TOP 40 câu Trắc nghiệm Máy phát điện xoay chiều (có đáp án 2024) – Vật lí 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 34.

1 6,043 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều

Câu 1. Chọn phát biểu đúng.

Trong máy phát điện xoay chiều

A. bộ phận đứng yên gọi là rôto.

B. bộ phận đứng yên gọi là stato.

C. bộ phận quay gọi là stato.

D. chỉ có bộ phận đứng yên rôto, không có bộ phận quay stato.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto.

Câu 2. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.

B. Cuộn dây dẫn và nam châm.

C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.

D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.

Đáp án: B

Giải thích:

Để có thể tạo ra dòng điện, máy phát điện xoay chiêu bắt buộc phải có 2 bộ phận chính là cuộn dây dẫn và nam châm.

Câu 3. Chọn phát biểu sai khi nói về bộ góp điện

A. Bộ góp điện trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ làm điện cực đưa dòng điện xoay chiều trong máy phát ra mạch ngoài.

B. Trong động cơ điện một chiều, bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên ngoài tác dụng làm điện cực đưa dòng điện một chiều vào động cơ nó còn có tác dụng chỉnh lưu.

C. Động cơ điện một chiều không có bộ góp điện, máy phát điện xoay chiều có bộ góp điện.

D. Bộ góp trong động cơ điện một chiều giúp đổi chiều dòng điện trong khung (rôto) để làm khung quay liên tục theo một chiều xác định.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – đúng.

C – sai. Vì động cơ điện một chiều và máy phát điện xoay chiều đều có bộ góp điện.

Câu 4. Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

A. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện.

B. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường.

C. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Cả hai đều dùng nam châm vĩnh cửu.

Đáp án: C

Giải thích:

A – sai. Vì đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp đều có phần quay là nam tạo ra từ trường.

B – sai. Vì đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp đều có phần đứng yên là cuộn dây tạo ra dòng điện.

C – đúng.

D – sai. Vì đinamô ở xe đạp dùng nam châm vĩnh cửu còn máy phát điện công nghiệp dùng nam châm điện.

Câu 5. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì

A. từ trường trong cuộn dây không biến đổi.

B. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.

C. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.

D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 6. Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ

A. 100 A.

B. 1 kA.

C. 10 kA.

D. 100 kA.

Đáp án: C

Giải thích:

Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 10 kA.

Câu 7. Chọn phát biểu sai.

A. Trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận đứng yên gọi là stato.

B. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta hiện nay là 50 Hz.

C. Trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận quay gọi là rôto.

D. Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1 vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 1 lần.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B , C – đúng.

D – sai. Vì khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1 vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần.

Câu 8. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:

A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.

B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.

C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.

D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 9. Trên hình vẽ 101 là mô hình tự tạo của máy phát điện xoay chiều. Muốn cho máy phát điện liên tục thì phải làm thế nào?

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/33.101.jpg?itok=mbjEFiPX

A. Chỉ quay khung dây một vòng.

B. Quay khung dây nửa vòng sau đó quay ngược lại nửa vòng.

C. Quay cho khung dây quay liên tục theo một chiều nhất định.

D. Quay khung dây một vòng sau đó quay khung dây ngược lại một vòng nữa.

Đáp án: C

Giải thích:

Muốn cho máy phát điện liên tục, ta phải quay cho khung dây quay liên tục theo một chiều nhất định.

Câu 10. Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?

A. Luôn đứng yên.

B. Luân phiên đổi chiều quay.

C. Chuyển động đi lại như con thoi.

D. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều

Đáp án: D

Giải thích:

Trong máy phát điện xoay chiều, khi máy làm việc rôto sẽ luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.

Câu 11. Trên thực tế, người ta làm rôto của máy phát điện xoay chiều quay bằng cách nào?

A. Dùng động cơ nổ.

B. Dùng tua bin nước.

C. Dùng cánh quạt gió.

D. Các cách A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Trên thực tế, người ta làm rôto của máy phát điện xoay chiều quay bằng nhiều cách như dùng động cơ nổ, dùng tua bin nước, dùng cánh quạt gió,…

A, B, C đều đúng.

Câu 12. Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm, khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?

A. Tạo ra từ trường.

B. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây tăng.

C. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây giảm.

D. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm, khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 13. Máy phát điện xoay chiều biến đổi

A. cơ năng thành điện năng.

B. điện năng thành cơ năng.

C. cơ năng thành nhiệt năng.

D. nhiệt năng thành cơ năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Máy phát điện xoay chiều biến đổi cơ năng thành điện năng.

Câu 14. Chọn phát biểu đúng.

A. Trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận đứng yên gọi là rôto.

B. Trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận quay gọi là stato.

C. Có 2 loại máy phát điện xoay chiều.

D. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta hiện nay là 100 Hz.

Đáp án: C

Giải thích:

A – sai. Vì trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận đứng yên gọi là stato.

B – sai. Vì trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận quay gọi là rôto.

C – đúng.

D – sai. Vì tần số quay của máy phát điện ở nước ta hiện nay là 50 Hz.

Câu 15. Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?

A. 1 bộ phận.

B. 2 bộ phận.

C. 3 bộ phận.

D. 4 bộ phận.

Đáp án: B

Giải thích:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Câu 16. Ở Việt Nam, các máy cung cấp điện cho lưới điện quốc gia có tần số bao nhiêu Hz?

A. 25 Hz.

B. 50 Hz.

C. 75 Hz.

D. 100 Hz.

Đáp án: B

Giải thích:

Ở Việt Nam, các máy cung cấp điện cho lưới điện quốc gia có tần số 50 Hz.

Câu 17. Trong máy phát điện xoay chiều và động cơ điện một chiều có hai bộ phận là rôto và stato. Làm thế nào để phân biệt được hai bộ phận này?

A. Bộ phận nào quay là rôto, bộ phận đứng yên là stato.

B. Bộ phận nào quay là stato, bộ phận đứng yên là rô to.

C. Bộ phận nào quay là stato.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong máy phát điện xoay chiều và động cơ điện một chiều có hai bộ phận là rôto và stato. Bộ phận nào quay là rôto, bộ phận đứng yên là stato.

Câu 18. Thông tin nào dưới đây là đúng khi so sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của điamô xe đạp và các máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp?

A. Điamô xe đạp chỉ gắn trên xe đạp còn máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp có thể sử dụng ở nhiều nơi khác nhau.

B. Đều có hai bộ phận chính là nam châm để tạo ra từ trường và cuộn dây để tạo ra dòng điện. Một trong hai bộ phận đứng yên, bộ phận còn lại quay.

C. Điamô xe đạp có kích thước nhỏ, cho một hiệu điện thế nhỏ và tạo ra một dòng điện có công suất nhỏ, trong khi đó máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp có kích thước lớn, có thể cho một hiệu điện thế lớn hơn và tạo ra một dòng điện có công suất lớn hơn.

D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đều đúng.

Câu 19. Rôto trong máy phát điện xoay chiều

A. là bộ phận quay.

B. luôn là nam châm.

C. là bộ phận đứng yên.

D. luôn là cuộn dây dẫn.

Đáp án: A

Giải thích:

Rôto trong máy phát điện xoay chiều là bộ phận quay.

Câu 20. Có mấy loại máy phát điện xoay chiều?

A. 4 loại.

B. 3 loại.

C. 2 loại.

D. 1 loại.

Đáp án: C

Giải thích:

Có 2 loại máy phát điện xoay chiều:

+ Loại 1: Máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay.

+ Loại 2: Máy phát điện xoay chiều có nam châm quay.

Câu 21. Bộ góp điện của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính nào?

A. Chỉ có hai vành khuyên.

B. Hai vành bán khuyên và hai thanh quét.

C. Hai vành khuyên và hai thanh quét.

D. Một vành bán khuyên, một vành khuyên và hai thanh quét.

Đáp án: C

Giải thích:

Bộ góp điện của máy phát điện xoay chiều gồm hai vành khuyên và hai chổi quét.

Câu 22. Stato trong máy phát điện xoay chiều

A. là bộ phận quay.

B. luôn là nam châm.

C. là bộ phận đứng yên.

D. luôn là cuộn dây dẫn.

Đáp án: C

Giải thích:

Stato trong máy phát điện xoay chiều là bộ phận đứng yên.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Máy phát điện xoay chiều là máy biến điện năng thành cơ năng.

B. Máy phát điện là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt còn dòng điện một chiều thì không có tác dụng nhiệt.

D. Dòng điện xoay chiều là dòng điện chiều không đổi theo thời gian.

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai. Vì máy phát điện xoay chiều là máy biến cơ năng thành điện năng.

B – đúng.

C – sai. Vì cả dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều đều có tác dụng nhiệt.

D – sai. Vì dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi.

Câu 24. Để tạo ra dòng điện xoay chiều trong máy phát điện xoay chiều, người ta dùng

A. chuyển động dao động qua lại của nam châm trước cuộn dây dẫn.

B. chuyển động quay của nam châm hoặc cuộn dây dẫn.

C. chuyển động thẳng tới lui của nam châm trước cuộn dây dẫn.

D. chuyển động thẳng tới lui của cuộn dây dẫn trước nam châm.

Đáp án: B

Giải thích:

Để tạo ra dòng điện xoay chiều trong máy phát điện xoay chiều, người ta dùng chuyển động quay của nam châm hoặc cuộn dây dẫn.

Câu 25. Bố trí một mạch như hình.

Khi đóng khóa K

A. miếng sắt bị nam châm điện hút chặt.

B. miếng sắt bị nam châm điện đẩy ra.

C. miếng sắt không bị ảnh hưởng gì.

D. miếng sắt liên tục bị nam châm điện hút, đẩy.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi đóng khóa K, có dòng điện xoay chiều chạy trong nam châm điện. Mỗi khi dòng điện đổi chiều thì nam châm điện đổi cực. Nhưng dù là cực nào hướng về phía thanh sắt thì nam châm điện vẫn luôn hút sắt. Do đó, miếng sắt luôn bị nam châm hút.

Câu 26. Hình bên dưới là sơ đồ một mẫu máy phát điện. Nam châm phải quay theo trục nào thì trong cuộn dây mới xuất hiện dòng điện xoay chiều?

A. Trục PQ.

B. Trục MN.

C. Nam châm quay theo bất kì trục nào cũng tạo ra được dòng điện.

D. Nam châm chỉ cần đứng yên cũng tạo ra được dòng điện.

Đáp án: B

Giải thích:

Nam châm quay theo trục MN thì trong cuộn dây mới xuất hiện dòng điện xoay chiều vì khi đó đường sức từ qua cuộn dây mới biến thiên.

Câu 27. Dạng năng lượng nào được chuyển hóa thành điện năng sinh ra bởi đinamô xe đạp?

A. Nhiệt năng.

B. Cơ năng.

C. Hóa năng.

D. Quang năng.

Đáp án: B

Giải thích:

Đinamô xe đạp biến đổi cơ năng thành điện năng.

Câu 28. Rôto trong máy phát điện xoay chiều

A. luôn là nam châm.

B. luôn là cuộn dây dẫn.

C. có thể là nam châm hoặc cuộn dây dẫn.

D. là bộ phận đứng yên.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B – sai. C đúng. Vì rôto trong máy phát điện xoay chiều có thể là nam châm hoặc cuộn dây dẫn.

D – sai. Vì rôto trong máy phát điện xoay chiều là bộ phận quay.

Câu 29. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều?

A. Phần đứng yên gọi là stato, phần quay gọi là rôto.

B. Máy phát điện xoay chiều có hai thành phần chính: nam châm và cuộn dây dẫn.

C. Nam châm là phần tạo ra từ trường, cuộn dây dẫn tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đúng.

Câu 30. Phát biểu nào sau đây là sai.

A. Máy phát điện là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Máy phát điện xoay chiều là máy biến cơ năng thành điện năng.

C. Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều đều có tác dụng nhiệt.

D. Stato của máy phát điện có công suất lớn là nam châm vĩnh cữu.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đúng.

D – sai. Vì stato của máy phát điện có công suất lớn là nam châm điện.

Câu 31. Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện

C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường

D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu

Đáp án: A

Giải thích:

A - đúng

B - sai vì: Phần quay là nam châm tạo ra từ trường

C - sai vì: Phần đứng yên là cuộn dây tạo ra dòng điện

D - sai vì: Đinamô dùng nam châm vĩnh cửu, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm điện

Câu 32. Máy phát điện công nghiệp cho dòng điện có cường độ:

A. 1kA

B. 1A

C. 10kA

D. 100kA

Đáp án: C

Giải thích:

Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 10kA và hiệu điện thế xoay chiều 10,5kV

Câu 33. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện

A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện

B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn

C. Cuộn dây dẫn và nam châm

D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt

Đáp án: C

Giải thích:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Câu 34. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:

A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng

B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng

C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi

D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm

Đáp án: D

Giải thích:

Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 35. Trong máy phát điện xoay chiều, roto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?

A. Luôn đứng yên

B. Chuyển động đi lại như con thoi

C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều

D. Luân phiên đổi chiều quay

Đáp án: C

Giải thích:

Trong máy phát điện xoay chiều, roto luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều

Câu 36. Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn

Câu 37. Chọn phát biểu đúng.

A. Bộ phận đứng yên gọi là roto

B. Bộ phận quay gọi là stato

C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều

D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ

Đáp án: C

Giải thích:

A - sai vì: Bộ phận đứng yên gọi là stato

B - sai vì: Bộ phận quay gọi là roto

C - đúng

D - sai vì: Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn

Câu 38. Có mấy loại máy phát điện xoay chiều

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

- Có hai loại máy phát điện xoay chiều:

+ Loại 1: Khung dây quay (Rôto) thì có thêm bộ góp (hai vành khuyên nối với hai đầu dây, hai vành khuyên tì lên hai thanh quét, khi khung dây quay thì vành khuyên quay còn thanh quét đứng yên). Loại này chỉ khác động cơ điện một chiều ở bộgóp (cổ góp). Ở máy phát điện một chiều là hai bán khuyên tì lên hai thanh quét.

+ Loại 2: Nam châm quay (nam châm này là nam châm điện): Rôto

Câu 39. Chọn phát biểu sai.

A. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là roto

B. Khi roto của máy phát điện xoay chiều quay được 1 vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 1 lần

C. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của roto

D. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta hiện nay là 50Hz

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần

Câu 40. Chọn phát biểu sai khi nói về bộ góp điện

A. Động cơ điện một chiều không có bộ góp điện, máy phát điện xoay chiều có bộ góp điện

B. Trong động cơ điện một chiều, bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên ngoài tác dụng làm điện cực đưa dòng điện một chiều vào động cơ nó còn có tác dụng chỉnh lưu

C. Bộ góp điện trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ làm điện cực đưa dòng điện xoay chiều trong máy phát ra mạch ngoài.

D. Bộ góp trong động cơ điện một chiều giúp đổi chiều dòng điện trong khung (roto) để làm khung quay liên tục theo một chiều xác định

Đáp án: A

Giải thích:

A - sai vì: Động cơ điện một chiều và máy phát điện xoay chiều đều có bộ góp điện

B, C, D - đúng

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Truyền tải điện năng đi xa có đáp án

Trắc nghiệm Máy biến thế có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết chương 2: Điện từ học có đáp án

Trắc nghiệm Hiện tượng khúc xạ ánh sáng có đáp án

1 6,043 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: