TOP 40 câu Trắc nghiệm Sự tạo ảnh trong máy ảnh (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 47.

1 2,884 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Câu 1. Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí

A. nằm sát vật kính.

B. nằm trên vật kính.

C. nằm trên phim.

D. nằm sau phim.

Đáp án: C

Giải thích:

Ảnh của một vật trong máy ảnh nằm trên phim.

Câu 2. Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để

A. thay đổi tiêu cự của ống kính.

B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

- Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to.

Câu 3. Gọi f = OF = khoảng cách từ quang tâm O của vật kính của máy ảnh tới tiêu điểm chính F của nó. Để chụp được ảnh của một vật trên phim, ta phải đặt vật cách vật kính một khoảng d sao cho

A. d < f.

B. d = f.

C. f < d < 2f.

D. d > 2f.

Đáp án: D

Giải thích:

Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ, ảnh chụp của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Do đó, vật cần chụp phải đặt cách vật kính máy ảnh khoảng cách d > 2f.

Câu 4. Trong máy ảnh

A. vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

B. ảnh của một vật cần chụp hiện trên phim.

C. ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong máy ảnh

+ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

+ ảnh của một vật cần chụp hiện trên phim.

+ ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

A, B, C – đều đúng.

Câu 5. Ảnh của một vật trên màn hứng ảnh trong máy ảnh bình thường là

A. ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ nên ảnh hứng được trên màn là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 6. Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5 m và đặt cách máy 1,5 m. Người ta thu được ảnh trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là

A. 0,8 cm.

B. 7,2 cm.

C. 0,8 m.

D. 7,2 m.

Đáp án: B

Giải thích:

Đổi 2,4 cm = 0,024 m.

Ta có: hh'=dd'd'=h'.dh=0,024.1,50,5=0,072m=7,2cm

Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là 7,2 cm.

Câu 7. Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

D. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

Câu 8. Khi vật tiến lại gần máy ảnh thì

A. ảnh to dần.

B. ảnh nhỏ dần.

C. ảnh không thay đổi về kích thước.

D. ảnh không thay đổi vị trí so với vật kính.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi vật tiến lại gần máy ảnh thì ảnh to dần.

Câu 9. Buồng tối của máy ảnh có chức năng

A. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy.

B. không cho ánh sáng lọt vào máy.

C. ghi lại ảnh của vật.

D. tạo ảnh thật của vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Buồng tối của máy ảnh có chức năng không cho ánh sáng ngoài lọt vào, chỉ có ánh sáng của vật sáng truyền vào tác động lên phim.

Câu 10. Vật kính của máy ảnh là một

A. thấu kính hội tụ.

B. thấu kính phân kì.

C. gương phẳng.

D. gương cầu.

Đáp án: A

Giải thích:

Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.

Câu 11. Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho

A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.

B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.

C. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.

D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.

Đáp án: C

Giải thích:

Vật ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần điều chỉnh vật kính sao cho tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.

Câu 12. Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật vuông góc với trục chính của vật kính. Gọi khoảng cách từ vật đến vật kính và từ vật kính đến phim lần lượt là 4,5 m và 9 cm, độ cao của vật và ảnh lần lượt là h và h'. Hệ thức nào sau đây là đúng?

A. h’ = 40,5h.

B. h’ = 50h.

C. h'=h50

D. h'=h2

Đáp án: C

Giải thích:

Đổi 9 cm = 0,09 m.

Ta có: hh'=dd'h=h'.dd'=h.4,50,09=50h'

h'=h50

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về máy ảnh?

A. Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh thật mà ta muốn chụp trên một phim.

B. Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh ảo một vật mà ta muốn chụp.

C. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính phân kì.

D. Ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật .

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng.

B – sai. Vì máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh thật một vật mà ta muốn chụp.

C – sai. Vì vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.

D – sai. Vì ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 14. Dùng máy ảnh để chụp một vật, ảnh thu được của vật trên phim có đặc điểm gì?

A. Ảnh thật.

B. Ảnh ngược chiều với vật.

C. Ảnh có kích thước nhỏ hơn vật.

D. Các phương án A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Dùng máy ảnh để chụp một vật, ảnh thu được

A, B, C – đều đúng.

Câu 15. Phim trong máy ảnh có chức năng

A. tạo ra ảnh thật của vật.

B. tạo ra ảnh ảo của vật.

C. ghi lại ảnh ảo của vật.

D. ghi lại ảnh thật của vật.

Đáp án: D

Giải thích:

Phim trong máy ảnh có chức năng ghi lại ảnh thật của vật.

Câu 16. Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6 m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5 cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là

A. 7,5 mm.

B. 7,5 cm.

C. 75 cm.

D. 7,5 m.

Đáp án: C

Giải thích:

Đổi 3,6 m = 360 cm.

Ta có: hh'=dd'h=h'.dd'=2,5.36012=75cm

Chiều cao của vật AB là 75 cm.

Câu 17. Bộ phận quang học của máy ảnh là

A. vật kính.

B. phim.

C. buồng tối.

D. bộ phận đo độ sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ. Do đó, bộ phận quang học của máy ảnh chính là vật kính.

Câu 18. Trong các thấu kính có tiêu cự sau đây, thấu kính nào có thể sử dụng làm vật kính của máy ảnh?

A. f = 500 cm.

B. f = 150 cm.

C. f = 100 cm.

D. f = 5 cm.

Đáp án: D

Giải thích:

Vật kính của máy ảnh là thấu kính có tiêu cự nhỏ, cỡ vài centimét.

Các vật kính có tiêu cự 500 cm, 150 cm, 100 cm là quá lớn so với kích thước của chiếc máy ảnh nên không thể sử dụng làm vật kính của máy ảnh.

Câu 19. Vì sao phim của máy ảnh phải lắp trong buồng tối?

A. Vì phim ảnh dễ bị hỏng.

B. Vì phim ảnh là bằng nhựa.

C. Vì phim ảnh sẽ bị hỏng khi gặp ánh sáng chiếu vào nó.

D. Vì phim ảnh phải nằm sau vật kính.

Đáp án: C

Giải thích:

Phim của máy ảnh phải lắp trong buồng tối vì phim ảnh sẽ bị hỏng khi gặp ánh sáng chiếu vào nó.

Câu 20. Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật vuông góc với trục chính của vật kính, khoảng cách từ vật đến vật kính là 3 m, khoảng cách từ vật kính đến phim là 5 cm. Gọi AB và A’B’ là chiều cao của vật và ảnh. Chọn biểu thức đúng.

A. AB = 15A’B’.

B. AB = 60A’B’.

C. AB = 5A’B’.

D. AB = 300A’B’.

Đáp án: B

Giải thích:

Đổi 5 cm = 0,05 m.

Ta có: hh'=dd'=30,05=60

h = 60h’ hay AB = 60 A’B’

Câu 21. Vật kính của máy ảnh là một hệ thấu kính tương đương với một thấu kính

A. phân kì có chức năng tạo ảnh thật trên phim.

B. hội tụ có chức năng tạo ảnh thật trên phim.

C. phân kì có chức năng tạo ảnh ảo trên phim.

D. hội tụ có chức năng tạo ảnh ảo trên phim.

Đáp án: B

Giải thích:

Vật kính của máy ảnh là một hệ thấu kính tương đương với một thấu kính hội tụ có chức năng tạo ảnh thật trên phim.

Câu 22. Bộ phận nào dưới đây không quan trọng với một máy ảnh?

A. Vật kính.

B. Buồng tối.

C. Màn hứng ảnh.

D. Chân máy.

Đáp án: D

Giải thích:

Bộ phận không quan trọng với một máy ảnh là chân máy, vì nếu không có chân máy ta vẫn có thể chụp được ảnh của các vật.

Câu 23. Vật kính máy ảnh là loại thấu kính gì và thường làm bằng vật liệu gì?

A. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng thuỷ tinh.

B. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng nhựa trong.

C. Là thấu kính phân kì và thường làm bằng thuỷ tinh.

D. Là thấu kính phân kì và thường làm bằng nhựa trong

Đáp án: A

Giải thích:

Vật kính máy ảnh là thấu kính hội tụ và thường làm bằng thuỷ tinh vì làm bằng nhựa sẽ không bền.

Câu 24. Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là

A. vật kính và phim.

B. vật kính và buồng tối.

C. vật kính và chân máy.

D. vật kính và chỗ đặt màn hứng ảnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là vật kính và buồng tối.

Câu 25. Khi chụp ảnh một vật cao 4 m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2 cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5 cm. Khoảng cách từ vật đến máy ảnh là

A. 2,0 m.

B. 7,2 m.

C. 8,0 m.

D. 9,0 m.

Đáp án: D

Giải thích:

Đổi 2 cm = 0,02 m; 4,5 cm = 0,045 m.

Ta có: hh'=dd'd=h.d'h'=4.0,0450,02=9m

Khoảng cách từ vật đến máy ảnh là 9 m.

Câu 26. Trong một số loại điện thoại di động có cả bộ phận chụp ảnh. Bộ phận này có vật kính hay không. Nếu có thì tiêu cự của nó vào cỡ bao nhiêu?

A. Không có vật kính.

B. Có vật kính. Tiêu cự của nó vào khoảng vài milimét.

C. Có vật kính. Tiêu cự của nó vào khoảng vài centimét.

D. Có vật kính. Tiêu cự của nó có thể đến chục centimét.

Đáp án: B

Giải thích:

Máy ảnh nào cũng đều có vật kính và tiêu cự của nó không thể là vài centimét hay chục centimét (quá lớn so với kích thước điện thoại di động) nên tiêu cự chỉ vào khoảng vài milimet.

Câu 27. Trong một số vệ tinh nhân tạo có lắp bộ phận chụp ảnh Trái Đất. Bộ phận này có vật kính hay không? Nếu có thì tiêu cự của nó vào cỡ bao nhiêu ?

A. Không có vật kính.

B. Có vật kính với tiêu cự vài chục centimét như các máy ảnh chụp xa.

C. Có vật kính với tiêu cự tới vài chục mét.

D. Có vật kính với tiêu cự tới hàng kilômét.

Đáp án: B

Giải thích:

Bất kì máy ảnh nào đều có vật kính và tiêu cự của nó không thể là chục mét hay hàng kilômét vì quá lớn so với kích thước của các vệ tinh.

Do đó, bộ phận chup ảnh trong vệ tinh có tiêu cự cỡ vài chục centimét như các máy ảnh chụp xa.

Câu 28. Dùng máy ảnh để chụp ảnh của vật AB cao 120 cm, đặt cách máy 1,2 m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh A'B' cao 3 cm. Hỏi khoảng cách OA’ từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là bao nhiêu?

A. OA’ = 12 cm.

B. OA’ = 8 cm.

C. OA’ = 4 cm.

D. OA’ = 3 cm.

Đáp án: D

Giải thích:

Đổi 3 cm = 0,03 m; 120 cm = 1,2m.

Ta có: hh'=dd'd'=h'.dh=0,03.1,21,2=0,03m=3cm

Khoảng cách OA’ từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là 3 cm.

Câu 29. Mỗi máy ảnh đều có các bộ phận

A. Buồng tối, chỗ đặt phim, chân máy.

B. Buồng tối, chỗ đặt phim.

C. Vật kính, buồng tối, chỗ đặt màn hứng ảnh.

D. Vật kính, buồng tối, chân máy.

Đáp án: C

Giải thích:

Mỗi máy ảnh đều có các bộ phận vật kính, buồng tối, chỗ đặt màn hứng ảnh.

Câu 30. Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh 2 m. Hỏi ảnh của người ấy trên phim cao bao nhiêu cm? Biết người ấy cao 1,5 m, phim cách vật kính 5 cm.

A. 0,6 cm.

B. 3,75 cm.

C. 60 cm.

D. Một kết quả khác

Đáp án: B

Giải thích:

Đổi 5 cm = 0,05 m.

Ta có: hh'=dd'h'=h.d'd=1,5.0,052=0,0375m=3,75cm

Vậy ảnh của người đó trên phim cao 3,75 cm.

Câu 31. Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật

Câu 32. Vật kính của máy ảnh sử dụng:

A. thấu kính hội tụ

B. thấu kính phân kì

C. gương phẳng

D. gương cầu

Đáp án: A

Giải thích:

Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ

Câu 33. Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí:

A. nằm sát vật kính

B. nằm trên vật kính

C. nằm trên phim

D. nằm sau phim

Đáp án: C

Giải thích:

Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí nằm trên phim

Câu 34. Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để

A. thay đổi tiêu cự của ống kính.

B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to

Câu 35. Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

D. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim

Câu 36. Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho:

A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.

B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.

C. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.

D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.

Đáp án: C

Giải thích:

Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim

Câu 37. Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5m và đặt cách máy 1,5m. Người ta thu được ảnh trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là:

A. 0,8 cm

B. 7,2 cm

C. 0,8 m

D. 7,2 m

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 47 (có đáp án): Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Vẽ tia sáng tới phát ra từ đỉnh bức tranh qua quang tâm O của vật kính cho tia ló truyền thẳng cho ảnh A’ của A trên phim ⇒ A và A’ nằm trên cùng đường thẳng qua O.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 47 (có đáp án): Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 47 (có đáp án): Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Câu 38. Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là:

A. 7,5 mm

B. 7,5 cm

C. 75 cm

D. 7,5 m

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 47 (có đáp án): Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Vẽ tia sáng tới phát ra từ đỉnh bức tranh qua quang tâm O của vật kính cho tia ló truyền thẳng cho ảnh A’ của A trên phim ⇒ A và A’ nằm trên cùng đường thẳng qua O.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 47 (có đáp án): Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Chiều cao của vật AB là:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 47 (có đáp án): Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Câu 39. Vật kính máy ảnh là loại thấu kính gì và thường làm bằng vật liệu gì?

A. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng thủy tinh.

B.Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng nhựa trong.

C.Là thấu kính phân kì và thường làm bằng thuỷ tinh.

D.Là thấu kính phân kì và thường làm bằng nhựa trong

Đáp án: A

Câu 40. Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để:

A. thay đổi tiêu cự của ống kính.

B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

D.thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Mắt có đáp án

Trắc nghiệm Mắt cận và mắt lão có đáp án

Trắc nghiệm Kính lúp có đáp án

Trắc nghiệm Bài tập quang hình học có đáp án

Trắc nghiệm Ánh sáng trắng và ánh sáng màu có đáp án

1 2,884 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: