TOP 5 mẫu Ấn tượng về hình tượng Chí Phèo (2024) SIÊU HAY

Ấn tượng về hình tượng Chí Phèo lớp 11 Cánh diều gồm các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 954 16/07/2024


Ấn tượng về hình tượng Chí Phèo

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo.

Tài liệu VietJack

Ấn tượng về hình tượng Chí Phèo (mẫu 1)

Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao điển hình cho số phận đầy bất công, oan trái của người nông dân trong xã hội cũ. Chí được sinh ra trong một cái lò gạch cũ và được nuôi lớn dưới sự đùm bọc của xóm làng. Chí vốn là người lương thiện, thật thà, chăm chỉ nhưng vì sự ghen tuông mù quáng của tên cường hào Bá kiến hắn đã đẩy Chí vào con đường tù tội, khiến chí tha hóa, trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Từ một người được mọi người quý mến, Chí đi tù trở về với vết sẹo dài trên mặt khiến ai cũng xa lánh, khiếp sợ. Chí suốt ngày chìm trong cơn say, Chí chửi bất cứ thứ gì mà Chí thấy “chửi cả làng Vũ Đại”. Thế rồi Thị Nở xuất hiện đã khiến trái tim Chí thổn thức, khát vọng làm người trước giờ xa vời với Chí nhưng nay lại bùng cháy, sục sôi. Bát cháo hành của Thị đã thức tỉnh con người hắn: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Ấy thế mà Bà cô đã cấm Thị quen một người chuyên đi rạch mặt ăn vạ như Chí, chính bà cô đã tước đi quyền làm người của Chí, chính bà là điển hình cho những hủ tục của xã hội đương thời. Chí suy sụp, đau khổ, hắn muốn trở lại làm người nhưng không ai cho hắn quyền được sống như vậy. Hắn hận đời, hận người đã khiến cuộc đời mình thành như vậy, hắn vung dao giết tên Bá Kiến rồi kết liễu bản thân mình, đó cũng là con đường đúng đắn giải thoát cho hắn khỏi cuộc sống tù đày.

Ấn tượng về hình tượng Chí Phèo (mẫu 2)

Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong lò gạch cũ nhưng Chí lớn lên dưới tình yêu thương của xóm làng và là con người lương thiện. Thế nhưng cuộc đời như muốn trêu đùa với Chí, chỉ vì sự ghen tuông thái quá của tên Bá Kiến, hắn đã thông đồng với quan trên để đầy chí vào khung sắt ngục tù. Chính hắn đã khiến Chí từ một người hiền lành, chăm chỉ trở thành “con quỷ của làng Vũ Đại”. Cuộc đời của Chí tưởng trừng sẽ chìm trong bế tắc, mãi mãi không nhận ra kẻ thù của mình cho đến khi Chí gặp được Thị Nở. Thị Nở cho hắn cảm nhận được quan tâm, yêu thương,khiến hắn lâu lắm rồi với có cảm giác tỉnh rượu, khiến hắn bỗng dưng nghe được những âm thành của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng người đi chợ,… Những điều đó khiến Chí bừng lên khao khát về cuộc sống, khao khát được hào nhập với mọi người. Thế nhưng chính Thị lại là người dập tắt đi khát vọng của Chí, Thị cự tuyệt Chí vì bà Cô không cho phép quen người chuyên đi rạch mặt ăn vạ như vậy. Chí đau khổ, suy sụp lắm, Chí càng uống rượu lại càng tỉnh, tỉnh để ngẫm về cuộc đời nghiệt ngã của mình. Thế rồi Chí cầm giao đến nhà Bá Kiến đòi quyền lương thiện: “Ai cho tao lương thiện”, Chí vung dao giết kẻ thù của mình là Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời mình, kết thúc chuỗi ngày tháng đau khổ.

Ấn tượng về hình tượng Chí Phèo (mẫu 3)

Hình tượng Chí Phèo trong truyện Nam Cao để lại trong em một ấn tượng sâu đậm về số phận đầy đau thương và bất công. Em cảm nhận được sự hiền lành, chăm chỉ của Chí Phèo trong khi còn sống dưới tình yêu thương của xóm làng. Nhưng sự đố kị và ghen tuông mù quáng của Bá Kiến đã khiến Chí bị đẩy vào con đường tù tội và trở thành con quỷ của làng. Em cảm thấy xót xa và đau lòng khi Chí không được sống như một con người đúng nghĩa và khao khát được hào nhập với mọi người nhưng lại bị Thị Nở cự tuyệt vì bị cấm đoán bởi bà cô. Em cảm thấy thương cảm khi Chí vượt qua đau khổ, uống rượu để tỉnh táo suy nghĩ về cuộc đời mình. Và em cảm thấy cảm động khi Chí cầm giao đến nhà Bá Kiến đòi quyền lương thiện, vung dao giết kẻ thù và tự kết thúc cuộc đời mình.

Ấn tượng về hình tượng Chí Phèo (mẫu 4)

Ấn tượng sâu đậm nhất trong em về Chí Phèo là hình ảnh một con người bị tha hóa đến mức không còn nhận ra chính mình. Gương mặt đầy sẹo, tiếng cười man rợ, những cơn say triền miên là minh chứng cho một linh hồn bị bóp nghẹt bởi xã hội bất công. Nhưng sâu thẳm trong Chí Phèo vẫn le lói khát khao được yêu thương, được làm người lương thiện. Tia sáng hiếm hoi ấy đã lóe lên khi gặp Thị Nở, nhưng rồi cũng nhanh chóng bị dập tắt bởi định kiến xã hội. Cuối cùng, Chí Phèo chọn cách trả thù để giải thoát cho bản thân, nhưng đó lại là một sự giải thoát đầy bi kịch. Qua nhân vật này, Nam Cao đã lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến đã đẩy con người vào bước đường cùng, đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với những số phận bất hạnh.

Ấn tượng về hình tượng Chí Phèo (mẫu 5)

Nam Cao, một tài năng lỗi lạc trong văn học Việt Nam hiện đại, đã để lại nhiều tác phẩm có ý nghĩa. 'Chí Phèo' là một kiệt tác của ông, đề cập đến cuộc sống của người nông dân trước Cách mạng. Tác phẩm không chỉ là giọng nói của những người nông dân mà còn là lời buộc tội xã hội thời đó đã chà đạp lên quyền sống của con người. Từ đầu, Nam Cao đã tạo dựng hình ảnh của nhân vật một cách cuốn hút: 'Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi'. Tiếng lời thô tục của Chí làm tăng sự tò mò của độc giả. Cuộc sống khắc nghiệt đã khiến Chí nói ra những lời chửi này? Chí Phèo là đứa trẻ không cha, không mẹ, bị bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời. Không được cha mẹ thừa nhận, Chí trải qua những lần nhận nuôi từ người này sang người khác. Từ việc được một người nhặt về nuôi, đến một bà góa, rồi lại đến bác phó cối. Cuộc sống của Chí phản ánh khó khăn của người dân trước Cách mạng tháng Tám. Đến khi mười tám tuổi, Chí làm việc cho nhà Bá Kiến để kiếm miếng cơm. Chí, một con người chân chất và mộc mạc, nhưng xã hội đã làm biến đổi bản chất tốt của Chí. Bị Bá Kiến hãm hại và đẩy vào tù, Chí không chịu khuất phục. Nhưng trong xã hội đó, những người lương thiện không có chỗ. Nhà tù thực dân trở thành nơi hủy hoại lòng tốt của Chí.

1 954 16/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: