TOP 40 câu Trắc nghiệm Định luật bảo toàn năng lượng (có đáp án 2024) – Vật lí 9
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 60.
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
Câu 1. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
A. quả bóng bị trái đất hút.
B. quả bóng đã thực hiện công.
C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Đáp án: D
Giải thích:
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 2. Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do
A. thế năng xe luôn giảm dần.
B. động năng xe luôn giảm dần.
C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Đáp án: C
Giải thích:
Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
Câu 3. Một quả bóng cao su đuợc ném từ độ cao h xuống nền đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lân nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán xem còn có hiện tượng gì nữa xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng bị nảy lên và rơi xuống.
A. Có trái với định luật bảo toàn năng lượng, vì cơ năng đã bị biến mất.
B. Không trái với định luật bảo toàn năng lượng, vì một phần cơ năng của quả bóng đã biến thành nhiệt năng
C. Có trái với định luật bảo toàn năng lượng, vì tổng các dạng năng lượng lúc sau không bằng năng lượng ban dầu.
D. Cả A và C.
Đáp án: B
Giải thích:
Không trái với định luật bảo toàn năng lượng, vì một phần cơ năng của quả bóng đã biến thành nhiệt năng khi quả bóng đập vào đất, một phần truyền cho không khí do ma sát biến thành nhiệt năng.
Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng không tự sinh ra mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
B. Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
C. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao nhiều dạng năng lượng khác.
D. Cả A và B.
Đáp án: D
Giải thích:
Năng lượng không tự sinh ra và mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Câu 5. Cho dòng điện chạy qua dây điện trở được nhúng vào trong một bình cách nhiệt đựng 10 lít nước (nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, bỏ qua sự mất mát nhiệt). Sau khi nước thu được nhiệt lượng là 3780kJ thì độ tăng nhiệt độ của nước là:
A. Δt = 110 C.
B. Δt = 1,10 C.
C. Δt = 900 C.
D. Δt = 0,90 C.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nước nóng lên tính theo công thức:
Q = m.c.
Độ tăng nhiệt độ của nước khi nhận được nhiệt lượng 3780 kJ = 3780 000 J là
Câu 6. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?
A. Luôn được bảo toàn.
B. Luôn tăng thêm.
C. Luôn bị hao hụt.
D. Khi thì tăng, khi thì giảm.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại luôn cơ năng luôn bị hao hụt. Chỉ khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng, nội năng…) thì cơ năng mới được bảo toàn.
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hóa động năng thành thế năng và ngược lại?
A. Vật rơi từ trên cao xuống.
B. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.
C. Vật chuyển động trên mặt nằm ngang.
D. Vật được ném lên rồi rơi xuống.
Đáp án: D
Giải thích:
A – sai vì có sự chuyển hóa thế năng thành động năng.
B – sai vì có sự chuyển hóa thế năng thành động năng.
C sai vì vật có động năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 8. Tạo cho quả bóng bàn một thế năng bằng cách đưa nó lên độ cao h rồi buông nhẹ, quả bóng bàn nảy trên sàn nhà và đạt độ cao h’ < h. Thế năng ban đầu cung cấp cho quả bóng bàn lớn hơn thế năng cuối cùng mà quả bóng bàn thu được. Sự hao hụt thế năng này là do đâu?
A. Do một phần động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng bàn và mặt sàn.
B. Do thế năng có thể tự mất đi.
C. Do thế năng đã biến thành động năng.
D. Do thế năng là đại lượng không bảo toàn.
Đáp án: A
Giải thích:
Tạo cho quả bóng bàn một thế năng bằng cách đưa nó lên độ cao h rồi buông nhẹ, quả bóng bàn nảy trên sàn nhà và đạt độ cao h’ < h. Thế năng ban đầu cung cấp cho quả bóng bàn lớn hơn thế năng cuối cùng mà quả bóng bàn thu được. Sự hao hụt là do một phần động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng bàn và mặt sàn.
Câu 9. Dạng năng lượng nào đã chuyển hóa thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy pin?
A. Nhiệt năng.
B. Cơ năng.
C. Hóa năng.
D. Quang năng.
Đáp án: C
Giải thích:
Hóa năng dự trữ trong pin đã chuyển hóa thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy pin.
Câu 10. Một vật rơi từ độ cao nào đó xuống đất. Trong khi rơi
A. thế năng của vật tăng còn động năng của vật giảm.
B. thế năng của vật giảm còn động năng của vật tăng.
C. thế năng và động năng của vật đều tăng.
D. thế năng và động năng của vật đều giảm.
Đáp án: B
Giải thích:
Một vật rơi từ độ cao nào đó xuống đất. Trong khi rơi thế năng của vật giảm còn động năng của vật tăng.
Câu 11. Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 4 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong 30 phút, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 250C lên 850C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.độ, bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt. Phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. Q = 1008000 kJ.
B. Q = 1008000 J.
C. Q = 1008000W.
D. Q = 1008000 J.s.
Đáp án: B
Giải thích:
Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nước nóng lên tính theo công thức:
Q = m.c.(t2 - t1) = 4.4200.(85 - 25) = 1008000J.
Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng dòng điện có năng lượng, gọi là điện năng. Chính điện năng này đã chuyển thành nhiệt năng làm nước nóng lên.
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 1008000J.
Câu 12. Chọn phát biểu sai, trong các phát biểu sau đây.
A. Động năng của vật là một dạng cơ năng.
B. Vật ở càng cao so với mặt đất thì thế năng của vật càng lớn.
C. Pin điện biến đổi hóa năng thành điện năng.
D. Thế năng của vật không thuộc dạng năng lượng cơ năng.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C đều đúng.
Câu 13. Một biếp điện có điện trở và dòng điện chạy qua bếp là 2,5A. Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 30s.
A. Q = 18,75 kJ.
B. Q = 18,75 J.
C. Q = 187,5 J.
D. Q = 1875 J.
Đáp án: A
Giải thích:
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 30s là:
Q = I2.R.t = 2,52 . 100 . 30 = 18750J = 18,75 kJ.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
B. Năng lượng chỉ truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Đáp án: C
Giải thích:
Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Câu 15. Nhiệt lượng do một vật tỏa ra là
A. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của vật đó.
B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ của vật đó.
C. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó.
D. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiệt lượng do một vật tỏa ra là tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó, độ tăng nhiệt độ của vật.
Câu 16. Trong các máy móc làm biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, năng lượng hữu ích thu được cuối cùng luôn ít hơn năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?
A. Có. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
B. Có. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
C. Không. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần.
D. Không. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
Đáp án: C
Giải thích:
Không. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần.
Câu 17. Vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu?
A. Vì không đủ vật liệu để chế tạo.
B. Vì không đủ khả năng để chế tạo.
C. Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm định luật bảo toàn năng lượng.
D. Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm pháp luật.
Đáp án: C
Giải thích:
Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm định luật bảo toàn năng lượng.
Câu 18. Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.
B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.
D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng.
Đáp án: B
Giải thích:
Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
Câu 19. Trong quá trình biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại trong các hiện tượng tự nhiên. Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành
A. nhiệt năng.
B. hóa năng.
C. quang năng.
D. năng lượng hạt nhân.
Đáp án: A
Giải thích:
Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 20. Chọn phát biểu đúng.
A. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.
C. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
D. Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Đáp án: D
Giải thích:
A sai vì trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
B sai vì trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng.
C sai vì phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
Câu 21. Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?
A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
Câu 22. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?
A. Động năng tăng, thế năng giảm.
B. Động năng và thế năng đều tăng.
C. Động năng và thế năng đều giảm.
D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong thời gian nảy lên của quả bóng, động năng giảm, thế năng tăng
Câu 23. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
C. Không có sự chuyển hóa nào.
D. Động năng và thế năng đều tăng.
Đáp án: B
Giải thích:
- Ban đầu vật ở độ cao h so với mặt đất ⇒ vật có thế năng hấp dẫn
- Khi thả vật, vật chuyển động rơi ⇒ có động năng
- Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần ⇒ thế năng giảm dần
⇒ Khi thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất, trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa từ thế năng thành động năng.
Câu 24. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?
A. Luôn bị chuyển hóa một phần thành năng lượng khác.
B. Luôn tăng thêm.
C. Luôn bị hao hụt.
D. A hoặc C.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn bị hao hụt tức là luôn bị chuyển hóa một phần thành năng lượng khác.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.
B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
Đáp án: C
Giải thích:
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn
Câu 26. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B.
D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C.
Đáp án: C
Giải thích:
Khi bỏ qua ma sát của không khí thì cơ năng của vật được bảo toàn, nghĩa là cơ năng tại C bằng cơ năng tại B.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
B. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
D. Cả A và B.
Đáp án: D
Giải thích:
Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Câu 28. Cơ năng, nhiệt năng:
A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Cả A, B, C đều sai.
Đáp án: C
Giải thích:
Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Câu 29. Chọn phát biểu không đúng.
A. Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng
B. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
D. Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
- Các dạng của cơ năng: động năng và thế năng có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.
- Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Ta suy ra:
A, B, D – đúng
C – sai
Câu 30. Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?
A. Kéo đi kéo lại sợi dây.
B. Nước nóng lên.
C. Hơi nước làm nút bật ra.
D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.
Đáp án: A
Giải thích:
- Kéo đi kéo lại sợi dây: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- Nước nóng lên: Truyền nhiệt năng từ ống nhôm vào nước.
- Hơi nước làm bật nút ra : Nhiệt năng chuyên hóa thành cơ năng.
- Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ : Truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường bên ngoài.
Câu 31. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.
A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác
Đáp án: C
Giải thích:
Định luật bảo toàn năng lượng:
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
Câu 32. Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?
A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng
B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng
C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng
Đáp án: B
Giải thích:
Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy, vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng
Câu 33. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?
A. Luôn được bảo toàn
B. Luôn tăng thêm
C. Luôn bị hao hụt
D. Khi thì tăng, khi thì giảm
Đáp án: C
Giải thích:
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn bị hao hụt. Chỉ khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác thì cơ năng mới được bảo toàn.
Câu 34. Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được:
A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J
B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J
C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J
D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có:
+ Pin mặt trời hoạt động dưới sự biến đổi từ năng lượng mặt trời sang điện năng
+ Hiệu suất pin mặt trời là 10%, nghĩa là Nếu pin nhận được năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J
Câu 35. Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành:
A. cơ năng
B. nhiệt năng
C. cơ năng và nhiệt năng
D. cơ năng và năng lượng khác
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có, trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành cơ năng.
Câu 36. Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa:
A. Điện năng và thế năng
B. Thế năng và động năng
C. Quang năng và động năng
D. Hóa năng và điện năng
Đáp án: B
Giải thích:
Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng
Câu 37. Trong quá trình biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại trong các hiện tượng tự nhiên. Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành:
A. Nhiệt năng
B. Hóa năng
C. Quang năng
D. Năng lượng hạt nhân
Đáp án: A
Giải thích:
Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng.
Cơ năng luôn luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 38. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành:
A. Điện năng
B. Hóa năng
C. Quang năng
D. Cơ năng
Đáp án: D
Giải thích:
Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng
Câu 39. Chọn phát biểu đúng.
A. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.
C. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
D. Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Đáp án: D
Giải thích:
A - sai vì: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng
B - sai vì: Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng
C - sai vì: Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy
D - đúng
Câu 40. Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng?
A. Bếp nguội đi khi tắt lửa
B. Xe dừng lại khi tắt máy
C. Bàn là nguội đi khi tắt điện
D. Không có hiện tượng nào
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có:
Định luật bảo toàn năng lượng:
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
Trong tất cả các hiện tượng trên, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác thì cơ năng được bảo toàn
=> Không có hiện tượng nào không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện có đáp án
Trắc nghiệm Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân có đáp án
Trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án