TOP 40 câu Trắc nghiệm Tổng kết chương 2: Điện từ học (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 39: Tổng kết chương 2: Điện từ học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 39.

1 3,152 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 39: Tổng kết chương 2: Điện từ học

Câu 1. Nam châm vĩnh cửu có

A. một cực.

B. hai cực.

C. ba cực.

D. bốn cực.

Đáp án: B

Giải thích:

Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.

Câu 2. Máy biến thế là thiết bị có thể

A. biến đổi hiệu điện thế của một dòng điện xoay chiều.

B. biến đổi hiệu điện thế của một dòng điện không đổi.

C. biến đổi hiệu điện thế của một dòng điện xoay chiều hay của dòng điện không đổi.

D. biến đổi công suất của một dòng điện không đổi.

Đáp án: A

Giải thích:

Máy biến thế là thiết bị có thể biến đổi hiệu điện thế của một dòng điện xoay chiều, không thể biến đổi hiệu điện thế của một dòng điện không đổi.

Câu 3. Người ta chế tạo một số tay nắm cửa hình thức giống hệt nhau. Trong đó một số tay nắm làm bằng đồng, một số làm bằng sắt và một số làm bằng gỗ rồi mạ đồng. Để phân biệt chúng, ta có thể

A. dùng cân, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng.

B. dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng.

C. dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng đồng.

D. Áp dụng cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

- Gỗ có khối lượng riêng nhỏ hơn sắt và đồng. Do đó có thể dùng cân để cân khối lượng của các tay nắm cửa, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng.

- Sau đó, dùng nam châm vĩnh cửu để phân biệt tay nắm làm bằng đồng và tay nắm làm bằng sắt.

+ Tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng.

+ Tay nắm nào không bị nam châm hút thì làm đồng.

Câu 4. Để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu ta có thể

A. dùng búa đập mạnh vào thanh thép.

B. hơ thanh thép trên ngọn lửa.

C. đặt thanh thép trong lòng ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua.

D. đặt thanh thép trong lòng ống dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua.

Đáp án: C

Giải thích:

Để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu ta có thể đặt thanh thép trong lòng ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua.

Câu 5. Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện chạy trong một dây dẫn, dây dẫn được bố trí

A. tạo với kim nam châm một góc bất kì.

B. song song với kim nam châm.

C. vuông góc với kim nam châm.

D. tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện chạy trong một dây dẫn, dây dẫn được bố trí song song với kim nam châm.

Câu 6. Đường sức từ của một nam châm thẳng có chiều như hình.

Tên của các cực là

A. P là cực Bắc.

B. P là cực Nam.

C. Q là cực Bắc.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Chiều của đường sức từ của một nam châm sẽ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam.

P là cực Bắc, Q là cực Nam.

Câu 7. Gọi N1 và N2 lần lượt là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế. Trường hợp nào ta không thể có

A. N1 > N2.

B. N1 < N2.

C. N1 = N2.

D. N1 có thể lớn hơn hay nhỏ hơn N2.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: U1U2=N1N2

Công dụng của máy biến thế là làm thay đổi hiệu điện thế, tức là làm cho U1 U2

N1N2. Do đó, trường hợp không thể có là N1 = N2.

Câu 8. Chọn câu trả lời sai.

Đường sức từ của một nam châm vĩnh cửu thẳng

A. Có dạng các đường cong kín xuất phát từ cực Bắc và kết thúc ở cực Nam.

B. Mật độ đường sức từ càng xa nam châm càng thưa (ít).

C. Mật độ đường sức từ càng gần nam châm càng thưa (ít).

D. Mật độ đường sức từ càng gần nam châm càng mau (nhiều).

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – đúng.

C – sai. Vì mật độ đường sức từ càng gần nam châm càng mau (nhiều).

Câu 9. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh.

B. Chỉ có từ cực Bắc.

C. Cả hai từ cực.

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên thanh nam châm hai từ cực hút sắt mạnh nhất.

Câu 10. Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là

A. lực điện.

B. lực hấp dẫn.

C. lực từ.

D. lực đàn hồi.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Câu 11. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về

A. các đường sức điện.

B. các đường sức từ.

C. cường độ điện trường.

D. cảm ứng từ.

Đáp án: B

Giải thích:

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

Câu 12. Chiều của đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như sau.

https://cdn.vungoi.vn/vungoi/1531104043810_8.JPG

Tên các từ cực của nam châm là

A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam.

B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc.

C. 1 và 2 là cực Bắc.

D. 1 và 2 là cực Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm. Từ hình ta thấy, đường sức từ đi ra từ 2 và đi vào 1.

Suy ra, 2 là cực Bắc, 1 là cực Nam.

Câu 13. Chọn đáp án đúng.

Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ.

https://cdn.vungoi.vn/vungoi/1531130243512_27.JPG

A. B là từ cực Bắc của ống dây.

B. A từ cực Nam của ống dây.

C. A là từ cực Bắc của ống dây.

D. Không xác định được.

Đáp án: C

Giải thích:

- Quy tắc nắm tay phải: Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

- Từ quy tắc nắm bàn tay phải, ta suy ra:

+ A là từ cực Bắc của ống dây.

+ B là từ cực Nam của ống dây.

Câu 14. Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì

A. bị nhiễm điện.

B. bị nhiễm từ.

C. mất hết từ tính.

D. giữ được từ tính lâu dài.

Đáp án: B

Giải thích:

Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

Câu 15. Nam châm điện có cấu tạo gồm

A. nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.

B. cuộn dây dẫn và lõi sắt non.

C. cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.

D. cuộn dây dẫn và lõi đồng.

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu tạo của nam châm điện gồm: cuộn dây dẫn và lõi sắt non.

Câu 16. Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

A. Chuông điện.

B. Rơle điện từ.

C. La bàn.

D. Bàn là điện.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – sử dụng nam châm điện.

C – sử dụng nam châm vĩnh cửu.

Câu 17. Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo

A. chiều của lực điện từ.

B. chiều của đường sức từ

C. chiều của dòng điện.

D. chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm.

Đáp án: C

Giải thích:

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.

Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện.

Câu 18. Rôto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?

A. Là một nam châm vĩnh cửu có trục quay

B. Là một nam châm điện có trục quay.

C. Là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục.

D. Là nhiều cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy.

Đáp án: C

Giải thích:

Bộ phận quay (Rôto) của động cơ điện kĩ thuật gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

Câu 19. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên

A. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

B. tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

C. tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

D. tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Câu 20. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.

C. đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.

D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Đáp án: D

Giải thích:

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Câu 21. Chọn câu trả lời đúng nhất.

Một khung dây dẫn kín được đặt trong một từ trường như hình.

Ta thấy trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều khi:

A. khung dây đang quay quanh trục PQ nằm ngang.

B. khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng.

C. khung dây đang đứng yên.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

- A, C – sai. Vì các đường sức từ của nam châm song song với phương nằm ngang nên không có đường sức từ nào đi qua tiết diện khung dây. Vì vậy, các đường sức từ qua khung dây luôn không đổi và bằng 0.

- B – đúng. Vì khi khung dây quay theo trục AB các đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi và khác 0 xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 22. Trên hình vẽ là sơ đồ bố trí một thí nghiệm đơn giản. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. Thông tin nào sau đây về chuyển động của nam châm là đúng?

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/33.97.jpg?itok=5MPKGZCS

A. Nam châm tịnh tiến ra xa cuộn dây.

B. Nam châm tịnh tiến vào trong lòng cuộn dây.

C. Nam châm quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó.

D. Nam châm tịnh tiến theo phương song song với mặt cuộn dây.

Đáp án: C

Giải thích:

Để trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây phải luân phiên tăng, giảm.

Nam châm phải quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó.

Câu 23. Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều

A. 2 lần.

B. 3 lần.

C. 4 lần.

D. 5 lần.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều 2 lần.

Câu 24. Dòng điện xoay chiều được kí hiệu là

A. DC.

B. AC.

C. CD.

D. CA.

Đáp án: B

Giải thích:

Dòng điện xoay chiều được kí hiệu là AC (là chữ viết tắt của từ tiếng Anh Alternating Current).

Câu 25. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.

B. Cuộn dây dẫn và nam châm.

C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.

D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.

Đáp án: B

Giải thích:

Để có thể tạo ra dòng điện, máy phát điện xoay chiêu bắt buộc phải có 2 bộ phận chính là cuộn dây dẫn và nam châm.

Câu 26. Trong thí nghiệm như hình dưới. Hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

https://cdn.vungoi.vn/vungoi/1532138796775_2.JPG

A. Đinh sắt bị đẩy ra.

B. Đinh sắt quay ngược lại.

C. Đinh sắt quay một góc 90o.

D. Đinh sắt vẫn bị hút như trước.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi đóng khóa K: nam châm điện có từ tính tác dụng lực từ hút đinh sắt.

- Khi dòng điện đổi chiều thì nam châm điện đổi cực. Nhưng dù là cực nào hướng về phía đinh sắt thì nam châm điện vẫn luôn hút sắt. Do đó, đinh sắt vẫn bị hút như trước.

Câu 27. Dòng điện xoay chiều có cường độ và hiệu điện thế luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều?

A. Giá trị cực tiểu.

B. Giá trị trung bình.

C. Giá trị cực đại.

D. Giá trị hiệu dụng.

Đáp án: D

Giải thích:

Ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều.

Câu 28. Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây tải điện sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên 5 lần?

A. Tăng 5 lần.

B. Giảm 5 lần.

C. Tăng 25 lần.

D. Giảm 25 lần.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: Php=R.P2U2

Php tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế. Vậy nên khi hiệu điện thế tăng 5 lần thì công suất hao phí giảm 25 lần

Câu 29. Người ta truyền tải một công suất điện 440000 W bằng một đường dây dẫn có điện trở 50 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220000 V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu?

A. 100 W.

B. 200 W.

C. 300 W.

D. 400 W.

Đáp án: B

Giải thích:

Công suất hao phí trên đường dây tải điện là:

Php=P2RU2=4400002.502200002=200W

Câu 30. Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều, ta mắc ampe kế

A. nối tiếp vào mạch điện mà không cần phân biệt chốt dương, âm.

B. song song vào mạch điện mà không cần phân biệt chốt dương, âm.

C. nối tiếp vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện.

D. song song vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện.

Đáp án: A

Giải thích:

Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều, ta mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện mà không cần phân biệt chốt dương, âm.

Câu 31. Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.

B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất.

C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường.

D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không.

Đáp án: A

Giải thích:

Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.

Câu 32. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:

A. Giảm 3 lần

B. Tăng 3 lần

C. Giảm 6 lần

D. Tăng 6 lần

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: n1 = 3n2

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Tổng kết Chương 2

Câu 33. Hãy chỉ ra kết luận không chính xác.

Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng quang

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng sinh lí

Đáp án: D

Giải thích:

Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang và từ

Câu 34. Quan sát hình vẽ sau. Khi cho cực N của thanh nam châm B tiếp xúc với cực S của thanh nam châm A thì đinh sắt sẽ như thế nào?

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Tổng kết Chương 2

A. Bị hút mạnh gấp đôi

B. Bị hút như cũ

C. Bị rơi ra

D. Bị hút giảm đi một nửa

Đáp án: C

Giải thích:

Đinh sắt bị rơi ra

Câu 35. Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim, kim bị hút. Đổi cực của thanh nam châm và đưa lại gần kim, kim cũng bị hút. Hãy cho biết kim trên trục quay là gì ?

A. Kim bằng đồng

B. Kim nam châm

C. Kim bằng sắt

D. Kim bằng nhôm

Đáp án: C

Giải thích:

Kim trên trục quay là kim bằng sắt

Câu 36. Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Tổng kết Chương 2

Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?

A. Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được.

B. Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không.

C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp.

D. Thiếu giữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không.

Đáp án: C

Giải thích:

Các kẹp sắt này có trở thành nam châm vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp

Câu 37. Người ta truyền tải một công suất điện 1000 kW bằng một đường dây có điện trở 10 . Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110 kV. Công suất hao phí trên đường dây là:

A. 9,1W

B. 1100 W

C. 82,64 W

D. 826,4 W

Đáp án: D

Giải thích:

Công suất hao phí: Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Tổng kết Chương 2

Câu 38. Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế:

A. Chỉ có thể tăng

B. Chỉ có thể giảm

C. Không thể biến thiên

D. Không được tạo ra

Đáp án: C

Giải thích:

Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế không thể biến thiên

Câu 39. Hình vẽ dưới đây biểu diễn các đường sức từ của hai thanh nam châm đặt gần nhau. Hãy chỉ ra tên hai cực của hai thanh nam châm này.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Tổng kết Chương 2

A. Cả hai cực đều là cực Bắc

B. Cực 1 là cực Bắc, cực 2 là cực Nam

C. Cực 1 là cực Nam, cực 2 là cực Bắc

D. Cả hai cực đều là cực Nam

Đáp án: A

Giải thích:

Từ phổ có hướng đi ra từ hai cực 1 và 2 ⇒ Cả 2 cực đều là cực Bắc

Câu 40. Cho sơ đồ mạch điện dùng rơle điện từ như hình vẽ để điều khiển sự đóng mở của một đèn điện. Khóa điện để đóng, mở mạch nam châm được mắc vào vị trí nào?

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Tổng kết Chương 2

A. (2).

B. (1)

C. (3)

D. (2) hoặc (3)

Đáp án: D

Giải thích:

Khóa điện được đóng vào vị trí (2) hoặc (3)

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hiện tượng khúc xạ ánh sáng có đáp án

Trắc nghiệm Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ có đáp án

Trắc nghiệm Thấu kính hội tụ có đáp án

Trắc nghiệm Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có đáp án

Trắc nghiệm Thấu kính phân kì có đáp án

1 3,152 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: