TOP 40 câu Trắc nghiệm Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 61: Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 61.

1 10,058 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 61: Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 61: Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện

Câu 1. Ở nhà máy nhiệt điện

A. cơ năng biến thành điện năng.

B. nhiệt năng biến thành điện năng

C. quang năng biến thành điện năng

D. hóa năng biến thành điện năng.

Đáp án: D

Giải thích:

Hướng dẫn giải

Ở nhà máy nhiệt điện hóa năng biến thành điện năng.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về nhà máy thủy điện?

A. Nếu lượng nước, chảy xuống trong một đơn vị thời gian càng nhiều thì công suất nhà máy điện càng lớn.

B. Nếu mức nước trong hồ càng cao thì công suất nhà máy điện càng lớn.

C. Nếu hồ nước ở độ cao càng lớn thì công suất nhà máy điện càng lớn.

D. Có thể tăng công suất nhà máy điện bằng cách tăng diện tích hồ nước mà không cần tăng số máy phát điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Hướng dẫn giải

A, B, C đều đúng.

Câu 3. Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?

A. Hồ chứa ít nước.

B. Mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.

C. Hồ chứa đầy nước.

D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.

Đáp án: C

Giải thích:

Hướng dẫn giải

Nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn khi hồ chứa đầy nước.

Câu 4. Có hai viên pin bề ngoài như nhau. Làm thế nào để nhận biết được viên pin cũ đã dùng rồi và viên pin mới chưa dùng?

A. Thời hạn sử dụng ghi trên viên pin mới kết thúc sớm hơn ghi trên viên pin cũ.

B. Viên pin mới có khối lượng lớn hơn viên pin cũ.

C. Viên pin mới có thể tích lớn hơn viên pin cũ.

D. Viên pin mới làm bóng đèn thích hợp sáng hơn viên pin cũ.

Đáp án: D

Giải thích:

Hướng dẫn giải

Viên pin mới làm bóng đèn thích hợp sáng hơn viên pin cũ nên ta nhận biết được viên pin cũ đã dùng rồi và viên pin mới chưa dùng.

Câu 5. Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là

A. lò đốt than.

B. nồi hơi.

C. máy phát điện.

D. tua bin.

Đáp án: C

Giải thích:

Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là máy phát điện.

Câu 6. Năng lượng điện cung cấp cho bóng đèn được chuyển hóa thành

A. nhiệt năng, năng lượng của ánh sáng nhìn thấy và không nhìn thấy.

B. nhiệt năng.

C. năng lượng của ánh sáng nhìn thấy.

D. nhiệt năng và năng lượng của ánh sáng nhìn thấy.

Đáp án: A

Giải thích:

Năng lượng điện cung cấp cho bóng đèn được chuyển hóa thành nhiệt năng, năng lượng của ánh sáng nhìn thấy và không nhìn thấy.

Câu 7. Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là

A. nhiên liệu.

B. nước.

C. hơi nước.

D. quạt gió.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là hơi nước.

Câu 8. Nhà máy điện kiểu nào sau đây không bị ảnh hưởng bởi thời tiết?

A. Nhà máy điện mặt trời.

B. Nhà máy điện hạt nhân.

C. Nhà máy thủy điện.

D. Nhà máy điện gió.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D đều phụ thuộc thời tiết.

Câu 9. Trường hợp nào sau đây, vật không có cơ năng?

A. Hòn đá bên đường.

B. Ô tô đang chạy.

C. Lò xo bị nén.

D. Quả táo trên cây.

Đáp án: A

Giải thích:

B có động năng.

C có thế năng đàn hồi.

D có thế năng.

Câu 10. Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là

A. giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.

C. tiền đầu tư không lớn.

D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.

Đáp án: A

Giải thích:

Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Câu 11. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

A. Pin, ắc quy tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng.

B. Nước trong bể chứa trên nóc nhà có năng lượng dưới dạng thế năng.

C. Quả tạ nằm trên mặt đất không có bất cứ dạng năng lượng nào.

D. Cốc nước nóng có năng lượng dưới dạng nhiệt năng.

Đáp án: C

Giải thích:

C sai vì bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.

Câu 12. Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?

A. Máy khoan điện và mỏ hàn điện.

B. Bàn ủi điện và máy giặt.

C. Quạt máy và máy giặt.

D. Quạt máy và nồi cơm điện.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai vì mỏ hàn điện chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng.

B sai vì bàn ủi điện chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng.

D sai vì nồi cơm điện chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng.

Câu 13. Hãy chọn câu phát biểu sai trong các câu sau.

A. Nhà máy điện gió, pin Mặt Trời có cấu tạo cồng kềnh, phức tạp.

B. Nạp điện acqui biến điện năng thành hóa năng.

C. Sử dụng acqui biến hóa năng thành điện năng.

D. Nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn nhưng cấu tạo phức tạp.

Đáp án: A

Giải thích:

B, C, D đúng.

A sai vì nhà máy điện gió, pin Mặt Trời có cấu tạo cồng kềnh nhưng không phức tạp.

Câu 14. Trong nhà máy thuỷ điện có một tuabin. Khi tuabin này quay làm cho rôto của máy phát điện quay theo, cung cấp cho ta năng lượng điện Tuabin này quay liên tục nhờ nước ở hồ chứa mà ta không mất công bơm lẻn. Phải chăng tuabin này là một động cơ vĩnh cửu? Vì sao?

A. Tuabin này là một động cơ vĩnh cửu, vì nó luôn được cung cấp năng lượng.

B. Tuabin này là một động cơ vĩnh cửu, vì nó tự sinh ra được năng lượng.

C. Tuabin này không là một động cơ vĩnh cửu, vì phải cung cấp cho nó năng lượng ban đầu là năng lượng của nước từ trên cao chảy xuống.

D. Cả A và B.

Đáp án: C

Giải thích:

Không phải. Vì:

+ Muốn cho tuabin chạy, phải cung cấp cho nó năng lượng ban đầu, đó là năng lượng của nước từ trên cao chảy xuống. Ta không phải bơm nước lên, nhưng chính Mặt Trời đã cung cấp nhiệt năng làm cho nước bốc hơi bay lên cao thành mây rồi thành mưa rơi xuống hồ chứa nước ở trên cao.

+ Nếu hồ cạn nước thì tuabin cũng ngừng hoạt động.

Câu 15. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào sử dụng điện năng?

A. Ô tô đồ chơi trẻ em có pin.

B. Máy bơm nước sử dụng trong gia đình.

C. Quạt hút gió sử dụng trong các phân xưởng.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có sử dụng điện năng.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đúng.

Câu 16. Sự vận chuyển điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu dùng bằng hệ thống dây dẫn có ưu điểm gì?

A. Không gây ô nhiễm môi trường.

B. Có thể đưa đến tận nơi sử dụng.

C. Không cần dùng nhà kho để chứa.

D. Có đủ các ưu điểm A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự vận chuyển điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu dùng bằng hệ thống dây dẫn có ưu điểm:

- Không gây ô nhiễm môi trường.

- Có thể đưa đến tận nơi sử dụng.

- Không cần dùng nhà kho để chứa.

Câu 17. Các bộ phận chính của một nhà máy nhiệt điện gồm lò xo đốt than, nồi hơi, tua bin, máy phát điện. Hãy cho biết năng lượng đã lần lượt được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào từ lò đốt than qua lò hơi, trong tua bin và trong máy phát điện?

A. Nhiệt năng hóa năng cơ năng điện năng.

B. Hóa năng cơ năng nhiệt năng điện năng.

C. Hóa năng nhiệt năng cơ năng điện năng.

D. Nhiệt năng cơ năng hóa năng điện năng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Lò đốt than: Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Nồi hơi: Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng của hơi.

- Tuabin: Cơ năng của hơi chuyển thành động năng của tuabin.

- Máy phát điện: Cơ năng chuyển hóa thành điện năng.

Câu 18. Hiện nay người ta rất hạn chế xây dựng các nhà máy nhiệt điện trong các thành phố. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Tránh ô nhiễm môi trường.

B. Lượng nhiên liệu trong các mỏ ngày càng cạn kiệt.

C. Hiệu quả không cao.

D. Các lí do A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện nay người ta rất hạn chế xây dựng các nhà máy nhiệt điện trong các thành phố để tránh ô nhiễm môi trường.

Câu 19. Các bộ phận chính của một nhà máy thủy điện gồm ống dẫn nước, tua bin và máy phát điện. Hãy cho biết năng lượng của nước biến đổi lần lượt từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận đó?

A. Động năng thế năng điện năng.

B. Thế năng động năng điện năng.

C. Thế năng điện năng.

D. Động năng điện năng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Ống dẫn nước: Thế năng của nước chuyển hóa thành động năng của nước.

- Tuabin: Động năng của nước chuyển hóa thành động năng của tuabin.

- Máy phát điện: Động năng chuyển hóa thành điện năng.

Câu 20. Khi máy phát điện hoạt động thì có sự chuyển hóa

A. nhiệt năng thành điện năng.

B. cơ năng thành điện năng.

C. cơ năng thành hóa năng.

D. nhiệt năng thành cơ năng.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi máy phát điện hoạt động thì có sự chuyển hóa cơ năng thành điện năng.

Câu 21. Trong dụng cụ nào dưới đây, điện năng biến đổi chủ yếu thành quang năng?

A. Bếp điện.

B. Đèn LED.

C. Quạt điện.

D. Máy điều hòa nhiệt độ.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong đèn LED điện năng biến đổi chủ yếu thành quang năng.

Câu 22. Trong nhà máy thủy điện, dạng năng lượng nào dưới đây được chuyển hoá thành điện năng?

A. Năng lượng nguyên tử.

B. Cơ năng.

C. Nhiệt năng.

D. Hóa năng.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong nhà máy thủy điện, cơ năng được chuyển hoá thành điện năng.

Câu 23. Trong mạch điện dùng acqui, điện năng được chuyển hóa từ

A. nhiệt năng.

B. quang năng.

C. hóa năng.

D. cơ năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong mạch điện dùng acqui, điện năng được chuyển hóa từ hóa năng.

Câu 24. Điện năng trong động cơ điện được biến đổi phần lớn thành

A. quang năng.

B. nhiệt năng.

C. cơ năng.

D. thế năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Điện năng trong động cơ điện được biến đổi phần lớn thành cơ năng.

Câu 25. Trường hợp nào dưới đây điện năng được tạo ra không phải do biến đổi trực tiếp từ cơ năng?

A. Ở nhà máy thủy điện.

B. Ở nhà máy nhiệt điện.

C. Ở pin mặt trời.

D. Ở nhà máy phát điện gió.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở pin mặt trời điện năng được tạo ra do biến đổi từ quang năng.

Câu 26. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Nhà máy thủy điện ít gây .... hơn nhà máy nhiệt điện.

A. ô nhiễm môi trường.

B. tiếng ồn.

C. ảnh hưởng.

D. Cả A, B, C đều được.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà máy thủy điện ít gây ô nhiễm môi trường hơn nhà máy nhiệt điện.

Câu 27. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Trong động cơ nhiệt, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành ....

A. nhiệt năng.

B. cơ năng.

C. hóa năng.

D. điện năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong động cơ nhiệt, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 28. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Động cơ điện biến đổi .... thành cơ năng, còn máy phát điện lại biến đổi .... thành điện năng.

A. cơ năng – cơ năng.

B. điện năng – điện năng.

C. điện năng – cơ năng.

D. cơ năng – điện năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Động cơ điện biến đổi điện năng thành cơ năng, còn máy phát điện lại biến đổi cơ năng thành điện năng.

Câu 29. Chọn phát biểu đúng, trong các câu sau.

A. Tua bin và máy phát điện là hai bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện.

B. Trong nhà máy thủy điện, năng lượng nước chuyển hóa thành điện năng.

C. Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng nhiên liệu chuyển hóa thành điện năng.

D. Cả ba phát biểu trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đều đúng.

Câu 30. Chọn phát biểu sai, trong các câu sau.

A. Ở nhà máy thủy điện, sử dụng năng lượng nước là năng lượng ban đầu.

B. Ở nhà máy nhiệt điện, sử dụng năng lượng nước là năng lượng ban đầu.

C. Ở nhà máy nhiệt điện, sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch là năng lượng ban đầu.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

B sai vì ở nhà máy nhiệt điện, sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch là năng lượng ban đầu.

Câu 31. Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?

A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.

B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.

C. Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.

D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.

Đáp án: B

Giải thích:

Mùa mưa hồ chứa đầy nước, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn

Câu 32. Vì sao nhà máy thủy điện lại phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao?

A. để chứa được nhiều nước hơn.

B. để nước có thế năng hơn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn.

C. để có nhiều nước làm mát máy.

D. để tránh lũ lụt do xây nhà máy.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhà máy thủy điện lại phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao để nước có thế năng hơn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn

Câu 33. Trong nhà máy nhiệt điện và thủy điện có một bộ phận giống nhau là tuabin. Vậy tuabin có nhiệm vụ gì?

A. Biến đổi cơ năng thành điện năng.

B. Đưa nước hoặc hơi nước vào máy phát điện.

C. Tích lũy điện năng được tạo ra.

D. Biến đổi cơ năng của nước thành cơ năng của roto máy phát điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Tuabin có nhiệm vụ biến đổi cơ năng của nước thành cơ năng của roto máy phát điện

Câu 34. Trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thủy điện, năng lượng được biến đổi theo nhiều giai đoạn, dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là gì?

A. Nhiệt năng

B. Điện năng

C. Hóa năng

D. Cơ năng

Đáp án: D

Giải thích:

Dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là cơ năng

Câu 35. Thế năng của một vật có trọng lượng P được nâng lên độ cao h bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: A = P.h. Một lớp nước dày 1m trên mặt một hồ chứa nước có diện tích 1 km2 và độ cao 200m so với cửa tuabin của nhà máy thủy điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu?

A. 2.1010J

B. 2.1012J

C. 4.1010J

D. 4.1012J

Đáp án: B

Giải thích:

Công mà lớp nước rộng 1km2, dày 1m, có độ cao 200m có thể sinh ra khi chảy vào tuabin là: A = Ph = Vdh (V là thể tích, d là trọng lượng riêng của nước).

A = (1000000.1). 10000.200 = 2.1012J.

Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tuabin sẽ dược chuyển hóa thành điện năng.

Câu 36. Trong nhà máy nhiệt điện, tác nhân trực tiếp làm quay tuabin là:

A. nhiên liệu

B. nước

C. hơi nước

D. quạt gió

Đáp án: C

Giải thích:

Tác nhân trực tiếp làm quay tuabin là hơi nước

Câu 37. Ở nhà máy thủy điện

A. nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

B. thế năng chuyển hóa thành động năng, rồi thành điện năng.

C. quang năng biến thành điện năng.

D. hóa năng biến thành điện năng.

Đáp án: B

Giải thích:

Ở nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa đã được chuyển hóa thành động năng rồi thành điện năng

Câu 38. Ở nhà máy nhiệt điện:

A. nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

B. nhiệt năng biến thành điện năng, rồi thành cơ năng.

C. quang năng biến thành điện năng.

D. hóa năng biến thành điện năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở nhà máy nhiệt điện, nhiệt năng biến thành cơ năng rồi thành điện năng.

Câu 39. Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là:

A. lò đốt than

B. nồi hơi

C. máy phát điện

D. tua bin

Đáp án: D

Giải thích:

Thế năng của nước trong hồ chứa đã được chuyển hóa thành động năng làm quay tua bin có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng

Câu 40. Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là:

A. tránh được ô nhiễm môi trường.

B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.

C. tiền đầu tư không lớn.

D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.

Đáp án: A

Giải thích:

Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là tránh được ô nhiễm môi trường.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân có đáp án

Trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Máy phát điện xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Truyền tải điện năng đi xa có đáp án

1 10,058 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: