. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì

2. bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ

c. Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì

3. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

d. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì

4. góc khúc xạ cũng bằng 0, tia không bị gãy khúc khi truyển qua hai môi trường

e. Khi góc tới bằng 0 thì

5.bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Góc khúc xạ không bằng góc tới

A. a – 2

B. b – 1

C. c – 3

D. e - 4

Đáp án: D

Giải thích:

Mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B được ghép tương ứng là:

a – 5; b – 3; c – 1; d – 2; e – 4.

Câu 25. Từ hình vẽ hãy cho biết phát biểu nào sau đây là không chính xác.

Chuyên đề vật lý 9: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - Thấu kính hội tụ - Ảnh  của vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Tech12h

A. SI là tia khúc xạ, IK là tia tới, IN là pháp tuyến.

B. SI là tia tới, IK là tia khúc xạ, IN là pháp tuyến.

C. Góc KIN' là góc khúc xạ.

D. Góc SIN là góc tới.

Đáp án: A

Giải thích:

A – sai. Vì SI là tia tới, IK là tia khúc xạ.

B, C, D – đúng.

Câu 26. Cho biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là tia tới, IN là pháp tuyến. Cách vẽ ở hình nào biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi đi từ không khí vào nước?

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.

Đáp án: D

Giải thích:

A – sai. Vì khi tia sáng đi từ không khí vào nước sẽ bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

B – sai. Vì khi tia sáng đi từ không khí vào nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

C – sai. Vì tia khúc xạ nằm khác phía với tia tới.

D – đúng.

Câu 27. Một hòn sỏi nhỏ đặt tại vị trí A trong nước. Mắt đặt trong không khí tại vị trí M nhìn thấy hình ảnh hòn sỏi trong nước tại vị trí B. Các hình bên dưới mô tả đường đi của chùm tia sáng từ hòn sỏi đến mắt. Hình nào mô tả đúng đường đi của các tia sáng?

A. Hình a và b.

B. Hình c và d.

C. Hình a và c.

D. Hình b và d.

Đáp án: D

Giải thích:

Ánh sáng từ viên sỏi tới mặt phân cách bị khúc xạ, đổi phương truyền sáng do đó ta nhìn thấy ảnh của viên sỏi bị nâng lên một đoạn so với vị trí thật của viên sỏi.

Hình b và d mô tả đúng đường đi của các tia sáng.

Câu 28. Có khi nào tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị khúc xạ không?

A. Không có.

B. Có, khi góc tới bằng 90o.

C. Có khi góc tới bằng 0o.

D. Có, khí góc tới 45o.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

Câu 29. Một điểm sáng S cách mặt nước một khoảng d, một thợ lặn ở dưới nước nhìn điểm sáng S sẽ thấy điểm sáng thay đổi thế nào so với trên bờ?

https://i3.wp.com/conkec.com/sites/default/files/41.h7.jpg

A. Vẫn ở vị trí cũ cách mặt nước khoảng bằng d.

B. Cách xa mặt nước một khoảng nhỏ hơn d.

C. Cách xa mặt nước một khoảng lớn hơn d.

D. Ở ngay mặt nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên một thợ lặn ở dưới nước nhìn điểm sáng S sẽ thấy điểm sáng cách xa mặt nước một khoảng lớn hơn d.

Câu 30. Chọn phát biểu đúng.

A. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và mặt phân cách.

B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.

C. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

D. Khi tia sáng chiếu vuông góc vào mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì nó sẽ truyền thẳng.

Đáp án: D

Giải thích:

A – sai. Vì góc tới là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

B – sai. Vì khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

C – sai. Vì góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới.

D – đúng.

Câu 31. Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.

B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.

C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.

D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Tia sáng từ viên sỏi tới mắt ta bị khúc xạ khi truyền từ nước ra không khí => bị gấp khúc

Câu 32. Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu, nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:

A. có sự khúc xạ ánh sáng.

B. có sự phản xạ toàn phần.

C. có sự phản xạ ánh sáng.

D. có sự truyền thẳng ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

1

Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn

=> mắt nhìn thấy được đồng xu

Câu 33. Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Điều nào sau đây là SAI?

A. I > r

B. Khi i tăng thì r cũng tăng

C. Khi i tăng thì r giảm

D. Khi I = 00 thì r = 00

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

=> Các phương án:

A, B, D - đúng

C - sai

Câu 34. Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm

B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng

C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi

D. Cả b và c đều đúng

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

=> Các phương án

A, C - sai => D - sai

B - đúng

Câu 35. Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới

B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới

C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Và ngược lại, khi tia sáng truyền từ môi trường nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới

Câu 36. Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0.

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:

Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

=> Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 00

Câu 37. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

A. r < I

B. r > i

C. r = I

D. 2r = i

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

↔ r < i

Câu 38. Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

A. Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.

B. Góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.

C. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.

D. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

Câu 39. Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

C. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00

D. Khi góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ bằng 450

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C - đúng

D - sai vì: Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

Câu 40. Ta có bảng sau: Phương án nào sau đây ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?

Ta có bảng sau:

A

B

a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thi

1. góc khúc xạ lớn hơn góc tới

b. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì

2. bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ

c. Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì

3. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

d. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì

4. góc khúc xạ cũng bằng 0, tia không bị gãy khúc khi truyển qua hai môi trường

e. Khi góc tới bằng 0 thì

5.bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Góc khúc xạ không bằng góc tới

Phương án nào sau đây ghép mối phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?

A. a – 2

B. b – 1

C. c – 3

D. e - 4

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có, mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B được ghép tương ứng là:

a - 5; b - 3; c - 1; d - 2; e - 4

=> Các phương án:

A, B, C - sai

D - đúng

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thấu kính hội tụ có đáp án

Trắc nghiệm Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có đáp án

Trắc nghiệm Thấu kính phân kì có đáp án

Trắc nghiệm Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì có đáp án

Trắc nghiệm Sự tạo ảnh trong máy ảnh (có đáp án

1 5,317 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: