TOP 40 câu Trắc nghiệm Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân (có đáp án 2024) – Vật lí 9
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 62: Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 62.
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 62: Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 62: Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân
Câu 1. Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
A. Không gây ô nhiễm môi trường.
B. Không tốn nhiên liệu.
C. Thiết bị gọn nhẹ.
D. Có công suất rất lớn.
Đáp án: C
Giải thích:
Ưu điểm của điện gió:
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Không tốn nhiên liệu.
- Có công suất rất lớn.
Câu 2. Vì sao điện năng lại được sử dụng rộng rãi trong thực tế?
A. Vì điện năng dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
B. Vì điện năng dễ sản xuất và truyền tải.
C. Vì điện năng được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hiện đại như tự động hóa, viễn thông, công nghệ thông tin.
D. Vì tất cả các lí do trên.
Đáp án: D
Giải thích:
Điện năng lại được sử dụng rộng rãi trong thực tế, vì:
- điện năng dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
- điện năng dễ sản xuất và truyền tải.
- điện năng được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hiện đại như tự động hóa, viễn thông, công nghệ thông tin.
Câu 3. Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được
A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.
Đáp án: B
Giải thích:
Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
Câu 4. Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành
A. cơ năng.
B. nhiệt năng.
C. cơ năng và nhiệt năng.
D. cơ năng và năng lượng khác.
Đáp án: A
Giải thích:
Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành cơ năng.
Câu 5. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:
A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.
C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.
D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.
Đáp án: D
Giải thích:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là: Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.
Câu 6. Trong các cách sản xuất điện năng sau đây, cách nào không sử dụng máy phát điện xoay chiều?
A. Thủy điện.
B. Điện gió.
C. Nhiệt điện.
D. Điện Mặt Trời.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C đều sử dụng máy phát điện xoay chiều.
D vì nguồn điện từ năng lượng Mặt Trời qua tấm pin tạo ra là điện một chiều.
Câu 7. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là:
A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.
Đáp án: A
Giải thích:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là: Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
Câu 8. Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là
A. nhà máy phát điện gió.
B. pin mặt trời.
C. nhà máy thuỷ điện.
D. nhà máy nhiệt điện.
Đáp án: C
Giải thích:
Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là nhà máy nhiệt điện.
Câu 8. Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?
A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
Đáp án: B
Giải thích:
Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
Câu 9. Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?
A. Nhà máy nhiệt điện đốt than.
B. Nhà máy điện gió.
C. Nhà máy điện nguyên tử.
D. Nhà máy thủy điện.
Đáp án: B
Giải thích:
Nhà máy điện gió có công suất không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết.
Câu 10. Ánh sáng Mặt Trời mang đến mỗi mét vuông mặt đất một công suất 0,9kW. Hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%. Muốn sử dụng pin Mặt Trời để thắp sáng một bóng đèn loại 10W và hai bóng đèn loại 40W thì diện tích các tấm pin Mặt Trời là:
A. bằng 0,11 m2.
B. gần bằng 1,11 m2.
C. bằng 1 m2.
D. bằng 0,5 m2.
Đáp án: C
Giải thích:
Công suất sử dụng tổng cộng:
P i = NĐ1. P Đ1 + NĐ2. P Đ2 = 1.10 + 2.40 = 90W.
Vì hiệu suất của pin mặt trời: nên công suất của ánh sáng mặt trời cần cung cấp cho pin Mặt Trời:
P tp =
Mặt khác: P tp = P 0.S
=> Diện tích tấm pin Mặt Trời:
Câu 11. Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát điện gió cung cấp?
A. Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió.
B. Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng xoay chiều.
C. Pin Mặt Trời do dòng điện liên tục, còn mát phát điện gió cho dòng điện đứt quãng.
D. Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng xoay chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng một chiều biến đổi.
Đáp án: B
Giải thích:
A, C sai vì pin Mặt Trời hay máy phát điện gió hoạt động đều phụ thuộc vào thời tiết.
D sai vì dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng xoay chiều.
Câu 12. Trong các nhà máy phát điện, điện năng thu được có giá trị như thế nào so với năng lượng làm cho máy phát điện hoạt động?
A. Luôn lớn hơn.
B. Không so sánh được.
C. Luôn bằng nhau.
D. Luôn nhỏ hơn.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong các nhà máy phát điện, điện năng thu được luôn nhỏ hơn năng lượng làm cho máy phát điện hoạt động.
Câu 13. Ở một nhà máy thủy điện, trong một phút có 6000 m3 nước đổ xuống cửa vào của tua bin máy phát điện từ độ cao 100 m so với cửa tua bin. Biết hiệu suất chuyển hóa từ cơ năng sang điện năng của nhà máy thủy điện này là 86%. Công suất điện do nhà máy này phát ra là:
A. 86 MW.
B. 5160 MW.
C. 6977 MW.
D. 116,2MW.
Đáp án: A
Giải thích:
Công do nước thực hiện khi đổ vào cửa tua bin chính là cơ năng của dòng nước
A = P.h = 10.m.h = 10. V.D.h = 10.6000.1000.100 = 6.109 (J).
(V là thể tích, D là khối lượng riêng của nước, h là quãng đường nước chuyển động).
Công suất toàn phần của nước thực hiện trong 1 phút là
Ptp =
Do hiệu suất của nhà máy điện là 86% nên công suất điện do nhà máy này phát ra là:
Câu 14. Trong các vật sau đây, vật nào có sử dụng pin quang điện?
A. Máy tính bỏ túi.
B. Máy vi tính.
C. Quạt điện.
D. Bàn là điện.
Đáp án: A
Giải thích:
B, C, D không sử dụng ơin quan điện.
Câu 15. Muốn cho pin Mặt Trời phát điện phải có điều kiện gì?
A. Phải có một nguồn điện.
B. Phải có một nam châm điện.
C. Phải có ánh sáng chiếu vào nó.
D. Phải nung nóng nó lên.
Đáp án: C
Giải thích:
Muốn cho pin Mặt Trời phát điện phải có ánh sáng chiếu vào nó.
Câu 16. Các bộ phận chính của một máy phát điện chạy bằng gió gồm cánh quạt gió nối đồng trục với rô to của máy phát điện. Năng lượng của gió đã được biến đổi lần lượt qua các bộ phận của máy như thế nào?
A. Động năng của gió → điện năng.
B. Cơ năng của rô to → điện năng.
C. Động năng của gió → cơ năng của rô to → điện năng.
D. Cơ năng của rô to → động năng của gió → điện năng.
Đáp án: C
Giải thích:
Năng lượng của gió đã được biến đổi lần lượt qua các bộ phận của máy: Động năng của gió → cơ năng của rô to → điện năng.
Câu 17. Ánh sáng Mặt Trời mang đến mỗi mét vuông mặt đất một công suất 0,8kW. Hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%. Cần phải làm các tấm pin Mặt Trời có diện tích tổng cộng là bao nhiêu để cung cấp một công suất điện là 275W?
A. S = 3,4375 km2.
B. S = 3,4375 m2.
C. S = 3,4375 cm2.
D. S = 3,4375 mm2.
Đáp án: B
Giải thích:
Công suất sử dụng tổng cộng là 275W
Vì hiệu suất của pin mặt trời: nên công suất của ánh sáng mặt trời cần cung cấp cho pin Mặt Trời: P tp =
Mặt khác: P tp = P 0.S
=> Diện tích tấm pin Mặt Trời:
Câu 18. Trong các nhà máy điện hạt nhân, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?
A. Năng lượng của than.
B. Năng lượng của nước ở trên cao.
C. Năng lượng hạt nhân.
D. Năng lượng của gió.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong các nhà máy điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân đã được chuyển hóa thành điện năng.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo và sự biến đổi năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân và nhà máy nhiệt điện?
A. Nhà máy nhiệt điện biến năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành điện năng.
B. Hai nhà máy điện đều có hai bộ phận chính là tua bin và máy phát điện.
C. Nhà máy điện hạt nhân biến năng lượng hạt nhân thành điện năng.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C đều đúng
Câu 20. So với việc sử dụng trực tiếp các dạng năng lượng khác thì việc sử dụng điện năng có những ưu điểm nổi bật gì?
A. Có thể dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
B. Không cần có kho chứa và có hiệu suất cao.
C. Không gây ô nhiễm môi trường.
D. Có đầy đủ các ưu điểm A, B và C.
Đáp án: D
Giải thích:
Sử dụng điện năng có cả 3 ưu điểm trên.
Câu 21. Trong nhà máy điện hạt nhân, dạng năng lượng nào dưới đây được chuyển hóa thành điện năng?
A. Hóa năng.
B. Thế năng.
C. Quang năng.
D. Năng lượng hạt nhân.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong nhà máy điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân được chuyển hóa thành điện năng.
Câu 22. Cơ năng không chuyển hóa trực tiếp thành điện năng ở
A. nhà máy nhiệt điện.
B. nhà máy thủy điện.
C. máy phát điện gió.
D. pin mặt trời.
Đáp án: D
Giải thích:
Ở pin Mặt Trời quang năng chuyển hóa trực tiếp thành điện năng.
Câu 23. Bộ phận nào trong nhà máy điện hạt nhân có nhiệm vụ biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện năng?
A. Động cơ điện.
B. Tua bin.
C. Máy biến thế điện.
D. Máy phát điện.
Đáp án: D
Giải thích:
Máy phát điện trong nhà máy điện hạt nhân có nhiệm vụ biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện năng.
Câu 24. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Pin mặt trời biến đổi ..... thành điện năng.
A. quang năng.
B. thế năng.
C. nhiệt năng.
D. hóa năng.
Đáp án: A
Giải thích:
Pin mặt trời biến đổi quang năng thành điện năng.
Câu 25. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Máy phát điện gió biến đổi ..... thành điện năng.
A. nhiệt năng.
B. thế năng.
C. năng lượng gió.
D. hóa năng.
Đáp án: C
Giải thích:
Máy phát điện gió biến đổi năng lượng gió thành điện năng.
Câu 26. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Động cơ điện và máy phát điện có ... lớn; máy hơi nước có ... nhỏ.
A. năng lượng – năng lượng.
B. hiệu suất – hiệu suất.
C. năng lượng – hiệu suất.
D. hiệu suất – năng lượng.
Đáp án: B
Giải thích:
Động cơ điện và máy phát điện có hiệu suất lớn; máy hơi nước có hiệu suất nhỏ.
Câu 27. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân có hai bộ phận giống nhau là ....
A. tua bin và động cơ điện.
B. lò đốt và tua bin.
C. tua bin và máy phát điện.
D. Lò phản ứng và máy phát điện.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân có hai bộ phận giống nhau là tua bin và máy phát điện.
Câu 28. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Gió thổi làm bụi bay mù mịt, nếu mạnh có thể làm đổ cây cối, nhà cửa. Điều đó chứng tỏ gió có ......
A. khả năng tác dụng lực.
B. năng lượng.
C. A hoặc B đều được.
D. Đáp án khác.
Đáp án: C
Giải thích:
Gió thổi làm bụi bay mù mịt, nếu mạnh có thể làm đổ cây cối, nhà cửa. Điều đó chứng tỏ gió có năng lượng hoặc khả năng tác dụng lực.
Câu 29. Chọn phát biểu đúng, trong các câu sau.
A. Dưới tác dụng của ánh sáng, pin mặt trời đã biến đổi năng lượng của ánh sáng thành hóa năng.
B. Có thể coi cánh quạt trong máy phát điện gió đóng vai trò như tua bin trong nhà máy nhiệt điện hay thủy điện.
C. Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành điện năng.
D. Cả B và C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
A sai vì dưới tác dụng của ánh sáng, pin mặt trời đã biến đổi năng lượng của ánh sáng thành điện năng.
Câu 30. Chọn phát biểu sai, trong các câu sau.
A. Pin mặt trời biến đổi quang năng thành điện năng.
B. Pin điện biến đổi hóa năng thành quang năng.
C. Pin điện biến đổi hóa năng thành điện năng.
D. Trong nhà máy điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân chuyển hóa thành điện năng.
Đáp án: B
Giải thích:
B sai vì pin điện biến đổi hóa năng thành điện năng.
Câu 31. Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?
A. Nhà máy nhiệt điện đốt than
B. Nhà máy điện gió
C. Nhà máy điện nguyên tử
D. Nhà máy thủy điện
Đáp án: D
Giải thích:
Trong các nhà máy phát điện, nhà máy thủy điện có công suất phát điện không ổn định nhất
Câu 32. Trong pin mặt trời có sự chuyển hóa:
A. Quang năng thành điện năng.
B. Nhiệt năng thành điện năng.
C. Quang năng thành nhiệt năng.
D. Nhiệt năng thành cơ năng.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong pin mặt trời có sự chuyển hóa quang năng thành điện năng
Câu 33. Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát điện gió cung cấp?
A. Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió.
B. Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng xoay chiều.
C. Pin Mặt Trời do dòng điện liên tục, còn mát phát điện gió cho dòng điện đứt quãng.
D. Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng xoay chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng một chiều biến đổi.
Đáp án: B
Giải thích:
Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió là xoay chiều
Câu 34. Ánh sáng Mặt Trời mang đến cho mỗi mét vuông mặt đất một công suất 1,4 kW. Hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%. Hãy tính xem cần phải làm các tấm pin Mặt Trời có diện tích tổng cộng là bao nhiêu để cung cấp điện cho một trường học sử dụng 20 bóng đèn 100W và 10 quạt điện 75W.
A. 0,196 m2
B. 19,6 m2
C. 29,6 m2
D. 9,6 m2
Đáp án: B
Giải thích:
- Công suất sử dụng tổng cộng của trường học là: 20.100 +10.75 = 2750W.
- Vì hiệu suất của tấm pin Mặt Trời là 10 % nên công suất của ánh sáng Mặt Trời cần cung cấp cho pin Mặt Trời là : 2750.10 = 27500 W.
- Diện tích tấm pin Mặt Trời cần sử dụng là:
Câu 35. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
A. Không gây ô nhiễm môi trường.
B. Thiết bị gọn nhẹ.
C. Có công suất lớn.
D. Không tốn nhiên liệu.
Đáp án: B
Câu 36. Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?
A. Cơ năng
B. Nhiệt năng
C. Hóa năng
D. Quang năng
Đáp án: A
Giải thích:
Cơ năng đã được chuyển hóa thành điện năng
Câu 37. Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
A. Không gây ô nhiễm môi trường.
B. Không tốn nhiên liệu.
C. Thiết bị gọn nhẹ.
D. Có công suất rất lớn.
Đáp án: C
Giải thích:
Thiết bị gọn nhẹ không phải là ưu điểm của điện gió
Câu 38. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:
A. năng lượng hạt nhân – cơ năng – điện năng.
B. năng lượng hạt nhân – cơ năng – nhiệt năng – điện năng.
C. năng lượng hạt nhân – thế năng – điện năng.
D. năng lượng hạt nhân – nhiệt năng – cơ năng – điện năng.
Đáp án: D
Giải thích:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là năng lượng hạt nhân – nhiệt năng – cơ năng – điện năng
Câu 39. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là:
A. năng lượng gió – cơ năng – điện năng.
B. năng lượng gió – nhiệt năng – cơ năng – điện năng.
C. năng lượng gió – hóa năng - cơ năng – điện năng.
D. năng lượng gió – quang năng – điện năng.
Đáp án: A
Giải thích:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là năng lượng gió – cơ năng – điện năng
Câu 40. Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
A. nhà máy phát điện gió
B. pin mặt trời
C. nhà máy thủy điện
D. nhà máy nhiệt điện
Đáp án: D
Giải thích:
Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là nhà máy nhiệt điện
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có đáp án
Trắc nghiệm Máy phát điện xoay chiều có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án