TOP 10 mẫu Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (2024) SIÊU HAY

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 920 17/07/2024


Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Pháp luật được hiểu là một hệ thống các quy tắc xử sự chung được Nhà nước đề ra và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi cá nhân trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị trong bộ máy chính quyền Nhà nước. Pháp luật không cấu thành nên các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật là một phương thức hữu hiệu để định hướng và phân phối sự phát triển của các quan hệ xã hội. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập hóa, hiện đại hóa, đời sống xã hội đang có nhiều sự thay đổi lớn, khi đó vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cải cách hay cách mạng xã hội, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự phản kháng và lực cản từ nhiều phía. Ngược lại, những yếu tố cổ hủ, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trong điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều tiết các động thái xã hội và các quan hệ phát sinh từ các biến đổi xã hội quan trọng đó”. Dưới sự kiểm soát của pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được đề cao, nhờ đó sự tồn tại của chúng được hiện hữu, trở nên chính thức và chắc chắn, không thể xoay chuyển. Có thể nói, mọi chủ trương cải cách, đổi mới nếu không có pháp luật đảm bảo thì khó có thể thành công, pháp luật thật sự rất cần thiết và quan trọng với cuộc sống như khí trời để thở vậy.

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 2)

Đã bao giờ bạn tự hỏi về tầm quan trọng của pháp luật, vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở? Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật sinh ra giúp duy trì trật từ xã hội và là chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, tội phạm sẽ giảm bớt, thậm chí là không xuất hiện. Các hành vi thiếu văn hóa, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân và người khác không còn, mỗi người tự ý thức được hành vi của mình, xã hội sẽ văn minh hơn. Ngược lại khi xã hội không có pháp luật, mỗi người tự làm theo ý mình, trật tự xã hội bị phá vỡ gây ra những hậu quả khôn lường, đời sống nhân dân bất an, lo lắng... Như vậy có thể thấy pháp luật rất quan trọng giống như khi trời vậy.

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 3)

Để xã hội tồn tại và phát triển ổn định, bền vững thì bắt buộc phải có pháp luật. Pháp luật chính là các quy tắc ứng xử mang tính quy phạm, bắt buộc ở một quốc gia, cộng đồng. Nhà nước sẽ xây dựng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như văn hoá, xã hội, thông tin… và quy định mọi người phải thực hiện. Không phân biệt giai cấp, giới tính, dân tộc, mọi người đều bình đẳng như nhau trong việc thực hiện pháp luật. Không có chuyện cá nhân hay tổ chức nào từ chối việc làm việc theo pháp luật. Bất cứ hành vi nào vi phạm theo pháp luật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội sẽ bị cưỡng chế thậm chí bị phạt nặng. Chính vì có tính nghiêm minh, răn đe nên mọi người đều phải sống theo pháp luật. Cũng nhờ có pháp luật nên mọi người yên tâm làm việc, cống hiến cho xã hội. Những tệ nạn, những hành vi gây ảnh hưởng đến người khác sẽ giảm hẳn. Xã hội sẽ phát triển bền vững, ổn định hơn. Trong xu thế hội nhập như hiện nay thì pháp luật càng cần thiết với các quốc gia nhiều hơn nữa. Nó giúp quốc gia đó khẳng định vị trí của mình trên thương trường quốc tế, giúp điều hành bộ máy quốc gia. Quan trọng hơn cả nó giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi người dân. Bởi vậy có thể khẳng định luật pháp quan trọng như khí trời để thở.

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 4)

Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu không có pháp luật thì xã hội của chúng ta sẽ thế nào? Pháp luật là một hệ thống quy tắc sử sự chung do Nhà nước ban hành có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức và tính bắt buộc chung khẳng định ý chí của giai cấp quyền lực Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội. Ngày nay, pháp luật không chỉ là của “riêng” nhà nước, là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội, mà pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, là quy tắc ứng xử đặc biệt cấp thiết và quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc đảm bảo và thực hiện pháp luật không chỉ quyết định bởi Nhà nước mà còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, các tệ nạn trong xã hội sẽ giảm sút và dần bị bài trừ tiệt để. Từ đó, các hành vi trái với đạo đức, trai pháp luật sẽ không còn, xã hội sẽ trở nên văn minh, đời sống nhân dân được ổn định và phát triển. Bên cạnh đó, nếu người dân không coi trọng pháp luật và hành xử trái với trật tự xã hội sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường, chất lương cuộc sống của công dân bị ảnh hưởng. Vậy nên có thể thấy được pháp luật rất quan trọng với cuộc sống của mỗi chúng ta, nó giống như khí trời vậy.

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 5)

Bất cứ xã hội nào cũng luôn cần có ổn định để tồn tại và phát triển, hơn nữa, sự phát triển phải có tính chất liên tục và vững chắc trên tất cả các mặt, đảm bảo có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói một cách cụ thể, sự phát triển của xã hội phải bao hàm trong đó tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường, công bằng xã hội được bảo đảm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát huy. Trong điều kiện ngày nay, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội là vấn đề rất cấp bách, đòi hỏi toàn xã hội phải chung tay thực hiện, trong đó pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan ừọng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội... Pháp luật góp phần ngăn ngừa những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũng góp phần quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự phát triển liên tục, kéo dài của nền kinh tế. Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Nhờ có pháp luật mà sự phát triển kinh tế đã được kết hợp chặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Pháp luật góp phần bảo tồn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc không chỉ cho hôm nay mà còn cho mai sau.

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 6)

Bao lâu nay, bạn đã từng tự đặt câu hỏi về ý nghĩa quan trọng của hệ thống pháp luật và tại sao chúng ta nên coi đó như là không khí cần thiết để tồn tại? Pháp luật không chỉ là một bộ quy tắc xử sự được Nhà nước đề ra hay thừa nhận, mà còn là một cơ sở hữu ích và phức tạp, có độ chặt chẽ và rõ ràng về mặt hình thức, thể hiện ý chí của tầng lớp nắm giữ quyền lực trong xã hội. Được Nhà nước bảo đảm thực hiện, hệ thống pháp luật nhằm định rõ và kiểm soát các mối quan hệ xã hội, giữ cho xã hội luôn ổn định và tự do. Tính chất quy phạm phổ biến và sức mạnh bắt buộc của pháp luật thể hiện rõ khi mọi người tuân thủ nó. Việc này không chỉ giảm thiểu tội phạm mà còn ngăn chặn nó trước khi nó có cơ hội xuất hiện. Pháp luật trở thành tiêu chí đạo đức cho xã hội, giúp duy trì trật tự và tạo ra một môi trường văn minh. Khi mọi cá nhân tự ý thức về hành vi của mình và hành động theo quy định, xã hội trở nên tự quản và phát triển. Ngược lại, nếu xã hội thiếu vắng hệ thống pháp luật, mỗi người sẽ tự quyết định và hành động theo ý mình, dẫn đến sự hỗn loạn và đảo lộn trật tự xã hội. Các hậu quả khó lường, sự lo lắng và bất an trong cuộc sống hàng ngày sẽ là điều không thể tránh khỏi. Pháp luật, tương tự như khí trời, trở thành một yếu tố không thể thiếu để duy trì sự sống và phồn thịnh của xã hội. Vậy nên, không thể phủ nhận rằng vai trò của pháp luật là cực kỳ quan trọng, như một trụ cột chống đỡ xã hội và làm nền tảng cho sự tiến bộ và ổn định.

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 7)

Luật pháp được ví như khí trời để thở bởi lẽ nó là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người và xã hội. Giống như chúng ta cần không khí để tồn tại, chúng ta cũng cần luật pháp để đảm bảo một cuộc sống an toàn, công bằng và văn minh. Luật pháp đóng vai trò là một hệ thống quy tắc, quy định nhằm duy trì trật tự xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân. Nhờ có luật pháp, xã hội trở nên ổn định, mọi người có thể yên tâm sinh sống, làm việc và phát triển. Ví dụ, luật giao thông giúp đảm bảo an toàn trên đường, luật hình sự trừng trị tội phạm, luật dân sự giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn... Nếu không có luật pháp, xã hội sẽ rơi vào hỗn loạn, mạnh được yếu thua, quyền lợi của người dân không được đảm bảo. Do đó, việc tôn trọng và chấp hành pháp luật không chỉ là nghĩa vụ của mỗi công dân mà còn là điều kiện để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 8)

Coi luật pháp như khí trời để thở là một cách nói hình ảnh nhưng không kém phần sâu sắc về tầm quan trọng của luật pháp đối với đời sống con người. Bởi lẽ, luật pháp không chỉ đơn thuần là hệ thống các quy tắc, quy định khô khan mà còn là nền tảng bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi cá nhân. Nhờ có luật pháp, chúng ta được đảm bảo quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, và không ai có thể tùy tiện xâm phạm đến những quyền cơ bản này. Hơn nữa, luật pháp còn là công cụ duy trì trật tự xã hội, ngăn chặn những hành vi gây rối, bạo lực, và tội ác. Nhờ có luật pháp, chúng ta có thể yên tâm làm việc, học tập, và tận hưởng cuộc sống mà không phải lo sợ bị đe dọa hay xâm hại. Một xã hội không có luật pháp sẽ là một xã hội hỗn loạn, bất công, và không ai có thể sống yên ổn. Tóm lại, luật pháp là yếu tố không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, công bằng, và thịnh vượng. Giống như khí trời, luật pháp là điều kiện cần thiết để chúng ta có thể sống và phát triển một cách toàn diện.

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 9)

Luật pháp được ví như khí trời mà con người cần để thở, bởi lẽ nó là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển hài hòa của xã hội. Trước hết, luật pháp là hệ thống các quy tắc, quy định được thiết lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân. Nhờ có luật pháp, chúng ta được đảm bảo quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, và các quyền cơ bản khác. Nếu không có luật pháp, xã hội sẽ trở nên hỗn loạn, mạnh được yếu thua, và quyền lợi của con người sẽ không được tôn trọng. Thứ hai, luật pháp là công cụ để duy trì trật tự xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Nhờ có luật pháp, chúng ta có một môi trường sống an toàn, ổn định, và công bằng, nơi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Cuối cùng, luật pháp là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Khi có luật pháp tốt, chúng ta có thể thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tóm lại, luật pháp là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, như khí trời đối với sự sống của con người. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nâng cao

Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở (mẫu 10)

Pháp luật không chỉ là một hệ thống quy tắc xử sự mà còn là một bộ công cụ quan trọng để duy trì trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi của mọi cá nhân. Điều này có thể được thấy rõ qua việc pháp luật thiết lập các nguyên tắc và quy định để giải quyết các tranh chấp và xung đột xã hội một cách công bằng và minh bạch. Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại, pháp luật quy định về các hợp đồng, quyền sở hữu, và trách nhiệm của các bên. Việc này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Ngoài ra, pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức pháp lý của cộng đồng. Việc thông tin và giáo dục về các quy định pháp luật giúp mọi người hiểu rõ về quyền và trách nhiệm của mình trong xã hội, từ đó tăng cường tinh thần tuân thủ pháp luật và giảm thiểu việc vi phạm. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng pháp luật không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn. Đôi khi, có những hạn chế và thiếu sót trong hệ thống pháp luật gây ra sự bất bình đẳng và không công bằng. Do đó, việc liên tục cải tiến và điều chỉnh pháp luật để đáp ứng nhu cầu và thực tế xã hội là điều cần thiết. Nói chung, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và công bằng trong xã hội, đồng thời là công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

1 920 17/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: