TOP 40 câu Trắc nghiệm Thấu kính hội tụ (có đáp án 2024) – Vật lí 9
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 42.
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
Câu 1. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
B. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được hình ảnh của Mặt Trời.
C. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được hình ảnh của Mặt Trời.
Đáp án: B
Giải thích:
- Thấu kính hội tụ có phần giữa dày hơn phần rìa.
- Vì Mặt Trời ở rất xa thấu kính nên ảnh tạo bởi thấu kính sẽ là ảnh thật
Ta có thể thu được ảnh của Mặt Trời.
Câu 2. Vật liệu nào được dùng làm thấu kính?
A. Thủy tinh trong.
B. Đồng.
C. Nhôm.
D. Sắt.
Đáp án: A
Giải thích:
Thấu kính thường được làm bằng vật liệu trong suốt nên thủy tinh trong được dùng để làm thấu kính.
Câu 3. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.
B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kì.
D. chùm tia ló song song khác.
Đáp án: B
Giải thích:
Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.
Câu 4. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Đáp án: B
Giải thích:
Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt.
Câu 5. Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. 60 cm.
B. 120 cm.
C. 30 cm.
D. 90 cm.
Đáp án: C
Giải thích:
Tiêu cự của thấu kính là
Câu 6. Kí hiệu của thấu kính hội tụ là
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Đáp án: C
Giải thích:
Hình 1: kí hiệu gương cầu lõm.
Hình 2: kí hiệu thấu kính phân kì.
Hình 3: kí hiệu thấu kính hội tụ.
Hình 4: kí hiệu gương phẳng.
Câu 7. Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
A. truyền thẳng ánh sáng.
B. tán xạ ánh sáng.
C. phản xạ ánh sáng.
D. khúc xạ ánh sáng.
Đáp án: D
Giải thích:
Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 8. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau.
Một thấu kính hội tụ có thể có
A. hai mặt lồi.
B. một mặt phẳng và một mặt lồi.
C. một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính nhỏ hơn.
D. một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính lớn hơn.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C – đúng.
D – sai. Vì một thấu kính hội tụ có thể có một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính nhỏ hơn.
Câu 9. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau.
Đối với thấu kính hội tụ
A. tia sáng đi qua quang tâm O cho tia ló sẽ truyền thẳng.
B. tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.
C. tia sáng tới qua tiêu điểm vật chính F thì tia ló song song với trục chính.
D. tia sáng tới có đường kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì tia ló không song song với trục chính.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C – đúng.
D – sai. Vì tia sáng tới có đường kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì tia ló song song với trục chính.
Câu 10. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Đáp án: C
Giải thích:
Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.
Câu 11. Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm
A. là một điểm bất kỳ trên trục chính của thấu kính.
B. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở sau thấu kính.
C. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở trước thấu kính.
D. mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
Đáp án: D
Giải thích:
F, F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
Câu 12. Chỉ ra câu sai.
Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ
A. loe rộng dần ra.
B. thu nhỏ dần lại.
C. bị thắt lại.
D. gặp nhau tại một điểm.
Đáp án: A
Giải thích:
B, C, D – đúng.
A – sai. Vì chùm tia tới song song với trục chính thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại một điểm chứ không phải loe rộng dần ra.
Câu 13. Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng
A. bất kì đi qua quang tâm của thấu kính.
B. đi qua hai tiêu điểm của thấu kính.
C. tiếp tuyến của thấu kính tại quang tâm.
D. đi qua một tiêu điểm và song song với thấu kính.
Đáp án: B
Giải thích:
Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng đi qua hai tiêu điểm của thấu kính.
Câu 14. Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
A. 10 cm.
B. 20 cm.
C. 40 cm.
D. 50 cm.
Đáp án: C
Giải thích:
OF = OF′ = f - tiêu cự của thấu kính
Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là: FF′ = 2f = 2.20 = 40 cm
Câu 15. Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là
A. chùm song song.
B. lệch về phía trục chính so với tia tới.
C. lệch ra xa trục chính hơn so với tia tới.
D. phản xạ ngay tại thấu kính.
Đáp án: B
Giải thích:
Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là lệch về phía trục chính so với tia tới.
Câu 16. Dụng cụ quang học được cấu tạo bởi: hai mặt lồi hoặc một mặt lõm và một mặt lồi hoặc một mặt lồi và một mặt phẳng gọi là dụng cụ quang học nào dưới đây?
A. Gương cầu lõm.
B. Thấu kính hội tụ.
C. Gương phẳng.
D. Gương cầu lồi
Đáp án: B
Giải thích:
Dụng cụ quang học được cấu tạo bởi: hai mặt lồi hoặc một mặt lõm và một mặt lồi hoặc một mặt lồi và một mặt phẳng gọi thấu kính hội tụ.
Câu 17. Khi chiếu một tia sáng đến thấu kính hội tụ, tia sáng nào trong các tia sau đây là tia tới cho tia ló cùng nằm trên một đường thẳng chứa tia tới (xem hình 114)?
A. Tia sáng 1.
B. Tia sáng 2.
C. Tia sáng 3.
D. Tia sáng 4.
Đáp án: A
Giải thích:
Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng. Do đó, tia sáng 1 cho tia ló cùng nằm trên một đường thẳng chứa tia tới.
Câu 18. Quan sát hình vẽ, tia ló nào vẽ sai?
A. Tia 1.
B. Tia 2.
C. Tia 3.
D. Cả 3 tia đều vẽ sai.
Đáp án: B
Giải thích:
Tia 2 vẽ sai. Vì tia tới có đường kéo dài đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính.
Câu 19. Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ.
A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Đáp án: B
Giải thích:
A – sai. Vì trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng vuông góc với thấu kính, đi qua hai tiêu điểm của thấu kính.
B – đúng.
C – sai. Vì tiêu điểm của thấu kính không phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
D – sai. Vì khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF′ = f là tiêu cự của thấu kính.
Câu 20. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. đi qua tiêu điểm.
Đáp án: D
Giải thích:
Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
Câu 21. Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?
A. Thuỷ tinh trong.
B. Nhựa trong
C. Nhôm.
D. Nước.
Đáp án: C
Giải thích:
Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc nhựa).
Nhôm không được dùng làm thấu kính vì nhôm có màu ánh bạc chứ không phải là vật liệu trong suốt.
Câu 22. Câu nào sau đây không đúng khi nói về thấu kính hội tụ
A. Có ít nhất một mặt lồi.
B. Các tia sáng không qua quang tâm đến thấu kính đều bị khúc xạ về phía trục chính so với tia tới.
C. Chỉ được làm bằng thủy tinh.
D. Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.
Đáp án: C
Giải thích:
A, B, D – đúng.
C – sai. Vì thấu kính hội tụ được làm bằng các vật liệu trong suốt như nhựa, ...
Câu 23. Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Đáp án: D
Giải thích:
Tiêu cự là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính. Trông các hình trên, hình 4 có tiêu dự dài nhất (lớn nhất).
Câu 24. Phát biểu nào sau đây về thấu kính là đúng?
A. Thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là thấu kính rìa dày.
B. Thấu kính có hai mặt cong là thấu kính rìa dày.
C. Trong không khí, thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ.
D. Thấu kính tập trung được ánh sáng Mặt Trời là thấu kính rìa dày.
Đáp án: C
Giải thích:
A – sai. Vì thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là thấu kính rìa mỏng.
B – sai. Vì thấu kính có hai mặt cong là thấu kính rìa mỏng.
C – đúng.
D – sai. Vì thấu kính tập trung được ánh sáng Mặt Trời là thấu kính rìa mỏng.
Câu 25. Kí hiệu của quang tâm và tiêu điểm của thấu kính lần lượt là
A. O và F.
B. f và F.
C. f và d.
D. O và f.
Đáp án: A
Giải thích:
O - quang tâm của thấu kính,
F, F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm.
f - tiêu cự của thấu kính.
Câu 26. Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu
A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. tia tới song song với trục chính.
D. tia tới bất kì.
Đáp án: B
Giải thích:
Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính hội tụ?
A. Các tiêu điểm của thấu kính hội tụ đều nằm trên trục chính và đối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính.
B. Tiêu cự của thấu kính hội tụ là khoảng cách từ quang tâm đến một tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính hội tụ chính là điểm hội tụ của chùm tia sáng chiếu vào thấu kính theo phương song song với trục chính.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C – đều đúng.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ?
A. Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F'.
B. Tia tới đi qua quang tâm O của thấu kính sẽ truyền thẳng.
C. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló vuông góc với trục chính.
D. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
Đáp án: C
Giải thích:
A, B, D – đúng.
C – sai. Vì tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
Câu 29. Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì
A. chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
B. chùm tia ló là chùm tia song song.
C. chùm tia ló là chùm tia phân kì.
D. chùm tia ló tiếp tục truyền thẳng.
Đáp án: A
Giải thích:
Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
Câu 30. Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. truyền thẳng theo phương của tia tới.
B. đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
C. song song với trục chính.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Đáp án: C
Giải thích:
Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Câu 31. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.
Câu 32. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. đi qua tiêu điểm.
Đáp án: D
Giải thích:
Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
Câu 33. Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. truyền thẳng theo phương của tia tới.
B. đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
C. song song với trục chính.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Đáp án: C
Giải thích:
Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Câu 34. Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính
A. Thuỷ tinh trong.
B. Nhựa trong
C. Nhôm.
D. Nước.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có: Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc nhựa)
=> Nhôm không được dùng làm thấu kính vì nhôm có màu ánh bạc chứ không phải là vật liệu trong suốt.
Câu 35. Ký hiệu của thấu kính hội tụ là:
A. hình 1
B. hình 2
C. hình 3
D. hình 4
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có: Kí hiệu của các hình tương ứng là:
- Hình 1: Gương cầu
- Hình 2: Thấu kính phân kỳ
- Hình 3: Thấu kính hội tụ
- Hình 4: Gương phẳng
Câu 36. Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất.
A. hình 1
B. hình 2
C. hình 3
D. hình 4
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có:
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
+ Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
OF = OF′ = f gọi là tiêu cự của thấu kính
Từ các hình ta suy ra tiêu cự của hình 4 dài nhất hay lớn nhất
Câu 37. Chiếu một chùm sáng song song vào thấu kính hội tụ, hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường truyền của tia sáng?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có: Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
=> phương án B mô tả đúng đường truyền của tia sáng qua thấu kính
Câu 38. Câu nào sau đây không đúng khi nói về thấu kính hội tụ
A. Có ít nhất một mặt lồi
B. Các tia sáng không qua quang tâm đến thấu kính đều bị khúc xạ về phía trục chính so với tia tới.
C. Chỉ được làm bằng thủy tinh
D. Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự
Đáp án: C
Giải thích:
A, B, D - đúng
C - sai vì thấu kính hội tụ được làm bằng các vật liệu trong suốt như nhựa, ...
Câu 39. Cho một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
A. 20cm
B. 40cm
C. 10cm
D. 50cm
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có:
OF = OF′ = f - tiêu cự của thấu kính
Ta suy ra: FF′ = 2f = 2.20 = 40cm
Câu 40. Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 60cm
B. 120cm
C. 30cm
D. 90cm
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có: OF = OF’ = f – tiêu cự của thấu kính
FF’ = 2f = 60cm
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có đáp án
Trắc nghiệm Thấu kính phân kì có đáp án
Trắc nghiệm Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án